Chuyển đổi giới tính – nhiều hệ lụy khó lường

Chủ đề   RSS   
  • #407799 26/11/2015

    woonopro

    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/10/2015
    Tổng số bài viết (82)
    Số điểm: 2411
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 107 lần


    Chuyển đổi giới tính – nhiều hệ lụy khó lường

    Chuyển đổi giới tính – nhiều hệ lụy khó lường (phần I)

                Ngày 24/11/2015, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chính thức thông qua quy định tại điều 37 Dự thảo Bộ luật Dân sự về vấn để chuyển đổi giới tính. Đây là một tin vui đối với cộng đồng LGBT nói chung là cộng đồng người chuyển giới (transgender) nói riêng. Tuy nhiên kể từ sau “tin mừng” trên được công bố cũng hệ lụy khôn lường.

                Chuyển giới là quá trình chuyển đổi từ giới tính này sang giới tính, việc chuyển giới sẽ được thực hiện thông qua các ca phẫu thuật. Tuy nhiên cần nhìn nhận rằng người chuyển giới không hẵn là người đồng tính, bởi vì họ nhận thấy bản thân mình vốn không phù hợp với giới tính đang có nên chuyển đổi sang giới tính khác, chứ không đồng nghĩa họ có ham muốn tình dục với người cùng giới.

                Quốc hội thông qua quyết định

                Với 282/366 số phiếu tán thành, ngày 24/11 Quốc hội đã thông qua Điều 37 Dự thảo Bộ luật Dân sự 2015 về việc cho phép chuyển đổi giới tính, bên cạnh đó cá nhân chuyển đổi giới tính có quyền và nghĩa vụ phải thay đổi hộ tịch, nhân thân.   Bên cạnh đó Điều 36 của Bộ luật trên cũng quy định cá nhận có quyền xác định lại giới tính, việc xác định được thực hiện trong trường hợp giới tính người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa được hình thành chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ giới tính, cá nhân đã thực hiện việc xác định lại giới tính có quyền và nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật.

                Khi nào được chuyển giới?

                Quy định tại điều 36 Dự thảo Bộ luật Dân sự chỉ xác định cá nhân có quyền xác định lại giới tính trong trường hợp giới tính người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa được hình thành chính xác mà cần có sự can thiệp của y học để xác định rõ giới tính. Như vậy tiêu chuẩn để đánh giá một giới tính bị khuyết tật là gì? Tiêu chí để đánh giá khuyết tật do bẩm sinh chứ không phải cố ý là gì?

                Quy định trên có thiểu hiểu theo gốc độ sinh học cơ thể như sau:

                + Nếu một cá nhân mang trong mình một cơ quan sinh dục thứ hai thì cá nhân đó được quyền xác định lại giới tính. Việc chuyển giới trong trường hợp này xuất phát từ đặc điểm sinh học bản thân. Như vậy đối với trường hợp cố tình tác động nhằm tạo ra một cơ quan sinh dục thứ hai trên bản thân thì có được chuyển đổi giới tính không? Trong khi phần lớn người chuyển giới hiện nay là tự ý phẫu thuật gắn thêm cơ quan sinh dục.

                + Tuy nhiên nếu bản thân không bị “khuyết tật bẩm sinh”, chưa hình thành một cách trọn vẹn cơ quan sinh dục thứ hai mà chỉ hình thành sơ bộ thì sẽ dựa vào kết quả xét nghiệm y tế làm cơ sở cho việc chuyển đổi giới tính. Nhưng liệu câu hỏi đặt ra cơ quan nào sẽ đảm nhiệm vai trò trên ? Cũng như nếu xét theo quá trình phát triển thì một bộ phận sinh dục  thứ 2 chưa được hình thành khi và chỉ khi cá nhân đó còn quá nhỏ, như vậy việc xét nghiệm và chuyển đổi giới tính chỉ thuộc về một khái niệm, chưa đủ khả thi bởi lẽ cha mẹ nào nỡ để con thơ phải chịu nhiều sự thay đổi lớn đến thế khi mới là một đứa trẻ.

                Như vậy, thế thì 1 cá nhân sẽ thỏa mãn những điều kiện nào thì mới được chuyển đổi giới tính, họ có bắt buộc phải phẫu thuật chuyển giới thì mới được chuyển đổi giới tính hay không hay họ có thể chuyển đổi giới tính dù không cần phẫu thuật chuyển giới ?

                Nhiều thủ tục pháp lý thay đổi

                Tuy Dự thảo Luật quy định cá nhân chuyển giới phải có nghĩa vụ thay đổi nhưng hộ tịch nhưng bên cạnh hộ tịch vẫn còn nhiều giấy tờ thủ tục liên quan, kéo theo đó là thủ tục hành chính dài ngoằng:

                + Chứng minh nhân dân phải làm lại: Đây là thủ tục hoàn toàn có thể làm lại nhanh chóng nên vẫn tương đối ổn định.

                + Giấy tờ chứng nhận sở hữu đất đai: Theo nghị định 43/2014/NĐ-CP thì quy trình cấp lại giấy chứng nhận quyền sở hữu đất đại khá phức tạp, nhiều thủ tục và đặc biệt chỉ quy định cấp lại đối với trường hợp do mất, nhưng nếu cá nhân thay đổi giới tính, thay đổi họ tên thì vẫn chưa có quy định nào hướng dẫn thay đổi các giấy tờ liên quan. Không chỉ sở hữu đất mà các giấy tờ liên quan khác như học bạ, khai sinh, giấy chứng nhận liên quan… như thế kéo theo việc Quốc hội thông qua quy định chuyển đổi giới tính là những thủ tục pháp lý liên quan đòi hỏi cần thay đổi theo, và liệu các chủ thể tiến hành và cơ quan, tổ chức sẽ có trách nhiệm thế nào, thủ tục ra sao thì vẫn còn nhiều vướng mắc.

                Việc thông qua quy định chuyển đổi giới tính vừa là tin vui nhưng cũng là tin buồn. Tin vui đối với cộng đồng LGBT và những người chuyển giới, nhưng lại là tin buồn đối với các nhà làm luật bởi họ phải thay đổi sau đó là cả hàng tá thủ tục hành chính liên quan.

     

     
    10398 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn woonopro vì bài viết hữu ích
    pvoilthanhhoa (30/11/2015) TRUTH (26/11/2015) tamnt133 (26/11/2015)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang <12
Thảo luận
  • #571045   30/04/2021

    katkumhat
    katkumhat
    Top 75
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2020
    Tổng số bài viết (856)
    Số điểm: 5799
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 87 lần


    Chuyển đổi giới tính – nhiều hệ lụy khó lường

    Chuyển đổi giới tính, xác định lại giới tính là quyền công dân đã được ghi nhận tại bộ luật dân sự. Hiện nay có rất nhiều trường hợp họ mong muốn sống thật với giới tính của mình, họ muốn chuyển giới. Đây là quyền của họ. Tuy nhiên, thật tình thì khi chuyển giới có biết bao giấy tờ tùy thân mà họ cần phải đi sửa, đổi lại.

     
    Báo quản trị |  
  • #575173   31/08/2021

    Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định

     

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #580043   29/01/2022

    dtlanh99
    dtlanh99
    Top 150
    Lớp 3

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/12/2021
    Tổng số bài viết (568)
    Số điểm: 4103
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 57 lần


    Chuyển đổi giới tính – nhiều hệ lụy khó lường

    Chuyển đổi giới tính là vấn đề gây tranh cãi lớn, do lo ngại về hệ lụy về sức khỏe và xã hội (gây xung đột với các tư tưởng tôn giáo hoặc các giá trị văn hóa, những hậu quả về pháp lý, y tế, giáo dục gây ra với xã hội...). Tuy nhiên theo quan điểm cá nhân, mình nghĩ nhà nước nên có hành lang pháp lí để hỗ trợ mọi người có mong muốn được chuyển giới, được sống thật với con người của họ. 

     
    Báo quản trị |  
  • #582540   31/03/2022

    katkumhat
    katkumhat
    Top 75
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2020
    Tổng số bài viết (856)
    Số điểm: 5799
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 87 lần


    Chuyển đổi giới tính hiện nay đã là quyền của mọi người, mong muốn được xác định và sống thật với giới tính của mình, đó mới là điều họ mong muốn và đã được pháp luật cho phép. Việc giấy tờ cũng bắt buộc phải thay đổi cho đúng với giới tính sau khi chuyển đổi.

     
    Báo quản trị |  
  • #582941   25/04/2022

    phantrungnghia99
    phantrungnghia99
    Top 200
    Lớp 3

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:27/02/2022
    Tổng số bài viết (459)
    Số điểm: 4650
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 64 lần


    Chuyển đổi giới tính – nhiều hệ lụy khó lường

    Luật không cấm nhưng không đồng nghĩa là thừa nhận phải không bạn, mà đã không thừa nhận thì tất nhiên sẽ chẳng có quy định nào bảo vệ quan hệ pháp luật này. Hai người tự kết hôn trái pháp luật nếu gặp vấn đề pháp lý thì ai sẽ giải quyết, bởi đơn giản họ chưa có hôn nhân hợp pháp thì sao có quyền lợi và nghĩa vụ với nhau, rồi nảy sinh nhiều vấn đề như chia tài sản này, dành quyền nuôi con ( con do thụ tinh nhân tạo..).

    Việc thông qua quy định chuyển đổi giới tính vừa là tin vui nhưng cũng là tin buồn. Tin vui đối với cộng đồng LGBT và những người chuyển giới, nhưng lại là tin buồn đối với các nhà làm luật bởi họ phải thay đổi sau đó là cả hàng tá thủ tục hành chính liên quan.

     
    Báo quản trị |