Chào bạn mrtoanwithtvpl
Chứng cứ phải được thu thập đúng trình tự thủ tục:
I) Đúng chủ thể có quyền: Trong tố tụng dân sự thì mọi người tham gia tố tụng đều có quyền cung cấp chứng cứ, trong tố tụng hình sự thì không như vậy.
Theo quy định của luật tố tụng hình sự:
Điều 48. Người bị tạm giữ
2. Người bị tạm giữ có quyền:
đ) Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
Điều 49. Bị can
2. Bị can có quyền:
d) Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
Điều 50. Bị cáo
2. Bị cáo có quyền:
đ) Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
Điều 58. Quyền và nghĩa vụ của người bào chữa
2. Người bào chữa có quyền:
d) Thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa từ người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người thân thích của những người này hoặc từ cơ quan,
Người tham gia tố tụng chỉ có quyền “Đưa ra tài liệu, đồ vật” chứ không phải là chứng cứ. Công nhận là chứng cứ hay không là do các cơ quan, người tiến hành tố tụng quyết định
Điều 64. Chứng cứ
1. Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định mà Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án.
Chỉ những “tài liệu, đồ vật” “mà Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án” thì mới là chứng cứ.
II) Đúng trình tự, thủ tục:
Chứng cứ được xác định bằng: Vật chứng; Lời khai; Kết luận giám định; Biên bản về hoạt động điều tra, xét xử và các tài liệu, đồ vật khác.
Do chứng cứ được quy định tại nhiều điều khoản trong luật tố nên không thể nêu hết, tôi chỉ xin cùng trao đổi với bạn ở khía cạnh khác ít quy định hơn: vài trường hợp có thể không được chấp nhận là chứng cứ nêu vi phạm các quy định.
-Vật chứng: “Vật chứng phải được niêm phong, bảo quản” (điều 75) nhằm tránh bị tráo đổi, nếu vật chứng trong quá trình điều tra không được niêm phong thì có thể không được chấp nhận là vật chứng nếu có nghi ngờ bị tráo đổi.
-Biên bản lời khai:
+ Lời khai không thể hiện người khai nói rõ lý do vì “vì sao biết được tình tiết đó” (điều 67,68,69,70)
+Lời khai được thu thập vào ban đêm trong trường hợp không cần thiết ( điều 131).
+Tự thêm bớt, sửa chữa lờ khai (điều 132).
+ Lấy lời khai người làm chứng dưới 16 tuổi mà không có chame hoặc người giám hộ. (điều 135).
+Khi lấy lời khai đã đặt câu hỏi có tính gợi ý, “móm cung”. (điều 135)
+ Khi nhận dạng chỉ sử dụng dưới 3 tấm ảnh; không “hỏi trước người nhận dạng về những tình tiết, vết tích và đặc điểm mà nhờ đó họ có thể nhận dạng được (điều 139).
-Kết quả giám định: không có đủ chử ký của tất cả những người tham gia giám định(điều 73).
- Khám nghiệm hiện trường không thông báo cho VKS cùng cấp; Không có kiểm sát viên cùng tham gia.
Một số trường hợp ít ỏi được biết do hỏi các luật sư quen biết, rất mong mọi người góp thêm ý kiến đóng góp hoặc sửa sai.
Cập nhật bởi hungmaiusa ngày 25/07/2014 08:22:41 SA