Thân chào bạn!
Trước đây, thì Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính năm 2002 không quy định rõ ràng về trách nhiệm chứng minh vi phạm thuộc về cá nhân, tổ chức hay người có thẩm quyền xử phạt. Tuy nhiên, trong thực tế khi áp dụng pháp lệnh này thì mới phát sinh nhiều bất cập trong việc chứng minh lỗi của người vi phạm thuộc về ai, và trong thời gian qua thì để có căn cứ xử phạt vi phạm hành chính, thì tổ chức xử phạt phải chứng minh được hành vi có lỗi vi phạm của người vi phạm, thì mới có căn cứ xử phạt, và ngược lại, người vi phạm muốn không bị xử phạt căn cứ vào hành vi của mình thì phải chứng minh ngược lại rằng hành vi của mình là không có lỗi.
Chính vì những bất cập, quy định chưa rõ ràng như vậy, nên Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 sẽ có hiệu lực vào ngày 01/7/2013 đã hoàn thiện vấn đề trên, và quy định rõ ràng rằng "Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính" góp phần đảm bảo áp dụng có hiệu quả.
Các lỗi vi phạm mà bạn hỏi như: Lấn vạch, sai làn đường, vượt đèn đỏ, lạn lách. . .thì người có thẩm quyền muốn xử phạt được phải chứng minh được hành vi vi phạm của người vi phạm thông qua Hình ảnh, Camera. . ..Nếu người vi phạm đã vi phạm hành vi (ví dụ là lấn đường) mà tổ chức xử lý không ghi lại hình ảnh, video. . .thể hiện sự vi phạm của người vi phạm, thì tổ người có thẩm quyền xử phạt vi phạm không có căn cứ xử phạt nếu người vi phạm không ký vào biên bản vi phạm, không chấp nhận lỗi vi phạm của mình.
Như vậy, người có thẩm quyền muốn xử lý lỗi vi phạm, phải có nghĩa vụ chứng minh lỗi của người vi phạm.
Các văn bản liên quan, quy định quyền và nghĩa vụ của các bên được quy điịnh trong:
- Luật giao thông đường bộ năm 2008 và các văn bản hướng dẫn.
- Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính năm 2002, và văn bản sửa đổi bổ sung pháp lệnh này.
- Nghị định 34/2010/NĐ-CP, NĐ sửa đổi bổ sung nghị định này là NĐ 33/2011/NĐ-CP; NĐ 71/2012/NĐ-CP và các thông tư hướng dẫn.
- Các văn bản khác dùng Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 sắp tới có hiệu lực như bạn nêu trên.
Tham khảo hết các văn bản này, bạn sẽ nhận thấy quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan.
Trân trọng!
"Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"