Chứng nhận Giấy ủy quyền: Dân rối!

Chủ đề   RSS   
  • #81432 30/01/2011

    huelaw

    Sơ sinh

    Thừa Thiên Huế, Việt Nam
    Tham gia:04/09/2008
    Tổng số bài viết (28)
    Số điểm: 294
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 5 lần


    Chứng nhận Giấy ủy quyền: Dân rối!

    Ủy quyền là quan hệ phát sinh thường xuyên trong đời sống xã hội. Hiện nay, quan hệ này được điều chỉnh bởi các quy định về đại diện theo ủy quền trong Bộ luật dân sự 2005 (BLDS). Để xác lập quan hệ ủy quyền, trong nhiều trường hợp pháp luật bắt buộc phải có sự công chứng, chứng thực của cá nhân, tổ chức có thẩm quyền mới có giá trị pháp lý. 

            Tuy nhiên, qua thực tiễn cho thấy rằng nhiều người dân gặp phải quá nhiều rắc rối khi đến cơ quan có thẩm quyền để yêu cầu công chứng, chứng thực văn bản ủy quyền vì mỗi nơi hiểu và giải thích cho người dân một cách rất khác nhau. Chúng tôi nêu dưới đây một số vướng mắc về mặt pháp lý cũng như thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về vấn đề ủy quyền.

    Hình thức đại diện bằng Giấy ủy quyền

    Theo quy định tại khoản 3, Điều 139 #5c7996;">Bộ luật dân sự 2005 thì ủy quyền là một trong hai dạng xác lập quan hệ đại diện (dạng còn lại là đại diện theo pháp luật). Từ khái niệm “đại diện là việc một người nhân danh và vì lợi ích của người khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện” (khoản 1, Điều 139 BLDS), có thể hiểu rằng ủy quyền là việc một người giao cho người khác sử dụng một số quyền mà pháp luật đã trao cho mình.

    Về hình thức của ủy quyền, theo khoản 2, Điều 142 BLDS thì Hình thức ủy quyền do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp pháp luật quy định việc ủy quyền phải được lập thành văn bản”. Trong đời sống có thể thấy nhiều quan hệ ủy quyền được xác lập hàng ngày mà không cần phải bằng văn bản, có thể bằng lời nói hoặc hành vi cụ thể. 

            Tuy nhiên, thực tế cũng chỉ ra rằng, hầu như không có sự ủy quyền nào thể hiện bằng lời nói, hành vi được thừa nhận để có giá trị chứng minh trong việc các chủ thể thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Do đó, quan hệ ủy quyền thường xuyên vẫn được xác lập bằng văn bản bởi hai hình thức là Giấy ủy quyền và Hợp đồng ủy quyền.

    Có thể hiểu, Giấy ủy quyền là một hình thức đại diện ủy quyền do chủ thể bằng hành vi pháp lý đơn phương thực hiện, trong đó ghi nhận việc người ủy quyền chỉ định người được ủy quyền đại diện mình thực hiện một hoặc nhiều công việc trong phạm vi quy định tại Giấy ủy quyền

            Tuy nhiên, khác với Hợp đồng ủy quyền được quy định cụ thể và định nghĩa rõ ràng (
    Mục 12 Chương XVIII  BLDS), Giấy ủy quyền lâu nay chỉ được thừa nhận mà chưa có quy định cụ thể định nghĩa. Xét về hình thức nó là một loại “giấy tờ” “văn bản”; về bản chất nó là một giao dich dân sự. Bởi vì, theo quy định tại Điều 121, BLDS thì “Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.” Việc lập Giấy ủy quyền thể hiện đầy đủ đặc tính của giao dịch dân sự được định nghĩa ở trên.

    Giấy ủy quyền cơ quan nào chứng nhận?

    Một vướng mắc pháp lý đặt ra là hiện nay chưa có quy định cụ thể để xác định cơ quan có thẩm quyền xác nhận Giấy ủy quyền. Trên thực tế, một số người dân khi đến để chứng thực chữ ký vào Giấy ủy quyền ở một số UBND xã, phường đã bị từ chối, còn một số phường, xã khác vẫn chứng thực chữ ký vào Giấy ủy quyền. Trong khi đó, các Phòng công chứng luôn nhận công chứng Giấy ủy quyền khi được yêu cầu.

    Theo quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 5, Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký thì UBND xã, phường, thị trấn (UBND cấp xã) có thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt. 

            Trong khi đó, Luật Công chứng có hiệu lực từ ngày 01/7/2007 quy định
    Công chứng là việc công chứng viên chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch khác bằng văn bản mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng”. 

            Đồng thời, căn cứ các văn bản nêu trên và Thông tư số 03/2008/TT-BTP ngày 25/8/2008 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 79/2007/NĐ-CP, Công văn số 1939/BTP-BTTP ngày 18/6/2009 của Bộ Tư pháp,

    Như vậy, theo các quy định trên thì có thể hiểu các tổ chức hành nghề công chức có thẩm quyền công chứng Giấy ủy quyền bởi vì đó là một giao dịch dân sự. Tuy nhiên,  tại một số xã, phường nếu chứng thực chữ ký trong Giấy ủy quyền với tính chất là chứng thực chữ ký trong các “văn bản”, “giấy tờ” thì vẫn phù hợp với quy định tại Nghị định #5c7996;">79/2007/NĐ-CP như đã viện dẫn.

    Như vậy, cùng một Giấy ủy quyền nhưng nếu được chứng thực (chữ ký) thì giá trị pháp lý có gì khác với việc Giấy ủy quyền đó được công chứng (chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch)

            Chứng thực chữ ký thì người, cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc chứng thực có phải chịu trách nhiệm về tính xác thực, hợp pháp của (nội dung) Giấy ủy quyền hay không? Những vướng mắc đó chưa được giải quyết bằng các quy định cụ thể của pháp luật, nên trong nhiều trường hợp người dân không nắm rõ được rằng cùng một hành vi (viết Giấy ủy quyền), nhưng giá trị pháp lý như thế nào nếu được chứng thực hoặc công chứng. 

            Chính sự thiếu cụ thể, chi tiết cùng với cách hiểu, vận dụng không thống nhất như trên của các cơ quan có thẩm quyền đã dẫn đến việc người dân bị rối, không biết chọn cơ quan nào để chứng nhận. Đồng thời, họ cũng không rõ việc UBND cấp xã từ chối việc chứng thực chữ ký vào Giấy ủy quyền của họ là đúng hay sai.

     Đòi hộ khẩu, tài liệu không có căn cứ!

    Hiện nay,ở một số địa phương cán bộ tư pháp chỉ tiếp nhận hồ sơ chứng thực chữ ký cho các trường  hợp người yêu cầu chứng thực có hộ khẩu thường trú tại địa bàn xã, phường. Trong khi đó, khoản 4, Điều 5, Nghị định số #5c7996;">79/2007/NĐ-CP quy định thẩm quyền chứng thực chữ ký của UBND cấp xã “không phụ thuộc vào nơi cư trú của người yêu cầu chứng thực”.

    Như vậy, pháp luật không yêu cầu người chứng thực bắt buộc phải có hộ khẩu thường trú tại UBND xã, phường nơi thực hiện việc chứng thực chữ ký. Việc từ chối chứng thực chữ ký cho người không có hộ khẩu thường trú như hiện nay ở nhiều UBND xã, phường là không đúng quy định.

    Cũng liên quan đến đòi hỏi giấy tờ trong hồ sơ để chứng nhận Giấy ủy quyền, một số phòng công chứng yêu cầu người người đến xác nhận giấy ủy quyền tham gia tố tụng tại tòa án phải có giấy tờ thể hiện việc khởi kiện tại Tòa mới chứng nhận vào giấy ủy quyền. 

            Đây là đòi hỏi không có căn cứ  pháp lý, bởi “giấy tờ thể hiện việc kiện” hoặc các giấy tờ xác nhận của tòa án về việc khởi kiện của một người chỉ có khi người đó đã thực hiện việc khởi kiện. Trong khi đó, tại Điều
    161 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 quy định Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án tại Toà án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.” 

            Như vậy, nếu không tự mình khởi kiện vì lý do nào đó, thì người có quyền khởi kiện được ủy quyền cho người khác bằng Giấy ủy quyền để người này thay mặt tham gia tố tụng tại tòa án. Nếu đòi hỏi người ủy quyền phải cung cấp giấy tờ, tại liệu thể hiện việc kiện tại tòa án do tòa án thụ lý, xác nhận thì thật vô lý, bởi như thế thì người ủy quyền phải tự mình thực hiện việc khởi kiện mới có các loại giấy tờ nộp cho Phòng công chứng. 

               Như vậy, đòi hỏi của Phòng công chứng đã hạn chế, cản trở và gián tiếp tước mất quyền ủy quyền cho người khác thực hiện việc khởi kiện, vốn là một quyền của người dân được quy định tại Điều 161 BLTTDS.

    Như vậy, liên quan đến việc người dân thực hiện việc chứng thực (công chứng) Giấy ủy quyền, ngoài việc quy định của pháp luật vẫn chưa hoàn thiện như đã viện dẫn, ở một số cơ quan có thẩm quyền công chứng, chứng thực đã thực hiện không đúng các quy định của pháp luật khiến  người dân gặp phải rắc rối, cản trở họ thực hiện quyền công dân được pháp luật thừa nhận.

    Ths. Ls NGUYỄN VĂN PHƯỚC

    (Văn phòng luật sư Huế, www.huelaw.com.vn) 

     
    88669 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn huelaw vì bài viết hữu ích
    Khongtheyeuemhon (24/10/2012) boyluat (30/01/2011)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #81723   09/02/2011

    xxxHeoconxxx
    xxxHeoconxxx

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/02/2011
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 30
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Đi chứng thực em đi nhiều rùi nhưng chưa nơi nào đòi em hộ khẩu cả.

    Còn giấy ủy quyền thì em thấy đa số đều yêu cầu là phải có người công chứng. Tùy theo qui định từng nơi hay từng mục đích ủy quyền mà yêu cầu người công chứng là ai, ở đâu?

    Ví dụ như: ủy quyền rút riền tại các Ngân hàng thường là hai bên ủy quyền và được ủy quyền lý vào giấy ủy quyền theo mẫu của Ngân hàng tại Ngân hàng trước mặt nhân viên ngân hàng.

     
    Báo quản trị |  
  • #81919   10/02/2011

    tonytony
    tonytony

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/12/2010
    Tổng số bài viết (16)
    Số điểm: 107
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Gì mà rối hả Trời!

    Ủy quyền túm gọn là có ông làm chứng cho nó hợp lệ, hợp pháp, có giá trị pháp lý hẳn hoi trước tòa (nếu có nắm tay nhau đi kiện).

    "Thừa Phát Lại" - đã được thành lập. Cứ thế mà làm. Chỉ tiếc là đang thí điểm các TP lớn, chưa có ở các TP nhỏ. Nhưng nếu rất cần thì alo thì họ vẫn ra Huế để làm nghiệp vụ thừa phát lại, tính phí thêm thôi (phí tự thương lượng)

    Từ từ thôi, rối gì mà rối, mấy ông cứ nói quá như máy photocopy ở chế độ zoom in í.

    Cập nhật bởi tonytony ngày 10/02/2011 09:07:28 PM Cập nhật bởi tonytony ngày 10/02/2011 09:06:59 PM
     
    Báo quản trị |  
  • #81971   11/02/2011

    hoangha6872
    hoangha6872

    Male
    Sơ sinh

    Yên Bái, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2010
    Tổng số bài viết (56)
    Số điểm: 430
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 22 lần


    Bạn nói đúng. Bài viết rất có chiều sâu và phản ánh đúng thực tế hiện nay. Theo tôi, luật pháp cần quy định phân biệt :

    - Nếu là Giấy ủy quyền thì chỉ cần UBND phường xã chứng thực chữ ký

    - Nếu là Hợp đồng ủy quyền thì sẽ do Công chứng xử lý.

    Bởi vì thực tế, không phải việc ủy quyền nào cũng phải lập thành Hợp đồng theo Luật Dân sự và việc công chứng không tạo điều kiện thuận lợi cho người dân được thực hiện một quyền con người cơ bản của họ bởi một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ có vài ba Phòng công chứng (hoặc Văn phòng công chứng), không thể đáp ứng được yêu cầu phục vụ công dân 

     
    Báo quản trị |  
  • #82162   11/02/2011

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Chào Tonytony,

    Thừa phát lại là lập vi bằng, bằng chứng về một sự việc đã xảy ra hoặc bằng chứng về việc giao nhận giấy tờ nào đó.

    Nếu sử dụng thừa phát lại để lập bằng chứng là ông A có ủy quyền cho bà B thì theo hệ thống pháp luật hiện nay là không ổn vì:

    Thứ nhất vi bằng được lập riêng không được ghi nhận trực tiếp lên giấy ủy quyền do đó dễ xảy ra tranh chấp nếu vi bằng được tách riêng ra khỏi giấy ủy quyền.

    Thứ hai, theo qui định của pháp luật hiện nay thì công chứng còn phải bảo đảm tính hợp pháp của nội dung ủy quyền nữa. Thừa phát lại khi lập vi bằng không có trách nhiệm làm chuyện đó.

    Đồng ý với chủ topic là việc chứng thực ủy quyền hiện nay vẫn còn rối vì hệ thống công chứng chưa rộng khắp, chưa thực sự thay thế được hoàn toàn việc chứng thực chữ  ký tại một số địa phương nên có chỗ cho chỗ không. Nó cũng tương tự như việc mua bán nhà cửa vậy, có một số nơi xã được chứng nhưng một số nơi không (theo đúng qui định thì phải ra công chứng).

    Cập nhật bởi Unjustice ngày 11/02/2011 01:53:28 PM

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Unjustice vì bài viết hữu ích
    admin (11/02/2011)
  • #221639   23/10/2012

    HOAMATTROI991
    HOAMATTROI991

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/10/2012
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Toj vua moi len xa cua mjh nho lam giay uy quyen.vi nho nguoi pan trong sg lay jum do dieu kien nha qua xa ma suc khoe lai yeu nua chu, voi lai trường yêu cầu phải làm giấy ủy quyền..but xã tôi không chịu phải có hai người hoặc phải có giấy cmnd và hộ khẩu của ngban tôi, ngpan đó phải trực tiếp kí vào but pan đó lại tận trong sg. Họ nói cách khác là tôi phải viết đơn xác nhận có sổ hộ khẩu giấy cmnd,,tôi thấy không liên quan j, họ nói cứ làm nộp trường thử chịu dồng i k.hai ro kho.Trong khi đó, khoản 4, Điều 5, Nghị định số 79/2007/NĐ-CP quy định thẩm quyền chứng thực chữ ký của UBND cấp xã “không phụ thuộc vào nơi cư trú của người yêu cầu chứng thực”.

    Tạm dịch:

    Tôi vừa mới lên xã của mình nhờ làm giấy ủy quyền. Vì nhờ người bạn trong sài gòn lấy giùm do điều kiện nhà quá xa mà sức khỏe lại yếu nữa chứ, với lại trường yêu cầu phải làm giấy ủy quyền.. nhưng xã tôi không chịu phải có hai người hoặc phải có giấy chứng minh nhân dân và hộ khẩu của người bạn tôi, người bạn đó phải trực tiếp ký vào nhưng bạn đó lại tận trong sg. Họ nói cách khác là tôi viết đơn xác nhận có sổ hộ khẩu, giấy chứng minh,,,tôi thấy không liên quan gì, họ nói cứ làm nộp trường thử chịu đồng i k hai rõ khổ. Trong khi đó, khoản 4, Điều 5, Nghị định số 79/2007/NĐ-CP quy định thẩm quyền chứng thực chữ ký của UBND cấp xã “không phụ thuộc vào nơi cư trú của người yêu cầu chứng thực”.

    (lần sau nhớ ghi đầy đủ có dấu nhé bạn!)

    Cập nhật bởi hiyatuongda ngày 23/10/2012 03:38:03 CH Sửa
     
    Báo quản trị |  
  • #221643   23/10/2012

    garan
    garan
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:10/08/2011
    Tổng số bài viết (1472)
    Số điểm: 12551
    Cảm ơn: 682
    Được cảm ơn 858 lần


     

    HOAMATTROI991 viết:

     

    Toj vua moi len xa cua mjh nho lam giay uy quyen.vi nho nguoi pan trong sg lay jum do dieu kien nha qua xa ma suc khoe lai yeu nua chu, voi lai trường yêu cầu phải làm giấy ủy quyền..but xã tôi không chịu phải có hai người hoặc phải có giấy cmnd và hộ khẩu của ngban tôi, ngpan đó phải trực tiếp kí vào but pan đó lại tận trong sg. Họ nói cách khác là tôi phải viết đơn xác nhận có sổ hộ khẩu giấy cmnd,,tôi thấy không liên quan j, họ nói cứ làm nộp trường thử chịu dồng i k.hai ro kho.Trong khi đó, khoản 4, Điều 5, Nghị định số 79/2007/NĐ-CP quy định thẩm quyền chứng thực chữ ký của UBND cấp xã “không phụ thuộc vào nơi cư trú của người yêu cầu chứng thực”.

     

     

    Chào bạn!

    Người ta yêu cầu như vậy là đúng rồi bạn ah. việc bạn ủy quyền cho người bạn của bạn cần phải có sự có mặt và chữ ký của người được ủy quyền. việc UBND xã bảo phải có giấy chứng minh  hoặc hộ khẩu của người bạn của bạn để làm giấy ủy quyền cũng là "sai quy định" và như vậy cũng đã "linh động" cho bạn lắm rồi. Việc nghj định 79/2007 quy định thẩm quyền chứng thực không phụ thuộc vào nơi cứ trú của người yêu cầu chứng thực là bạn đã hiểu sai ý của điều luật này rồi.

    ví dụ như bạn đang cư trú ở hà nội vào sài gòn chơi 2 hôm và yêu cầu chứng thực gì gì đó trên ủy ban thì lúc đó ủy ban vẫn sẽ chứng thực cho bạn. còn ở đây là về nội dung chứng thực. người ta làm sao biết được người được ủy quyền là ai và có đồng ý hay không?

    ps: lần sau bạn nhớ viết tiếng việt có dấu đầy đủ nhé!

    thân!

    Cập nhật bởi garan ngày 23/10/2012 11:31:13 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #221675   23/10/2012

    HOAMATTROI991
    HOAMATTROI991

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/10/2012
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Trước tiên, rất vui vì bạn tham gia đóng góp ý kiến cho mình. Đồng ý là giấy ủy quyền bắt buộc hai bên, xã nói nếu muốn làm giấy ủy quyền thì phải có giấy cmnd và sổ hk gia đình của người bạn đó và bạn này phải có mặt để kí vào..mình đồng i vì như bạn nói nếu không vậy thì sao họ có thể làm cho bạn, nhưng chẳng lẽ trường hợp như mình bắt buộc người kia phải về quê của mình à. Mục đích của mình ở đây, nếu phải chấp nhận người bạn trên không thể về giúp mình kí vào thì còn cách nào có thể(ngoại trừ mình không vô đó trực tiếp để lấy, điều mình cần là mình không vo6sg nhưng vẫn có thể lấy được bằng tốt nghiệp)..Mình nghĩ mình không hiểu saikhông phụ thuộc vào nơi cư trú của người yêu cầu chứng thực”.Vì mình yêu cầu làm giấy ủy quyền giờ không được họ nói mình đem sổ hộ khẩu lên để xác nhận mình thường trú ở xã ph,huyện, tỉnh đó.kèm vs đơn xác nhận.mà có liên quan gì đến việc ủy quyền để lấy jum bằng tốt nghiệp hả pan.mình thấy vô lí như đã nói trên sổ hộ khẩu, tài liệu vô căn cứ. Pan thấy vậy dc không?pan có cách nào giúp mình có thể lấy giùm bằng mà ko phải vô sg không pan?^^

     
    Báo quản trị |  
  • #593078   30/10/2022

    danluan123
    danluan123
    Top 50
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2020
    Tổng số bài viết (1195)
    Số điểm: 8720
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 96 lần


    Chứng nhận Giấy ủy quyền: Dân rối!

    Đồng ý là một số địa phương cán bộ tư pháp chỉ tiếp nhận hồ sơ chứng thực chữ ký cho các trường  hợp người yêu cầu chứng thực có hộ khẩu thường trú tại địa bàn xã,. Tuy nhiên, ngoài những hợp đồng ủy quyền bắt buộc phải công chứng thì nội dung giấy ủy quyền thực tế bản chất cũng giống như việc lập hợp đồng, mặt khác ở xã họ chứng thực giấy ủy quyền còn ở VPCC họ thiên về chứng thực hợp đồng hơn.

     
    Báo quản trị |  
  • #593120   30/10/2022

    haunguyenth
    haunguyenth
    Top 150
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/02/2022
    Tổng số bài viết (591)
    Số điểm: 3816
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 43 lần


    Chứng nhận Giấy ủy quyền: Dân rối!

    Cảm ơn thông tin bài viết của bạn, thông tin bài viết tổng hợp rất hữu ích, có thể thấy trong quá trình áp dụng vào thực tiễn vấn đề sử dụng giấy ủy quyền mỗi nơi lại có những nguyên tắc ắp dụng khác nhau, dẫn đến khó khăn cho người dân.

     
    Báo quản trị |