Chuyên gia Trung Quốc đánh công nhân ở Long An: không chỉ là phạm luật!

Chủ đề   RSS   
  • #251630 29/03/2013

    themiracle
    Top 500
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/03/2013
    Tổng số bài viết (261)
    Số điểm: 4057
    Cảm ơn: 287
    Được cảm ơn 268 lần


    Chuyên gia Trung Quốc đánh công nhân ở Long An: không chỉ là phạm luật!

    (TVPL)-Giữa người lao động và người sử dụng lao động luôn dễ phát sinh những điểm mâu thuẫn về lợi ích trong quá trình sử dụng lao động. Nhưng nếu như, mâu thuẫn có thể được giải quyết bằng hòa giải hoặc vụ án lao động, thì chuyện chuyên gia Trung Quốc dung gậy sắt đánh công nhân Việt Nam còn có nhiều điều đáng bàn hơn thế.

    Sai phạm quá rõ ràng!

    Theo báo Dân Việt đưa tin - Chiều 26.3, Trung tá Bùi Văn Chương - Trưởng Công an xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, Long An xác nhận có vụ việc một chuyên gia người Trung Quốc dùng tuýp sắt đánh công nhân.

    Theo trình bày của công nhân, mỗi ngày công ty buộc công nhân tăng ca đến 12 giờ. Theo quy định tại điều 69 Bộ Luật Lao Động sửa đổi qua các năm 2002, 2006, 2007 (gọi tắt BLLĐ)thì người lao động và người sử dụng lao động có thể thỏa thuận làm thêm giờ nhưng không được quá 4 giờ một ngày.

    Thỏa thuận nào cũng phải có sự đồng ý từ cả 02 phía, đằng này, công ty đã ép buộc công nhân làm thêm giờ đến mức công nhân đình công đến 03 lần chứ không còn là thỏa thuận nữa.

    Không những vậy, công nhân nghèo còn bị chèn ép khắc nghiệt hơn nữa khi thời gian ăn trưa ăn chiều cũng bị tính mỗi bữa 30 phút trừ thẳng vào tiền lương.

    Công nhân tố cáo vụ việc.( Dân Việt)

    Theo quy định tại khoản 01,02 điều 71 BLLĐ, người lao động được nghỉ ngơi ít nhất 30 phút tính vào giờ làm việc; và ít nhất 45 phút nếu làm việc ca đêm.

    Ngay cả giờ ăn trưa ăn tối mà công ty cũng “hà tiện” với công nhân như vậy thì làm sao người lao động có thể có ít nhất 30 phút nghỉ ngơi đúng nghĩa “theo luật”?

    Chưa kể những mập mờ về bảo hiểm thì sự hà khắc trong chế độ làm việc đã khiến 100 công nhân ngưng việc để đòi quyền lợi. Điều đáng nói là chuyện này đã xảy ra đến 03 lần. Có thể xem sự hà khắc đó là sự “ ngược đãi” người lao động, một trong những hành vi bị cấm theo quy định tại khoản 2 điều 5 BLLĐ.

     

    Công đoàn đang ở nơi đâu?

     

    Ngoài 4 người bị ca trưởng người Trung Quốc tên Thuận đánh bị thương, một vệ sĩ gác cổng tên Thành cũng bị thương vùng mắt khi đứng ra căn ngăn hành động hung hăn của ông Thuận.

    Thế nhưng khi phóng viên liên hệ xin gặp vệ sĩ tên Thành để biết thêm thông tin thì lại bị từ chối với lý do “ đây là chuyện nội bộ của công ty không có gì để cung cấp”. Điều này gợi nhắc đến cái tên của nhà văn Trung Quốc đạt giải Nobel Mạc Ngôn-mạc ngôn có nghĩa là ngậm miệng ăn tiền.

    Và đây cũng là điển hình cho người lao động thấp cổ bé họng ở Việt Nam, khi quá chật vật để trang trải cuộc sống thì họ đành ngậm miệng lại cho yên ổn. Thật trớ trêu khi số phận của các công đoàn công ty, doanh nghiệp ở Việt Nam cũng không nằm ngoài trường hợp đó.

    Theo quy định từ khoản 02 đến khoản 05 điều 24 Luật Công Đoàn 2012 thì cán bộ công đoàn do đơn vị sử dụng lao động trả lương. Công đoàn được thành lập là để bảo vệ quyền lợi người lao động, song lại ăn lương của người sử dụng lao động.

    Như vậy trong nhiều trường hợp mâu thuẫn thì đứng về phía công nhân chẳng khác nào công đoàn tự “đập nồi cơm” của mình, chẳng có người bình thường nào lại đi làm cái việc ngu ngốc đó!.

     

    Đánh công nhân hay đánh vào lòng tự trọng?

     

    Hành động đánh người của trưởng ca người Trung Quốc tên Thuận có thể khép vào tội “cố ý gây thương tích” theo điều 104 BLHS tùy vào tình tiết và kết quả giám định thương tật. Nhưng điều đáng nói ở đây không chỉ là chuyện phạm tội.

    Nếu lên google gõ “ công nhân trung quốc đánh người” sẽ cho ra rất nhiều kết quả khác nhau. Chuyện công nhân Trung Quốc đánh dân thường Việt Nam hay những vụ ẩu đả khác do người Trung Quốc gây ra ở Việt Nam không phải là ít. Vậy điều gì đã tạo nên tính hung hăng theo kiểu “ vào rừng dọa hổ” đó?

    Chủ nghĩa dân tộc cực đoan thịnh hành ở Trung Quốc là một trong những nguyên nhân cho những gây hấn liên tục với các nước lân bang và khiến hình ảnh người Trung Quốc trở nên xấu xí.

    Theo báo Dân Việt,Thượng tá Hồ Văn Phước - Trưởng công an huyện Đức Hòa khẳng định: Cơ quan công an đang củng cố hồ sơ, làm rõ vụ việc, xem xét thương tích của các công nhân và xử lý theo pháp luật.

    Thiết nghĩ, ngoài công an, liên đoàn lao động và các cơ quan nhà nước khác cần phải có tiếng nói can thiệp để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động. Không thể những hành động “coi trời bằng vung” này tiếp diễn. Vì ngoài những vết thương trên cơ thể, cái tổn thương nhiều nhất là lòng tự trọng của người dân.

    Linh Nguyên

    Xem thêm :

    Chuyên gia Trung Quốc dùng gậy sắt đánh công nhân Việt Nam (Dân Việt)

    Trích luật:

    BLLĐ: (Sửa đổi lần cuối có hiệu lực từ ngày 2/4/2007)

    Điều 69(*)

    Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận làm thêm giờ, nhưng không được quá bốn giờ trong một ngày, 200 giờ trong một năm, trừ một số trường hợp đặc biệt được làm thêm không quá 300 giờ trong một năm do Chính phủ quy định, sau khi tham khảo ý kiến của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và đại diện của người sử dụng lao động.

    Điều 71

    1– Người lao động làm việc 8 giờ liên tục thì được nghỉ ít nhất nửa giờ, tính vào giờ làm việc.

    2– Người làm ca đêm được nghỉ giữa ca ít nhất 45 phút, tính vào giờ làm việc.

    3– Người lao động làm việc theo ca được nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi chuyển sang ca khác.

    Điều 5

    1– Mọi người đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp, học nghề và nâng cao trình độ nghề nghiệp, không bị phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo.

    2– Cấm ng��ợc đãi người lao động; cấm cưỡng bức người lao động dưới bất kỳ hình thức nào.

    3– Mọi hoạt động tạo ra việc làm, tự tạo việc làm, dạy nghề và học nghề để có việc làm, mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh thu hút nhiều lao động đều được Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi hoặc giúp đỡ.


    Luật công đoàn 2012 ( hiệu  lực từ 1/1/2013)

    Điều 24. Bảo đảm điều kiện hoạt động công đoàn

    1. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có trách nhiệm bố trí nơi làm việc và tạo điều kiện về phương tiện làm việc cần thiết cho công đoàn cùng cấp hoạt động.

    2. Cán bộ công đoàn không chuyên trách được sử dụng 24 giờ làm việc trong một tháng đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch công đoàn cơ sở; 12 giờ làm việc trong 01 tháng đối với Ủy viên Ban chấp hành, Tổ trưởng, Tổ phó tổ công đoàn để làm công tác công đoàn và được đơn vị sử dụng lao động trả lương. Tuỳ theo quy mô cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà Ban Chấp hành công đoàn cơ sở và đơn vị sử dụng lao động thoả thuận về thời gian tăng thêm.

    3. Cán bộ công đoàn không chuyên trách được nghỉ làm việc và được hưởng lương do đơn vị sử dụng lao động chi trả trong những ngày tham dự cuộc họp, tập huấn do công đoàn cấp trên triệu tập; chi phí đi lại, ăn ở và sinh hoạt trong những ngày tham dự cuộc họp, tập huấn do cấp công đoàn triệu tập chi trả.

    4. Cán bộ công đoàn không chuyên trách do đơn vị sử dụng lao động trả lương, được hưởng phụ cấp trách nhiệm cán bộ công đoàn theo quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

    5. Cán bộ công đoàn chuyên trách do Công đoàn trả lương, được đơn vị sử dụng lao động bảo đảm quyền lợi và phúc lợi tập thể như người lao động đang làm việc trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

     

    Cập nhật bởi themiracle ngày 29/03/2013 11:21:29 SA Edited

    the uncertainty

     
    6227 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #251774   29/03/2013

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


    Nếu ông Thuận không được hưởng các quyền đặc biệt của người nước ngoài, thì căn cứ điều 5, điều 104 BLHS xử lý nghiêm minh hành vi mà tên Thuận đã thực hiện, buộc bồi thường trách nhiệm dân sự theo quy định nếu có căn cứ,  nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng của bị hại, đảm bảo trật tự trị an xã hội.

    Trân trọng!

     

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn KhacDuy25 vì bài viết hữu ích
    buigiabaoviet (29/03/2013) danusa (30/03/2013) tanphuocvo1987 (30/03/2013)