Gửi bạn tham khảo!
Theo quy định tại Luật Hộ tịch 2014
“...Điều 34. Thủ tục đăng ký khai tử
1. Người có trách nhiệm đi đăng ký khai tử nộp tờ khai theo mẫu quy định và Giấy báo tử hoặc giấy tờ khác thay giấy báo tử cho cơ quan đăng ký hộ tịch...”
Bên cạnh đó tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch có hướng dẫn cụ thể vấn đề này như sau:
“Điều 4. Xác định nội dung đăng ký khai sinh, khai tử
...
Nội dung đăng ký khai tử được xác định theo Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay Giấy báo tử do cơ quan có thẩm quyền sau đây cấp:
...
d) Đối với người chết trên phương tiện giao thông, chết do tai nạn, bị giết, chết đột ngột hoặc chết có nghi vấn thì văn bản xác nhận của cơ quan công an hoặc kết quả giám định của Cơ quan giám định pháp y thay Giấy báo tử;...”
Bên cạnh đó tại Nghị định 158/2005/NĐ-CP về việc đăng ký và quản lý hộ tịch (Đã hết hiệu lực)
“Điều 22. Giấy báo tử
... 2. Thẩm quyền cấp Giấy báo tử:
i) Đối với người chết trên phương tiện giao thông, thì người chỉ huy hoặc điều khiển phương tiện giao thông phải lập biên bản xác nhận việc chết, có chữ ký của ít nhất hai người cùng đi trên phương tiện giao thông đó. Biên bản xác nhận việc chết thay cho Giấy báo tử;...”
Căn cứ quy định trên có thể thấy việc văn bản luật mới ban hành chưa quy định cụ thể việc “văn bản xác nhận” trong trường hợp này là gì, bên cạnh đó cũng có khả năng cán bộ áp dụng luật theo tinh thần của văn bản luật cũ nên mới xảy ra sự việc trên. Qua đây cũng thấy được cần có những quy định rõ ràng từ những văn bản pháp luật để tránh tình trạng áp dụng sai, thiếu, làm ảnh hưởng tới quan hệ xã hội mà luật điều chỉnh, gây phiền hà, lòng vòng trong khâu thực hiện pháp luật.
Cập nhật bởi GHLAW ngày 02/04/2019 08:34:46 SA