Chuyển đổi giới tính – nhiều hệ lụy khó lường

Chủ đề   RSS   
  • #407799 26/11/2015

    woonopro

    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/10/2015
    Tổng số bài viết (82)
    Số điểm: 2411
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 107 lần


    Chuyển đổi giới tính – nhiều hệ lụy khó lường

    Chuyển đổi giới tính – nhiều hệ lụy khó lường (phần I)

                Ngày 24/11/2015, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chính thức thông qua quy định tại điều 37 Dự thảo Bộ luật Dân sự về vấn để chuyển đổi giới tính. Đây là một tin vui đối với cộng đồng LGBT nói chung là cộng đồng người chuyển giới (transgender) nói riêng. Tuy nhiên kể từ sau “tin mừng” trên được công bố cũng hệ lụy khôn lường.

                Chuyển giới là quá trình chuyển đổi từ giới tính này sang giới tính, việc chuyển giới sẽ được thực hiện thông qua các ca phẫu thuật. Tuy nhiên cần nhìn nhận rằng người chuyển giới không hẵn là người đồng tính, bởi vì họ nhận thấy bản thân mình vốn không phù hợp với giới tính đang có nên chuyển đổi sang giới tính khác, chứ không đồng nghĩa họ có ham muốn tình dục với người cùng giới.

                Quốc hội thông qua quyết định

                Với 282/366 số phiếu tán thành, ngày 24/11 Quốc hội đã thông qua Điều 37 Dự thảo Bộ luật Dân sự 2015 về việc cho phép chuyển đổi giới tính, bên cạnh đó cá nhân chuyển đổi giới tính có quyền và nghĩa vụ phải thay đổi hộ tịch, nhân thân.   Bên cạnh đó Điều 36 của Bộ luật trên cũng quy định cá nhận có quyền xác định lại giới tính, việc xác định được thực hiện trong trường hợp giới tính người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa được hình thành chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ giới tính, cá nhân đã thực hiện việc xác định lại giới tính có quyền và nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật.

                Khi nào được chuyển giới?

                Quy định tại điều 36 Dự thảo Bộ luật Dân sự chỉ xác định cá nhân có quyền xác định lại giới tính trong trường hợp giới tính người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa được hình thành chính xác mà cần có sự can thiệp của y học để xác định rõ giới tính. Như vậy tiêu chuẩn để đánh giá một giới tính bị khuyết tật là gì? Tiêu chí để đánh giá khuyết tật do bẩm sinh chứ không phải cố ý là gì?

                Quy định trên có thiểu hiểu theo gốc độ sinh học cơ thể như sau:

                + Nếu một cá nhân mang trong mình một cơ quan sinh dục thứ hai thì cá nhân đó được quyền xác định lại giới tính. Việc chuyển giới trong trường hợp này xuất phát từ đặc điểm sinh học bản thân. Như vậy đối với trường hợp cố tình tác động nhằm tạo ra một cơ quan sinh dục thứ hai trên bản thân thì có được chuyển đổi giới tính không? Trong khi phần lớn người chuyển giới hiện nay là tự ý phẫu thuật gắn thêm cơ quan sinh dục.

                + Tuy nhiên nếu bản thân không bị “khuyết tật bẩm sinh”, chưa hình thành một cách trọn vẹn cơ quan sinh dục thứ hai mà chỉ hình thành sơ bộ thì sẽ dựa vào kết quả xét nghiệm y tế làm cơ sở cho việc chuyển đổi giới tính. Nhưng liệu câu hỏi đặt ra cơ quan nào sẽ đảm nhiệm vai trò trên ? Cũng như nếu xét theo quá trình phát triển thì một bộ phận sinh dục  thứ 2 chưa được hình thành khi và chỉ khi cá nhân đó còn quá nhỏ, như vậy việc xét nghiệm và chuyển đổi giới tính chỉ thuộc về một khái niệm, chưa đủ khả thi bởi lẽ cha mẹ nào nỡ để con thơ phải chịu nhiều sự thay đổi lớn đến thế khi mới là một đứa trẻ.

                Như vậy, thế thì 1 cá nhân sẽ thỏa mãn những điều kiện nào thì mới được chuyển đổi giới tính, họ có bắt buộc phải phẫu thuật chuyển giới thì mới được chuyển đổi giới tính hay không hay họ có thể chuyển đổi giới tính dù không cần phẫu thuật chuyển giới ?

                Nhiều thủ tục pháp lý thay đổi

                Tuy Dự thảo Luật quy định cá nhân chuyển giới phải có nghĩa vụ thay đổi nhưng hộ tịch nhưng bên cạnh hộ tịch vẫn còn nhiều giấy tờ thủ tục liên quan, kéo theo đó là thủ tục hành chính dài ngoằng:

                + Chứng minh nhân dân phải làm lại: Đây là thủ tục hoàn toàn có thể làm lại nhanh chóng nên vẫn tương đối ổn định.

                + Giấy tờ chứng nhận sở hữu đất đai: Theo nghị định 43/2014/NĐ-CP thì quy trình cấp lại giấy chứng nhận quyền sở hữu đất đại khá phức tạp, nhiều thủ tục và đặc biệt chỉ quy định cấp lại đối với trường hợp do mất, nhưng nếu cá nhân thay đổi giới tính, thay đổi họ tên thì vẫn chưa có quy định nào hướng dẫn thay đổi các giấy tờ liên quan. Không chỉ sở hữu đất mà các giấy tờ liên quan khác như học bạ, khai sinh, giấy chứng nhận liên quan… như thế kéo theo việc Quốc hội thông qua quy định chuyển đổi giới tính là những thủ tục pháp lý liên quan đòi hỏi cần thay đổi theo, và liệu các chủ thể tiến hành và cơ quan, tổ chức sẽ có trách nhiệm thế nào, thủ tục ra sao thì vẫn còn nhiều vướng mắc.

                Việc thông qua quy định chuyển đổi giới tính vừa là tin vui nhưng cũng là tin buồn. Tin vui đối với cộng đồng LGBT và những người chuyển giới, nhưng lại là tin buồn đối với các nhà làm luật bởi họ phải thay đổi sau đó là cả hàng tá thủ tục hành chính liên quan.

     

     
    10396 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn woonopro vì bài viết hữu ích
    pvoilthanhhoa (30/11/2015) TRUTH (26/11/2015) tamnt133 (26/11/2015)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #407801   26/11/2015

    woonopro
    woonopro

    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/10/2015
    Tổng số bài viết (82)
    Số điểm: 2411
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 107 lần


    Chuyển đổi giới tính – nhiều hệ lụy khó lường (phần II)

                Ở phần I tôi đã trình bày 2 vướng mắc cơ bản kể từ sau khi Quốc hội thông qua quyết định cho phép chuyển đổi giới tính, tiếp tục ở phần II là hai vướng mắc khác cũng quan trọng không kém.

                Kết hôn đồng tính nhờ lách luật

                Theo định nghĩa của luật hôn nhân và gia đình 2014 thì kết hôn “là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn”. Còn kết hôn trái pháp luật “là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật HN và GĐ”. Do đó điều kiện để 2 cá nhân có quyền kết hôn, xác lập quan hệ vợ chồng phải là hai người khác giới. Dẫu Hiến pháp 2013 không cấm kết hôn đồng tính nhưng cũng không hề cho phép, đó chỉ là sự lưỡng lự, tuy nhiên sau khi quyết định cho phép chuyển đổi giới tính thông qua một mặt ngầm cho phép kết hôn đồng tính.

                Bởi lẽ các cặp đồng tính có thể sẵn sàng chấp nhận chuyển đổi giới tính một người để được kết hôn “hợp pháp” một nam – một nữ. Theo luật thì đó là điều hợp pháp, nhưng thực tế đó chỉ là sự luồng lách pháp luật mà thôi, như thế thì cuộc hôn nhân đó có bị cho là trái pháp luật không? Như vậy Tòa án có quyền xử lý việc kết hôn trái pháp luật này theo quy định tại điều 11 Luật HN&GĐ không? cũng như nếu một trong hai cá nhân đề nghị hủy việc kết hôn trái luật thì có được không? cơ sở của việc xác định kết hôn trái pháp luật ở đây là gì: dù bản chất là hai người cùng giới kết hôn nhưng về thủ tục pháp lý đã là hai cá nhân khác giới.

    Ngoài ra nếu có việc hủy kết hôn trái pháp luật thì vấn đề chia tài sản sẽ chia thế nào, khoản 2 điều 16 Luật HN&GĐ nhấn mạnh việc chia tài sản phải đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ, vậy phụ nữ ở đây là một người nam chuyển giới thì có ưu tiên hay không?

                Nghĩa vụ công dân thực hiện thế nào?

                Không chỉ về quyền lợi mà về nghĩa vụ cũng có nhiều vướng mắc, nổi bật nhất chính là Nghĩa vụ quân sự. Theo quy định tại Điều 12, Luật NVQS 1981 (sửa đổi, bổ sung 2005) quy định công dân nam giới đủ 18 tuổi được gọi nhập ngủ, lứa tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 27 tuổi. Vậy nếu một công dân nam chuyển giới sang nữ thì họ có phải thực hiện nghĩa vụ quân sự không, ngược lại một công dân nữ chuyển giới thì họ có phải thực hiện NVQS không? Nguồn gốc của quy định trên là xuất phát từ đặc điểm thể chất của người nam khỏe hơn so với người nữ, nhưng nếu một người chuyển từ giới nữ sang nam thì bản chất họ vẫn yếu hơn, nếu như bắt họ thực hiện NVQS thì liệu có xác đáng, nhưng nếu bắt công dân nam chuyển giới sang nữ thực hiện NVQS thì liệu có công bằng giới giữa nữ với nữ. Đây là một vướng mắc lớn nhưng cũng là một khe hở pháp luật để các cá nhân có thể trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự.

                Nhìn lại với quy định mới cho phép chuyển đổi giới tính đã kéo theo nhiều vấn đề pháp lý khác nảy sinh, đòi hỏi các cơ quan có thẩm quyền, các nhà làm luật phải dự liệu, điều chỉnh cho phù hợp để lắp lại những khe hở pháp luật, phù hợp với yêu cầu xã hội.

     

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn woonopro vì bài viết hữu ích
    tamnt133 (26/11/2015) hungmaiusa (27/11/2015) pvoilthanhhoa (30/11/2015)
  • #407853   26/11/2015

    TRUTH
    TRUTH
    Top 10
    Male
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/05/2013
    Tổng số bài viết (4694)
    Số điểm: 35125
    Cảm ơn: 673
    Được cảm ơn 1184 lần


     Thứ nhất vụ kết hôn đồng tính thì hình như pháp luật không cấm à, luật không cấm thì dân được phép làm.

    Thứ hai mình nghĩ mà chuyển giới tính để trốn NVQS mà ai cũng đổ xô đi thực hiện chuyển giới thì không có đâu. Vì thế trường hợp này Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã có  nêu là sẽ có luật quy định cụ thể, nên thế nào cũng phải siết chặt điều kiện thôi.

     
    Báo quản trị |  
  • #407862   26/11/2015

    woonopro
    woonopro

    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/10/2015
    Tổng số bài viết (82)
    Số điểm: 2411
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 107 lần


    Luật không cấm nhưng không đồng nghĩa là thừa nhận phải không bạn, mà đã không thừa nhận thì tất nhiên sẽ chẳng có quy định nào bảo vệ quan hệ pháp luật này. Hai người tự kết hôn trái pháp luật nếu gặp vấn đề pháp lý thì ai sẽ giải quyết, bởi đơn giản họ chưa có hôn nhân hợp pháp thì sao có quyền lợi và nghĩa vụ với nhau, rồi nảy sinh nhiều vấn đề như chia tài sản này, dành quyền nuôi con ( con do thụ tinh nhân tạo..).

    Còn NVQS có lẽ sẽ không có chuyện trốn mà đi chuyển giới nhưng nếu như trong bài viết mình đã phân tích: thủ tục chuyển đối giới tính không bắt buộc cá nhân phải phẫu thuật chuyển giới thì sẽ có 1 tỷ lệ nào đó thanh niên chịu chấp nhận chuyển giới để trốn tránh. Trường hợp Bộ Tư pháp đã nêu chắc còn phải chờ tiếp tục.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn woonopro vì bài viết hữu ích
    pvoilthanhhoa (30/11/2015)
  • #407871   26/11/2015

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    - Ví dụ một người là Nam, sau khi lấy vợ và có con trai thì chuyển đổi giới tính; Sau đó người đó có còn là "cha" của đứa con hay không?

    Nếu sau này, nếu người con trai chết trước thì người mẹ đã thừa kế đương nhiên, còn người "cha-mẹ" có được thừa kế hay không? 

    Cập nhật bởi hungmaiusa ngày 26/11/2015 08:41:05 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #407965   27/11/2015

    woonopro
    woonopro

    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/10/2015
    Tổng số bài viết (82)
    Số điểm: 2411
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 107 lần


    hungmaiusa viết:

    - Ví dụ một người là Nam, sau khi lấy vợ và có con trai thì chuyển đổi giới tính; Sau đó người đó có còn là "cha" của đứa con hay không?

    Nếu sau này, nếu người con trai chết trước thì người mẹ đã thừa kế đương nhiên, còn người "cha-mẹ" có được thừa kế hay không? 

    Mình nghĩ người cha-me ( gọi tắt cm :) sẽ được thừa kế. Vốn dĩ dù giới tính có thay đổi thì vẫn không thể phủ nhận chính anh ta đã góp phần đẻ ra người con, và về mặt sinh học thì họ vẫn có quan hệ huyết thống nhau nên ắt sẽ chia tay sau cho cm. Cho dù anh ta có chuyển giới, hôn nhân đó là trái phép nhưng vẫn không ảnh hưởng đến quyền thừa kế.

     
    Báo quản trị |  
  • #407973   27/11/2015

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    woonopro viết:

     

    hungmaiusa viết:

     

    - Ví dụ một người là Nam, sau khi lấy vợ và có con trai thì chuyển đổi giới tính; Sau đó người đó có còn là "cha" của đứa con hay không?

    Nếu sau này, nếu người con trai chết trước thì người mẹ đã thừa kế đương nhiên, còn người "cha-mẹ" có được thừa kế hay không? 

     

     

    Mình nghĩ người cha-me ( gọi tắt cm :) sẽ được thừa kế. Vốn dĩ dù giới tính có thay đổi thì vẫn không thể phủ nhận chính anh ta đã góp phần đẻ ra người con, và về mặt sinh học thì họ vẫn có quan hệ huyết thống nhau nên ắt sẽ chia tay sau cho cm. Cho dù anh ta có chuyển giới, hôn nhân đó là trái phép nhưng vẫn không ảnh hưởng đến quyền thừa kế.

    Chào bạn.

    Người cm được hưởng là đúng và hôn nhân tại thời điểm đó cũng không trái pháp luật.

    Tuy nhiên khi khai nhận thì Nguyễn Thị A là cha của ông Nguyễn văn C thì lạ quá!

     
    Báo quản trị |  
  • #407976   27/11/2015

    woonopro
    woonopro

    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/10/2015
    Tổng số bài viết (82)
    Số điểm: 2411
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 107 lần


    Như thế trên bài trên cùng mình cũng đưa ra quan điểm về thủ tục hành chính á bạn. Mà thủ tục hành chính thì nùi nùi đủ thử giấy tờ, làm lại cũng hơi "sướng" à. Chắc QH phải có luật quy định chuyển giới mới giải đáp hết thắc mắc: từ điều kiện, quy trình, các vấn đề pháp lý liên quan. Nhưng túm lại thì đây có lẽ cũng là tin vui cho chế nào có nhu cầu thành vợ thành chồng với nhau.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn woonopro vì bài viết hữu ích
    hungmaiusa (27/11/2015)
  • #407993   27/11/2015

    honhu
    honhu
    Top 100
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/01/2015
    Tổng số bài viết (738)
    Số điểm: 33013
    Cảm ơn: 86
    Được cảm ơn 850 lần


    Mình có cái thắc mắc là không biết là sau khi chuyển đổi giới tính thì trên giấy tờ sẽ ghi giới tính thế nào nhỉ? Chỉ đơn giản là Nam/Nữ hay sẽ ghi Nam/Nữ (chuyển giới)?

    Vì một số người (đặc biệt là các anh) khi lấy vợ về phát hiện trước kia ẻm là nam thì chắc sẽ sốc lắm , nên thà biết trước vẫn hay hơn nhỉ? 

    Mình nghĩ vậy không biết các anh/ các bác nghĩ sao ạh?

     
    Báo quản trị |  
  • #407994   27/11/2015

    woonopro
    woonopro

    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/10/2015
    Tổng số bài viết (82)
    Số điểm: 2411
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 107 lần


    Haha, hồi trưa mình cũng nghĩ như bạn cưới 1 anh về mà phát hiện nữ chuyển giới không biết phải thế nào, cơ mà công nhận mấy bạn nữ chuyển giới xinh hơn nam chuyển giới, nhưng trong giai đoạn làm quen thì chắc đa phần cũng biết bí mật của nhau rùi nên việc đột ngột thế này chắc không có đâu. Còn về mặt thủ tục theo quan điểm cá nhân mình thì mình nghĩ sẽ không có ghi từ "chuyển giới" bởi trong Hiến pháp và luật khác có liên quan luôn đề cao sự bình đẳng giới, nếu ghi vào chữ chuyển giới tức khác gì phân biệt so với giới tính bình thường. Nhưng có thể nó sẽ có những giấy tờ thủ tục liên quan đính kèm như đơn xin chuyển giới,... các kiểu vậy ấy.

     
    Báo quản trị |  
  • #408003   28/11/2015

    woonopro viết:

    Haha, hồi trưa mình cũng nghĩ như bạn cưới 1 anh về mà phát hiện nữ chuyển giới không biết phải thế nào, cơ mà công nhận mấy bạn nữ chuyển giới xinh hơn nam chuyển giới, nhưng trong giai đoạn làm quen thì chắc đa phần cũng biết bí mật của nhau rùi nên việc đột ngột thế này chắc không có đâu. Còn về mặt thủ tục theo quan điểm cá nhân mình thì mình nghĩ sẽ không có ghi từ "chuyển giới" bởi trong Hiến pháp và luật khác có liên quan luôn đề cao sự bình đẳng giới, nếu ghi vào chữ chuyển giới tức khác gì phân biệt so với giới tính bình thường. Nhưng có thể nó sẽ có những giấy tờ thủ tục liên quan đính kèm như đơn xin chuyển giới,... các kiểu vậy ấy.

    Bạn cho mình hỏi bạn có biết các nước khác họ làm như thế nào không? Vì đã có nhiều nước trên thế giới thừa nhận hôn nhân đồng giới, hôn nhân của người chuyển giới... trước chúng ta lâu rồi. Không biết họ làm sao để quản lý, chúng ta có thể học hỏi chăng

     
    Báo quản trị |  
  • #408043   28/11/2015

    woonopro
    woonopro

    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/10/2015
    Tổng số bài viết (82)
    Số điểm: 2411
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 107 lần


    • Thụy Điển là nước đầu tiên trên thế giới cho phép thay đổi giới tính trên các giấy tờ nhân thân sau khi phẫu thuật chuyển giới (1972), và không cần triệt sản (2013), với điều kiện là công dân Thụy Điển từ 18 tuổi trở lên, độc thân hoặc đã ly hôn, và có chứng nhận đã sống như giới tínhmà họ tự nhận từ 2 năm trở lên.
    • Ba Lan: cho phép đổi tên, giới tính trên giấy tờ từ năm 1964, việc đổi giới tính được thực hiện bằng phán quyết của tòa;
    • Romania: cho phép đổi tên từ năm 1996 cho phép đổi giới tính trên giấy tờ;
    • Đức: cho phép đổi giới tính trên giấy tờ từ năm 2010, cho phép đổi đại từ danh xưng đi kèm với tên (ông/bà, anh/chị);
    • Ireland: Trước 2004 được phép đổi giới tính trên giấy tờ, nhưng không được thay đổi giấy khai sinh. Sau 2004 cho phép thay đổi giấy khai sinh vì quyền riêng tư;
    • Phillipines: cho phép đổi tên, giới tính trên giấy tờ từ năm 2008;
    • Hàn Quốc: cho phép đổi tên từ những năm 1990, cho phép thay đổi giới tính trên giấy tờ từ năm 2006.
    • Úc (2011): hộ chiếu thêm một lựa chọn giới tính là “X”(không xác định, không rõ, liên giới tính).
    • New Zealand (2012): một quy định tương tự Úc cũng được ban hành.
    • Đức (2013): trẻ em liên giới tính trong giấy khai sinh được để trống giới tính, khi lớn lên hộ chiếu giới tính có thể lựa chọn giới tính “X.”

     

     
    Báo quản trị |  
  • #408066   29/11/2015

    dinhthucr
    dinhthucr

    Male
    Mầm

    Hưng Yên, Việt Nam
    Tham gia:12/11/2014
    Tổng số bài viết (43)
    Số điểm: 575
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 18 lần


    Luật thì cũng chưa rõ dàng lắm những theo mình biết chuyển giới có thể giảm 20 năm tuổi thọ đó

     
    Báo quản trị |  
  • #408070   29/11/2015

    woonopro
    woonopro

    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/10/2015
    Tổng số bài viết (82)
    Số điểm: 2411
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 107 lần


    Chuyển giới thì đương nhiên hao tổn sức khỏe, thậm chí là tuổi thọ rồi bạn, vì thế có nhiều ý kiến cho rằng nên miễn nghĩa vụ quân sự cho người chuyển giới.

     
    Báo quản trị |  
  • #559635   30/09/2020

    nhmylinh97
    nhmylinh97
    Top 100
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/10/2019
    Tổng số bài viết (723)
    Số điểm: 4760
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 51 lần


    Người chuyển giới phải dùng hoocmoon thường xuyên trong suốt cuộc đời nhưng hiện hoocmon không được phép lưu hành, không được bác sĩ ở Việt Nam tư vấn, khám và điều trị, nên đã có người tử vong do sử dụng quá liều, hoặc phải sử dụng hoocmon trôi nổi mà không biết chất lượng ra sao.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #559662   30/09/2020

    thuychichu
    thuychichu
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2017
    Tổng số bài viết (1433)
    Số điểm: 12415
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 282 lần


    Việc xác đinh lại lại giới tính là quyền của công dân theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, tuy nhiên đúng thực tế mà nói cũng phát sinh những hệ lụy liên quan đến việc thay đổi giấy tờ, sự công nhận của nhà nước và đặc biết là sự công nhận của xã hội

     

     
    Báo quản trị |  
  • #561111   27/10/2020

    Caothikimdung1001
    Caothikimdung1001
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/08/2020
    Tổng số bài viết (305)
    Số điểm: 1625
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 17 lần


    Ở đây pháp luật không cấm nhưng cũng không thừa nhận. Vì vậy quan hệ giữa họ không được pháp luật bảo vệ. Đồng nghĩa với việc nếu họ kết hôn với nhau thì những vấn đề phát sinh về nhân thân, tài sản,... không áp dụng theo Luật hôn nhân gia đình mà chỉ áp dụng theo quan hệ dân sự thông thường.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #561218   28/10/2020

    nguyenphuong2804
    nguyenphuong2804
    Top 150
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2018
    Tổng số bài viết (635)
    Số điểm: 4110
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 37 lần


    Bộ luật dân sự 2015 quy định: Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.”

    Như vậy tức là người chuyển giới phải có nghĩa vụ thay đổi giới tính trên giấy tờ hộ tịch cho phù hợp và sẽ có quyền nhân thân phù hợp với giới tính mới thay đổi.

     
    Cập nhật bởi nguyenphuong2804 ngày 29/10/2020 08:14:21 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #566890   26/01/2021

    Special29
    Special29
    Top 100
    Female
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/12/2019
    Tổng số bài viết (712)
    Số điểm: 5322
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 111 lần


    Xuất phát từ yêu cầu cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013 liên quan đến bảo vệ quyền con người, quyền công dân, Bộ luật Dân sự năm (BLDS) 2015 đã chính thức được sửa đổi, ghi nhận thêm một số quyền nhân thân mới, trong đó có quyền chuyển đổi giới tính. Theo đó, BLDS năm 2015 đã cho phép công dân được thực hiện chuyển đổi giới tính, công nhận giới tính sau khi chuyển đổi và tạo điều kiện thuận lợi để người chuyển giới thực hiện thay đổi các vấn đề hộ tịch, nhân thân…

    Điều 37 BLDS 2015 quy định về việc chuyển đổi giới tính như sau:

    “Điều 37. Chuyển đổi giới tính

    Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.”

     
     
    Báo quản trị |  
  • #567450   31/01/2021

    nghuynhminhkhoi
    nghuynhminhkhoi
    Top 200


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/06/2020
    Tổng số bài viết (388)
    Số điểm: 2231
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 22 lần


    Một trong những vấn đề khó khăn mà người chuyển giới phải đối mặt sau khi giải phẫu chính là điều chỉnh tất cả giấy tờ nhân thân mà hình đã đứng tên trước khi chuyển đối giới tính sẽ tạo ra những phiền phức, và khó khăn không chỉ cho người thực hiện mà còn về phía cơ quan chức năng có thẩm quyền.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #567461   31/01/2021

    LEGAL-A25
    LEGAL-A25
    Top 200
    Lớp 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:17/04/2017
    Tổng số bài viết (462)
    Số điểm: 2912
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 100 lần


    Theo quan điểm cá nhân mình thì khi sinh ra không ai có quyền quyết định giới tính của mình, tuy nhiên trong quá trình lớn lên và phát triển thì họ có quyền này. Do đó, việc chuyển giới là do chính bản thân người này quyết định. Chúng ta cần tôn trọng quyền tự do của họ, không nên có thái độ kỳ thị.

     
    Báo quản trị |