Chủ tịch Quốc hội có thể là thành viên của Chính phủ không? Chủ tịch Quốc hội có quyền hạn ra sao?

Chủ đề   RSS   
  • #611148 03/05/2024

    motchutmoingay24
    Top 75
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/03/2024
    Tổng số bài viết (1129)
    Số điểm: 20288
    Cảm ơn: 22
    Được cảm ơn 467 lần


    Chủ tịch Quốc hội có thể là thành viên của Chính phủ không? Chủ tịch Quốc hội có quyền hạn ra sao?

    Thành viên của Chính phủ là những người lãnh đạo chủ chốt các cơ quan chính phủ, vậy Chủ tịch Quốc hội có thể là thành viên của Chính phủ không? Quyền hạn của Chủ tịch Quốc hội ra sao?

    (1) Chủ tịch Quốc hội có thể là thành viên của Chính phủ không?

    Theo Điều 2 Luật Tổ chức Chính phủ 2015 quy định về cơ cấu tổ chức và thành viên của Chính phủ, theo đó:

    Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ do Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội quyết định.

    Bên cạnh đó, theo khoản 2 Điều 44 Luật Tổ chức Quốc hội 2014, các thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) gồm:

    - Chủ tịch Quốc hội

    - Các Phó Chủ tịch Quốc hội

    - Các Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội do Chủ tịch Quốc hội làm Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Quốc hội làm Phó Chủ tịch. 

    Như vậy, Chủ tịch Quốc hội là thành viên của UBTVQH.

    Theo Điều 73 Hiến pháp 2013 có quy định:

    - Ủy ban thường vụ Quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội.

    - Ủy ban thường vụ Quốc hội gồm Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội và các Ủy viên.

    - Số thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội do Quốc hội quyết định. Thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội không thể đồng thời là thành viên Chính phủ.

    - Ủy ban thường vụ Quốc hội của mỗi khóa Quốc hội thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình cho đến khi Quốc hội khóa mới bầu ra Ủy ban thường vụ Quốc hội.

    Căn cứ theo các quy định trên, Chủ tịch Quốc hội không thể đồng thời là thành viên của Chính phủ

    (2) Chủ tịch Quốc hội có quyền hạn ra sao?

    Căn cứ theo Điều 64 Luật Tổ chức Quốc hội 2014, Chủ tịch Quốc hội có các quyền hạn và nhiệm vụ sau:

    - Chủ tọa các phiên họp của Quốc hội, bảo đảm thi hành các quy định về hoạt động của đại biểu Quốc hội, các quy định về kỳ họp Quốc hội; ký chứng thực Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của Quốc hội.

    - Lãnh đạo công tác của Ủy ban thường vụ Quốc hội; chỉ đạo việc chuẩn bị dự kiến chương trình, triệu tập và chủ tọa các phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội; ký Pháp lệnh, Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

    - Chủ tọa hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách và các hội nghị khác do Ủy ban thường vụ Quốc hội tổ chức.

    - Triệu tập và chủ tọa hội nghị Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội bàn chương trình hoạt động của Quốc hội, của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; tham dự phiên họp của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội khi cần thiết.

    - Giữ quan hệ với các đại biểu Quốc hội.

    - Chỉ đạo việc thực hiện kinh phí hoạt động của Quốc hội.

    - Chỉ đạo và tổ chức việc thực hiện công tác đối ngoại của Quốc hội; thay mặt Quốc hội trong quan hệ đối ngoại của Quốc hội; lãnh đạo hoạt động của đoàn Quốc hội Việt Nam trong các tổ chức liên nghị viện thế giới và khu vực.

     
    451 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận