Đa phần hành khách khi di chuyển bằng đường hàng không thường thực hiện thanh toán trước để được nhận vé. Trong một số trường hợp khẩn cấp, có thể là do trục trặc về thiết bị hoặc do thiên tai, dịch bệnh mà có thông báo từ cơ quan có thẩm quyền, thì hãng hàng không sẽ ra quyết định hủy chuyến bay nhằm đảm bảo an toàn cho hành khách.
Vừa mới đây Chính phủ có thông báo về tình hình bão yêu cầu các tỉnh, thành miền trung và tàu bè, phương tiện vận chuyển cũng phải tạm ngưng để chống bão, lũ.
Việc hủy chuyến bay thường xảy ra trong một thời điểm rất ngắn vì vậy khách hàng đã mua vé sẽ không thể lường trước được sự việc. Qua đó, ảnh hưởng đến quyền lợi và công việc của khách đã đặt mua vé. Trong trường hợp này, thì hành khách có được hoàn lại tiền vé đã mua?
1. Các trường hợp bị hủy chuyến bay
Chuyến bay bị hủy là chuyến bay không được thực hiện trên cơ sở lịch hủy của hãng hàng không. Việc hủy chuyến bay thường xảy ra trong tình trạng khẩn cấp và khó có thể khắc phục trong thời gian ngắn. Nếu hành khách thuộc một trong các trường hợp sau đây thì chuyến bay sẽ bị hủy:
(1) Do thời tiết, lỗi kỹ thuật, an ninh… Bạn sẽ được hoàn tiền nếu đổi hoặc hủy vé. Số tiền hoàn sẽ là 100% và không mất phí.
(2) Trường hợp bay trễ 2 tiếng trở lên: Hãng sẽ chủ động chuyển đổi hành trình hoặc chuyển đổi chuyến bay để khách tới được điểm đến của mình. Các điều kiện hạn chế về chuyển đổi hoặc là phụ thu sẽ được miễn trừ.
(3) Trường hợp trễ 5 tiếng trở lên: Hoàn lại toàn bộ tiền vé hoặc phần vé chưa dùng cho khách. Số tiền này sẽ miễn trừ điều kiện hạn chế về việc hoàn vé và hoàn phí vé.
2. Bồi thường thiệt hại cho hành khách
Khi hành khách có phát sinh thiệt hại khi tham gia di chuyển bằng phương tiện hàng không. Từ việc mua vé cho đến điểm cuối cùng mà có phát sinh thiệt hại thì theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 14/2015/TT-BGTVT (sửa đổi bởi Thông tư 27/2017/TT-BGTVT) người vận chuyển có nghĩa vụ
Bồi thường ứng trước không hoàn lại cho hành khách có vé và đã được xác nhận chỗ trên chuyến bay với mức quy định tại Điều 8 Thông tư 14/2015/TT-BGTVT trong trường hợp từ chối vận chuyển hoặc hủy chuyến bay hoặc chuyến bay bị chậm kéo dài, trừ các trường hợp được miễn trách nhiệm quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 7 Thông tư 14/2015/TT-BGTVT.
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Thông tư 14/2015/TT-BGTVT (sửa đổi bởi Thông tư 27/2017/TT-BGTVT) quy định bồi thường ứng trước không hoàn lại là việc bồi thường bằng tiền hoặc bằng các hình thức phù hợp khác mà người vận chuyển phải trả cho hành khách trong các trường hợp theo quy định của pháp luật không phụ thuộc vào việc xác định mức thiệt hại thực tế của hành khách.
3. Mức bồi thường thiệt hại
(1) Mức bồi thường cho chuyến bay nội địa
- Chuyến bay có độ dài đường bay dưới 500 km: 200.000 VNĐ.
- Chuyến bay có độ dài đường bay từ 500 km - dưới 1.000 km: 300.000 VNĐ.
- Chuyến bay có độ dài đường bay từ 1.000 km trở lên: 400.000 VNĐ.
(2) Mức bồi thường cho chuyến bay quốc tế
- Chuyến bay có độ dài đường bay dưới 1.000 km: 25 USD.
- Chuyến bay có độ dài đường bay từ 1.000 km - dưới 2.500 km: 50 USD.
- Chuyến bay có độ dài đường bay từ 2.500 km - dưới 5.000 km: 80 USD.
- Chuyến bay có độ dài đường bay từ 5.000 km trở lên: 150 USD.
Người vận chuyển có thể quy định mức bồi thường ứng trước không hoàn lại nhưng không được thấp hơn mức quy định tại mục (1) và mục (2).
Lưu ý: Trường hợp một chuyến bay bị chậm kéo dài sau đó bị hủy thì việc bồi thường ứng trước không hoàn lại chỉ áp dụng 01 lần.
Như vậy, để tránh tình hình bão, lũ có nguy cơ ảnh hưởng đến chuyến bay cũng như đảm bảo an toàn cho người vận chuyển và hành khách các chuyến bay có lịch vào các ngày được dự báo có lũ sẽ được hủy. Hành khách đã đặt và trả tiền vé trước có thể liên hệ bên hãng hàng không mà mình đặt để hoàn lại tiền vé như trên.