Chương trình bồi dưỡng tiêu chuẩn viên chức ngành Thư viện năm 2023

Chủ đề   RSS   
  • #601653 05/04/2023

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2016 lần


    Chương trình bồi dưỡng tiêu chuẩn viên chức ngành Thư viện năm 2023

    Đây là nội dung tại Quyết định 830/QĐ-BVHTTDL ngày 04/4/2023 về việc ban hành Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Thư viện.
     
    Cụ thể, Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Thư viện được quy định như sau:
     
    chuong-trinh-boi-duong-tieu-chuan-vien-chuc-nganh-thu-vien-nam-2023
     
    1. Đối tượng tham gia bồi dưỡng
     
    - Thứ nhất là viên chức đang công tác tại các ĐVSNCL và đang làm việc ở vị trí công tác phù hợp với chức trách, nhiệm vụ của chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thư viện.
     
    - Đang giữ các chức danh nghề nghiệp thư viện viên theo quy định tại Thông tư 02/2022/TTLT-BVHTTDL nhưng chưa có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thư viện.
     
    - Các cá nhân có nhu cầu bồi dưỡng, cấp chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thư viện.
     
    2. Mục tiêu của Chương trình bồi dưỡng
     
    (1) Mục tiêu chung
     
    Nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, phát triển năng lực nghề nghiệp theo yêu cầu của viên chức chuyên ngành thư viện; thực hiện tốt nhiệm vụ của viên chức, góp phần xây dựng đội ngũ viên chức đáp ứng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thư viện trước yêu cầu phát triển của ngành và khoa học công nghệ.
     
    (2) Mục tiêu cụ thể
     
    Sau khi hoàn thành khóa bồi dưỡng, học viên có thể:
     
    * Kiến thức cơ bản
     
    - Nắm vững đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, đặc biệt trong lĩnh vực thư viện và vận dụng sáng tạo trong quá trình thực hiện nhiệm vụ;
     
    - Cập nhật được tri thức, chiến lược phát triển văn hóa, nghệ thuật Việt Nam theo cơ chế thị trường trong bối cảnh phát triển khoa học công nghệ và toàn cầu hóa trong các lĩnh vực hoạt động thư viện để áp dụng và chủ động phát triển năng lực toàn diện;
     
    - Thực hiện công việc chuyên môn, nghiệp vụ; tạo được ảnh hưởng quan trọng đối với cộng đồng, đồng nghiệp, định hướng và dẫn dắt việc nâng cao chất lượng, hiệu quả trong hoạt động thư viện.
     
    * Kỹ năng cơ bản
     
    Vận dụng có hiệu quả những kiến thức, kỹ năng về chuyên môn kỹ thuật chuyên ngành đã được đào tạo vào các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực thư viện để thực hiện nhiệm vụ phù hợp với chức danh nghề nghiệp Thư viện viên theo quy định tại Thông tư 02/2022/TTLT-BVHTTDL.
     
    3. Yêu cầu đối với chương trình bồi dưỡng
     
    - Cấu trúc hợp lý và khoa học giữa các khối kiến thức, nội dung bám sát nhiệm vụ của chức danh nghề nghiệp Thư viện viên, đảm bảo không trùng lặp với chương trình, tài liệu khác và kết cấu theo hướng mở để dễ cập nhật, bổ sung cho phù hợp.
     
    - Cân đối, hợp lý giữa lý thuyết và thực hành (rèn luyện kỹ năng).
     
    - Thiết thực để sau khi học xong, học viên có thể vận dụng vào thực tiễn công tác.
     
    4. Cấu trúc của Chương trình bồi dưỡng
     
    - Chương trình được cấu trúc theo từng phần kiến thức: từ kiến thức chung đến kiến thức chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ về di sản văn hóa theo yêu cầu của chức danh nghề nghiệp Thư viện viên.
     
    - Học viên học đủ các phần kiến thức theo quy định của chương trình sẽ được cấp chứng chỉ.
     
    5. Khối lượng kiến thức và thời gian bồi dưỡng
     
    * Khối lượng kiến thức:
     
    Gồm 14 chuyên đề và những yêu cầu cuối khóa, bố cục thành 03 phần:
     
    - Phần I: Khối kiến thức chung (gồm 04 chuyên đề, 48 tiết);
     
    - Phần II: Khối kiến thức cơ bản về nghiệp vụ, chuyên môn (gồm 10 chuyên đề, 140 tiết);
     
    - Phần III: Ôn tập; tọa đàm; khảo sát thực tế; viết tiểu luận cuối khóa; khai giảng, bế giảng, 52 tiết.
     
    * Thời gian bồi dưỡng:
     
    - Tổng thời gian làm việc: 6 tuần x 5 ngày làm việc/tuần x 8 giờ làm việc/ngày = 240 tiết
     
    - Phân bổ thời gian:
     
    + Lý thuyết: 130 tiết.
     
    + Thảo luận, thực hành: 58 tiết.
     
    + Ôn tập, kiểm tra 16 tiết.
     
    + Tọa đàm; khảo sát thực tế; viết tiểu luận cuối: 32 tiết.
     
    + Công tác tổ chức lớp học (khai giảng, bế giảng): 4 tiết.
     
    Xem thêm Quyết định 830/QĐ-BVHTTDL có hiệu lực ngày 04/4/2023.
     
    2118 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    admin (05/04/2023) ThanhLongLS (05/04/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận