CHỨNG THỰC VĂN BẢN PHÂN CHIA DI SẢN

Chủ đề   RSS   
  • #267378 06/06/2013

    Kim179

    Male
    Sơ sinh

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:23/05/2012
    Tổng số bài viết (16)
    Số điểm: 285
    Cảm ơn: 12
    Được cảm ơn 0 lần


    CHỨNG THỰC VĂN BẢN PHÂN CHIA DI SẢN

    Xin hỏi: Ông A có hộ khẩu thường trú tại xã B, ông A chết để lại số di sản là diện tích đất có GCNQSD đất nằm ở xã C. Nay vợ con ông muốn chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản thì chứng thực tại xã B (nơi thường trú cuối cùng) hay xã C (nơi có đất). Tại địa bàn huyện chưa có văn phòng công chứng. 

     
    5244 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #267598   07/06/2013

    LS_ThaiHung
    LS_ThaiHung
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/05/2008
    Tổng số bài viết (3872)
    Số điểm: 21464
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1030 lần


    theo luật thì ở công chứng hoặc UBND cấp huyện và niệm yết nơi có tài sản, vì vậy trong trường hợp cấp xã giải quyết thì xã C nơi có đất nên chứng thực. Còn nếu chỉ xác nhận chữ ký của các đương sư về việc thỏa thuận thì quan điểm của tôi xã nào cũng được!

    LS Nguyễn Đình Thái Hùng

    Email: luatsuthaihung@gmail.com

    Website: http://Vplsthaihung.com

    Facebook : Nguyễn Đình Thái Hùng

    Điện thoại 0903.017977

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn LS_ThaiHung vì bài viết hữu ích
    Kim179 (16/06/2013)
  • #267655   07/06/2013

    ablaw
    ablaw

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/07/2012
    Tổng số bài viết (58)
    Số điểm: 455
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 28 lần


    Theo tôi thì: Việc phân chia di sản thì sau đó phải tách thửa để làm thủ tục cấp sổ mới, nên Xã C sẽ thực hiện do nắm hồ sơ. Còn niêm yết thì theo Nghị định 75/2000 thì có thể niêm yết ở Xã B hoặc xã C. Nhưng theo Nghị định 04/2013 thì chỉ niêm yết tại Xã B.

    Hiện nay do Phòng công chứng làm hết, chỉ có các Huyện chưa có Phòng Công chứng thì xã mới chứng thực văn bản phân chia này.

    Theo quy định thì Phòng CC nào chứng cũng được nên nhiều trường hợp bị "oan sai" do không cùng địa bàn, không nắm tình hình mà cứ công chứng. Ví dụ như bán nhà cho nhiều người, nhà bán giấy tay có người ở rồi nhưng sau đó lại bán tiếp qua công chứng, xảy ra tranh tụng.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ablaw vì bài viết hữu ích
    Kim179 (16/06/2013)
  • #269539   16/06/2013

    Kim179
    Kim179

    Male
    Sơ sinh

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:23/05/2012
    Tổng số bài viết (16)
    Số điểm: 285
    Cảm ơn: 12
    Được cảm ơn 0 lần


    Theo Bộ luật dân sự 2005 thì: Điều 633. Thời điểm, địa điểm mở thừa kế

    1. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trong trường hợp Toà án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 81 của Bộ luật này.

    2. Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ hoặc phần lớn di sản

    NHƯ VẬY nơi chứng thực là xã B là nơi thường trú cuối cùng của ngườu để lại di sản?

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

LS Nguyễn Đình Thái Hùng

Email: luatsuthaihung@gmail.com

Website: http://Vplsthaihung.com

Facebook : Nguyễn Đình Thái Hùng

Điện thoại 0903.017977