Chuyển cổ phần khi cổ đông là tổ chức giải thể

Chủ đề   RSS   
  • #3816 25/12/2008

    ducminhmhx

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/08/2008
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 225
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Chuyển cổ phần khi cổ đông là tổ chức giải thể

    Công ty tôi là CTCP, có một cổ đông chiến lược là Công ty TNHH A sở hữu 30.000 cổ phần. Công ty A đã cam kết nắm giữ số cổ phần nói trên trong vòng 3 năm kể từ ngày trở thành cổ đông chiến lược (20/2/2006) và được ghi nhận trong Điều lệ sửa đổi của công ty ngày 28/2/2006. Hiện nay vì một số lý do công ty A dự định tiến hành giải thể và chia 30.000 cổ phần lại cho 2 thành viên góp vốn.

    Công ty tôi cần phải yêu cầu các giấy tờ cần thiết nào để Công ty tôi có thể xác nhận chuyển quyền sở hữu cổ phần từ Công ty A cho các thành viên góp vốn của họ?
    Cập nhật bởi LawSoft05 ngày 23/09/2010 04:30:08 PM
     
    9224 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #3817   25/12/2008

    maixuanhuong
    maixuanhuong
    Top 200
    Male


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:21/07/2008
    Tổng số bài viết (466)
    Số điểm: 2097
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 10 lần


    Trả lời

    Trước tiên, để đảm bảo chắc chắn công ty bạn nên sửa lại điều lệ (bỏ quy định đó đi).
    Để việc chuyển nhượng được nhanh chóng, cần có sự đồng ý của các bên chuyên nhượng (Công ty TNHH và 02 thành viên kia và các cổ đồng khác của Công ty bạn).
    Về phía Công ty TNHH cần yêu cầu biên bản họp HĐTV của công ty đồng ý chuyển nhượng số cổ phần trong CTCP cho 02 thành viên (vì đây là giao dịch đối với thành viên của chính công ty đó).
    Các giấy tờ và văn bản gồm có:
    - Hợp đồng chuyển nhượng;
    - Biên bản xác nhận chuyển nhượng của CTCP;
    - Biên bản họp Đại hội đồng quản trị của CTCP;
    - Quyết định của Chỉ tịch HĐQT;
    - Thông báo thay đổi ĐKKD;
    - CMND của 02 người mới.

    #8b0000;">CÔNG TY LUẬT NAM AN
    #8b0000;"> VPGD: Tầng 3, số 10 Thái Thịnh II - Đống Đa - Hà Nội
    #8b0000;"> ĐT: 04.35625193  04.22020422   DĐ: 0912.481.114
    #8b0000;"> Email: namanlaw@gmail.com   luatnaman@gmail.com
    #8b0000;"> Giám đốc: Luật sư Mai Xuân Hương
     
    Báo quản trị |  
  • #3870   23/02/2009

    mummy2206
    mummy2206

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (12)
    Số điểm: 100
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Kính chào ducminhmhx!

    Theo quan điểm của tôi, ý kiến tư vấn trên của Luật sư là chưa phù hợp với các quy định của Luật doanh nghiệp vì những lý do sau:

    Thứ nhất, việc Luật sư cho rằng “Trước tiên, để đảm bảo chắc chắn công ty bạn nên sửa lại điều lệ (bỏ quy định đó đi)” theo tôi hiểu là Luật sư đang hướng dẫn Doanh nghiệp của bạn bỏ nội dung quy định sau ở Điều lệ “Công ty A đã cam kết nắm giữ số cổ phần nói trên trong vòng 3 năm kể từ ngày trở thành cổ đông chiến lược (20/2/2006) và được ghi nhận trong Điều lệ sửa đổi của công ty ngày 28/2/2006” như vậy sẽ không đảm bảo quyền lợi của Doanh nghiệp bạn vì đã bỏ đi việc cam kết giữ số cổ phần đó trong thời hạn 03 năm kể từ ngày trở thành cổ đông sáng lập trong khi Công ty bạn chẳng có nghĩa vụ phải thực hiện nội dung này.

    Tất nhiên khi Công ty A giải thể và Công ty bạn cũng đã có thiện ý là làm thủ tục đăng ký thay đổi để các thành viên của Công ty A được quyền kế thừa số cổ phần đó là hợp lý nhưng không có nghĩa là có nghĩa vụ bỏ các cam kết của Công ty A (các thành viên kế thừa cũng phải có trách nhiệm kế thừa thực hiện các cam kết đó);

    Thứ hai, về hồ sơ chuyển nhượng cổ phần của Công ty TNHH A cho thành viên bao gồm: Biên bản họp và Quyết định của Hội đồng thành viên về việc chuyển nhượng cổ phần; Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần chứ không phải chỉ là Biên bản họp;

    Thứ ba, Luật sư tư vẫn đã có sự nhầm lần về thẩm quyền cho phép thực hiện chuyển nhượng cổ phần trong trường hợp cụ thể này phải là Đại hội đồng cổ đông vì việc chuyển nhượng này có liên quan đến việc sửa đổi điều lệ. Và hồ sơ thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh (thay đổi cổ đông do chuyển nhượng vốn) theo quy định tại Nghị định 88/2006/NĐ-CP phải bao gồm các văn bản, tài liệu sau:

    - Biên bản họp của Đại Hội đồng cổ đông;

    - Quyết định của Đại hội đồng cổ đông;

    - Thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh;

    - Danh sách cổ đông sau khi thay đổi;

    Chắc có lẽ do đánh máy nhầm mà Luật sư tư vấn có sử dụng “Biên bản họp Đại hội đồng quản trị của CTCP” vì không thấy Luật doanh nghiệp có quy định cơ quan này.

    Mọi ý kiến đóng góp xin gửi theo địa chỉ email: mummy2206@yahoo.com

    Trân trọng kính chào.

    Cập nhật bởi LawSoft05 ngày 23/09/2010 04:31:24 PM Cập nhật bởi LawSoft05 ngày 23/09/2010 04:30:55 PM
     
    Báo quản trị |  
  • #3871   23/02/2009

    maixuanhuong
    maixuanhuong
    Top 200
    Male


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:21/07/2008
    Tổng số bài viết (466)
    Số điểm: 2097
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 10 lần


    Gửi mummy2206

    Trước tiên cám ơn bạn đã có phản hồi về bài viết của tôi, bài viết này cũng khá lâu mà giờ mới thấy có người đóng góp.

    Tôi xin nhắc lại câu hỏi của ducminh đó là hỏi về thủ tục để thực hiện việc chuyển nhượng, không có yêu cầu tư vấn về các vấn đề khác. Do đó trong phạm vi trả lời, tôi không thể tư vấn về tất cả các vấn đề có thể xảy ra.

    - Bạn nói nếu bỏ quy định đó đi có nghĩa là "như vậy sẽ không đảm bảo quyền lợi của Doanh nghiệp bạn vì đã bỏ đi việc cam kết giữ số cổ phần đó trong thời hạn 03 năm kể từ ngày trở thành cổ đông sáng lập trong khi Công ty bạn chẳng có nghĩa vụ phải thực hiện nội dung này."

    Theo tôi chư chính x��c, Quyền lợi của Công ty cổ phần ở đây được gì khi cổ đông của họ sắp giải thể? Khi một DN giải thể, đương nhiên họ có vấn đề (có thể về tài chính, hoặc có thể về nhân sự) Hơn nữa việc Công ty TNHH kia giải thể đương nhiên số Cổ phần trong Công ty Cổ phần  cảu ducminh cũng được đem ra để thanh quyết toán. Đợi đến khi đó, liệu có lợi gì cho Công ty Cổ phần không bạn?

    "(các thành viên kế thừa cũng phải có trách nhiệm kế thừa thực hiện các cam kết đó)" Điều này cũng không ổn. Khi Công ty TNHH giải thể, Tư cách pháp nhân không còn, không có quy định nào bắt buộc Các thành viên phải thực hiện nghĩa vụ ở Công ty cổ phần cả. Nếu các thành viên không muốn tham gia kinh doanh nữa, trong trường hợp này, công ty cổ phần sẽ mất 30.000 cổ phần đó theo yêu cầu giải thể của Công ty TNHH, như vậy Công ty cổ phần sẽ thâm hụt số vốn của mình.

    - Hồ sơ mà tôi đưa ra dựa trên câu hỏi và áp dụng đối với Công ty cổ phần nhằm thay đổi cổ đông trên ĐKKD, cái đó không thiếu và cũng không thừa.

    - Còn về Biên bản họp Đại hội đồng quản trị" đương nhiên là tôi đánh nhầm rồi. Bạn đưa ra vấn đề này công nhận bạn cũng hơi khó tính đó.

    Trân trọng
    Cập nhật bởi LawSoft05 ngày 23/09/2010 04:32:33 PM
     
    Báo quản trị |  
  • #3872   24/02/2009

    mummy2206
    mummy2206

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (12)
    Số điểm: 100
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Kính chào LS MaiXuanHuong !


    Cám ơn LS vì đã có phản hồi, tuy nhiên khi có những ý kiến không đồng nhất về một vấn đề thì có lẽ cần có trích dẫn các quy định của pháp luật để chứng minh quan điểm, lập luận của mình.


    Theo quan điểm của tôi, ý kiến của luật sư là không phù hợp với quy định của pháp luật vì những điểm sau:


    Thứ nhất, đề nghị luật sư giải thích rõ nội dung của thanh quyết toán và trích dẫn cụ thể quy định nào của pháp luật buộc Công ty cổ phần phải thanh quyết toán. Ý kiến tư vấn về nội dung hỏi đáp trên của tôi còn tránh, hạn chế việc Công ty TNHH A đưa thông tin sai lệch với mong muốn phá bỏ cam kết của mình và cũng không hề vi phạm quy định nào của pháp luật. 


    Thứ hai, việc chuyển nhượng này có sửa đổi Điều lệ Công ty. Do đó tg ty thuộc về Đại hội đồng cổ đông Công ty.   heo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 96 Luật Doanh nghiệp 2005 thì thẩm quyền sửa đổi, bổ sung Điều lệ Côn


    Đại hội đồng cổ đông có các quyền và nhiệm vụ sau đây: .... “đ) Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, trừ trường hợp điều chỉnh vốn điều lệ do bán thêm cổ phần mới trong phạm vi số lượng cổ phần được quyền chào bán quy định tại Điều lệ công ty;”


    Như vậy phải có Biên bản họp và quyết định của Đại hội đồng cổ đông về vấn đề chuyển nhượng này.


    Trong khi đó LS lại trích dẫn hồ sơ gồm lại chỉ có các: Biên bản họp Đại hội đồng quản trị của CTCP; Quyết định của Chỉ tịch HĐQT ... Như thế thì có lẽ LS đã gián tiếp khẳng định Hội đồng quản trị được sửa đổi Điều lệ Công ty. Tôi thực sự không hiểu cơ sở pháp lý của vấn đề này được quy định tại đâu, mong luật sư chỉ giáo.


    Thứ ba, Về văn bản của Công ty TNHH thì bao gồm các giấy tờ như ý kiến phản hồi trước của tôi.


    Ý kiến đề nghị tư vấn chưa chỉ rõ Công ty TNHH A có phải là cổ đông sáng lập không. Do đó chúng ta cần phải phân thành các trường hợp:


    Nếu Công ty TNHH A là cổ đông sáng lập của Công ty cổ phần thì hồ sơ thực hiện thay đổi đăng ký kinh doanh sẽ bao gồm các văn bản theo quy định tại Điều 32 Nghị định 88/2006/NĐ-CP (Biên bản họp và quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh và danh sách cổ đông sáng lập thay đổi);


    Nếu Công ty TNHH A không phải là cổ đông sáng lập thì thành viên nhận chuyển nhượng cổ phần của Công ty TNHH A cũng sẽ không phải là cổ đông sáng lập. Do đó Công ty cổ phần chỉ cần ghi thông tin về cổ đông nhận chuyển nhượng đó vào sổ đăng ký cổ đông Công ty và cấp Giấy chứng nhận cổ phần cho các cổ đông mới đó. Công ty cổ phần chỉ phải lập hồ sơ đăng ký cổ đông nộp cho Sở kế hoạch & đầu tư khi số cổ phần của thành viên nhận chuyển nhượng trên (cổ đông trên) vượt quá 5% vốn Điều lệ theo quy định tại Khoản 4 Điều 86 Luật Doanh nghiệp 2005.


    Nếu LS tư vấn có ý kiến khác thì hãy trích dẫn quy định pháp luật cụ thể và không nên thể hiện cảm xúc đối với những quan điểm, lập luận pháp luật của thành viên vì như thế là không phù hợp với quy định chung.


    Rất mong sớm nhận được hồi âm của LS.


    Trân trọng kính chào !

    Cập nhật bởi LawSoft05 ngày 23/09/2010 04:33:43 PM
     
    Báo quản trị |  
  • #3873   24/02/2009

    maixuanhuong
    maixuanhuong
    Top 200
    Male


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:21/07/2008
    Tổng số bài viết (466)
    Số điểm: 2097
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 10 lần


    Gửi mummy2206

    mummy2206 viết:

    "Thứ nhất, đề nghị luật sư giải thích rõ nội dung của thanh quyết toán và trích dẫn cụ thể quy định nào của pháp luật buộc Công ty cổ phần phải thanh quyết toán."

    Trả lời:

    "Luật Doanh nghiệp 2005. Điều 41. Quyền của thành viên

    1. Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có các quyền sau đây:

    .............

    đ) Được chia giá trị tài sản còn lại của công ty tương ứng với phần vốn góp khi công ty giải thể hoặc phá sản;"

    Vậy tài sản của Công ty TNHH có trong phần vốn góp với công ty Cổ phần, Nếu các thành viên của Công ty TNHH không được chia thì ai có quyền được chia đây?

    mummy2206 viết:

    "hạn chế việc Công ty TNHH A đưa thông tin sai lệch với mong muốn phá bỏ #ff0000;">cam kết của mình và cũng không hề vi phạm quy định nào của pháp luật."

    Trả lời:

    Cái cam kết có còn giá trị gì nữa đâu nếu Công ty TNHH giải thể. Cam kết này có trong điều lệ công ty, Tuy nhiên nó đi ngược lại với quy định của pháp luật.

    " Luật Doanh nghiệp 2005
    Điều 79. Quyền của cổ đông phổ thông

    1. Cổ đông phổ thông có các quyền sau đây:

    d) Được tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông khác và cho người không phải là cổ đông, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 84 của Luật này;

    "Điều 84. Cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập

    5. Trong thời hạn ba năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho cổ đông sáng lập khác, nhưng chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trong trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó và người nhận chuyển nhượng đương nhiên trở thành cổ đông sáng lập của công ty. "

    Vậy bất kể Công ty TNHH kia là cổ đông phổ thông hay cổ đông sáng lập, họ đều có quyền chuyển nhượng vốn cho người khác nếu thỏa mãn điều kiện ở những điều luật trên. Vậy "cam kết " kia mà lấy làm căn cứ không cho người ta chuyển nhượng khi thỏa mãn điều kiện thì em rằng đã vi phạm pháp luật.

    Mummy2206 viết:

    "Trong khi đó LS lại trích dẫn hồ sơ gồm lại chỉ có các: Biên bản họp Đại hội đồng quản trị của CTCP; Quyết định của Chỉ tịch HĐQT ... Như thế thì có lẽ LS đã gián tiếp khẳng định Hội đồng quản trị được sửa đổi Điều lệ Công ty. Tôi thực sự không hiểu cơ sở pháp lý của vấn đề này được quy định tại đâu, mong luật sư chỉ giáo."

    ặc, tôi đã viết thế này rồi

    "- Còn về Biên bản họp Đại hội đồng quản trị" đương nhiên là tôi đánh nhầm rồi. Bạn đưa ra vấn đề này công nhận bạn cũng hơi khó tính đó."

    Hay anh công nhận có "Đại hội đồng quản trị"?

    Anh bạn nên đọc lại kỹ trước khi tranh luận tiếp, và nhớ đọc lại thật kỹ cả câu hỏi đầu tiên.

    Nói chúng tôi thấy tranh luận của anh không mang tính xây dựng, chắc anh nhàn rỗi lắm phải không?

    Nếu muốn tranh luận thêm, đề nghị anh mở một chủ đề mới, như thế sẽ tốt hơn, Câu hỏi này là của bạn ducminhmhx, mọi người đều có thể trả lời nhằm giúp đỡ và giải đáp thắn mắc của người đặt câu hỏi chứ không phải để tranh luận. Người hỏi đứng về phía Công ty cổ phần và muốn tư vấn về thủ tục để có thể thực hiện được việc Chuyển nhượng này nhanh chóng và thuận lợi, hơn nữa 2 thành viên của Công ty TNHH cũng đã đồng ý nhận chuyển nhượng, do đó không có cơ sở để cho rằng Công ty TNHH muốn tìm cách rút vốn khỏi Công ty Cổ phần.

    Trân trọng!
    Cập nhật bởi LawSoft05 ngày 23/09/2010 04:46:55 PM
     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Chủ đề đã khép lại!