CHỦ THỂ QUAN HỆ PHÁP LUẬT KHÁCH THỂ QUAN HỆ PHÁP LUẬT.

Chủ đề   RSS   
  • #15706 06/10/2009

    giangcoi81

    Sơ sinh

    Bà Rịa - Vũng Tàu, Việt Nam
    Tham gia:17/10/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 0
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    CHỦ THỂ QUAN HỆ PHÁP LUẬT KHÁCH THỂ QUAN HỆ PHÁP LUẬT.

    Tôi đang học môn lý luận chung Nhà nước - pháp luật. Trong phần quan hệ pháp luật có nói về thành phần của quan hệ pháp luật gồm có:
        - Chủ thể của quan hệ pháp luật
        - Nội dung của quan hệ pháp luật
        - Khách thể của quan hệ pháp luật
        Tôi chưa hiểu rỏ lắm, nhờ luật sư giải thích dùm. Xin cám ơn.
     
    161024 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #15707   22/10/2008
    Được đánh dấu trả lời

    mizuno
    mizuno
    Top 500
    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:08/09/2008
    Tổng số bài viết (135)
    Số điểm: 345
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 5 lần


    Trả lời

    Bạn đang học môn này thì hoàn toàn có thể tham khảo giáo trình Lý luận Nhà nước và Pháp luật, trong đó đã nêu khá cụ thể về Quan hệ pháp luật (được viêt thành một chương độc lập), nếu bạn chưa hiểu rõ về vấn đề cụ thể nào, xin nêu ra chúng ta cùng bàn luận. Thân.
     
    Báo quản trị |  
  • #15710   25/03/2009

    khangpro
    khangpro

    Sơ sinh

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:08/01/2009
    Tổng số bài viết (38)
    Số điểm: 180
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    Theo tôi biết thì:
    -Chủ thể của một quan hệ pháp luật là những con người cụ thể tham gia làm nên quan hệ đó nhằm thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp luật nhất định.
    -Nội dung của một quan hệ pháp luật là các quyền và nghĩa vụ được nhà nước quy định cho các chủ thể khi họ tham gia vào các quan hệ pháp luật đó.
    -Khách thể của một quan hệ pháp luật là mục đích mà các chủ thể hướng tới khi thiết lập quan hệ, là những lợi ích được nhà nước bảo đảm thực hiện.
    Tuy nhiên trên thực tế không ít người có cách giải thích khác về cụm từ "quan hệ pháp luật" làm ảnh hưỡng đến việc áp dụng pháp luật.
    ví dụ: khoản 2., Điều 2 Nghị quyết 58/1998/ NQ-UBTVQH ngày 20-8-1998:
    Trích dẫn: Nghị quyết này không áp dụng đối với giao dịch dân sự về nhà ở thuộc sở hữu tư nhân được xác lập trước ngày 01-7-1991 mà có người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân, tổ chức nước ngoài tham gia.
    Điều khoản trên xác định chủ thể quan hệ pháp luật dân sự này là những người cụ thể tham gia làm nên quan hệ nêu trên, tức là có người VN định cư ở nước ngoài là chủ thể tham gia làm nên quan hệ dân sự này. Nhưng có đương sự là người VN định cư ở nước ngoài không tham gia làm nên quan hệ pháp luật này, mà chỉ là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan vẫn được tòa án áp dụng trích dẫn trên để tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án.
    Vấn đề nêu trên đã từng được báo Pháp Luật TP viết nhiều bài phê bình như bài báo số 109 ngày 15/02/2006 : BỘ TƯ PHÁP CHỦ TRÌ HỌP XỬ LÝ CÔNG VĂN 43, hoặc bài báo ngày 17/02/2006: Họp liên ngành xử lý công văn 43: LỖI BÊN HƯỚNG DẪN HAY BÊN VẬN DỤNG?, hoặc bài Bộ xây dựng giải thích: CÔNG VĂN 43 CHỈ "ÁCH" NHÀ CÓ CHỦ SỞ HỮU Ở NƯỚC NGOÀI....
    Nghịch lý về cách giải thích khác đối với cụm từ "Quan hệ pháp luật" đã là rào cản bất hợp lý cho các quan hệ dân sự không có người VN định cư ở nước ngoài tham gia làm nên quan hệ bị ách tắc, bị tạm đình chỉ, đình chỉ một cách oan ức.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn khangpro vì bài viết hữu ích
    phamthihalaw (20/05/2015)
  • #409344   11/12/2015

    tranminhdat97tpsc
    tranminhdat97tpsc

    Sơ sinh

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:29/11/2015
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 0
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    có thể cho mk 1 ví dụ đơn giản mà chỉ ra rõ dc chủ thể, khách thể và nội dung của quan hệ pl k ạ....đặc biệt là phần nội dung ý ạ

     

     
    Báo quản trị |  
  • #409377   11/12/2015

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


     

    tranminhdat97tpsc viết:

     

    có thể cho mk 1 ví dụ đơn giản mà chỉ ra rõ dc chủ thể, khách thể và nội dung của quan hệ pl k ạ....đặc biệt là phần nội dung ý ạ

     

     

     

    Ví dụ:

    bạn tranminhdat mua chiếc xe mô tô của hãng Honda.

    Quan hệ pháp luật ở đây là "Mua bán tài sản"'

    Chủ thể: bạn tranminhdat và hãng Honda.

    Khách thể: Quyền sở hữu tài sản (chuyễn giao quyền sở hữu).

    Nội dung: Theo luật dân sự

    Điều 428. Hợp đồng mua bán tài sản

    Hợp đồng mua bán tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao tài sản cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiền cho bên bán.

    Cập nhật bởi hungmaiusa ngày 11/12/2015 09:13:32 CH
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hungmaiusa vì bài viết hữu ích
    CCQLTTBT (26/10/2017)
  • #451877   15/04/2017

    vanthaogiang
    vanthaogiang

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:15/04/2017
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 0
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    cho mình hỏi; chủ thể của pháp luật với chủ thể quan hệ pháp luật có khác nhau không? và giải thích rõ ạ!

     
    Báo quản trị |  
  • #535612   26/12/2019

    enychi
    enychi
    Top 150
    Female
    Lớp 2

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:06/06/2019
    Tổng số bài viết (594)
    Số điểm: 3400
    Cảm ơn: 785
    Được cảm ơn 236 lần


    1. Chủ thể quan hệ pháp luật

    Chủ thể của quan hệ pháp luật là cá nhân hay tổ chức có năng lực pháp luật và năng lực hành vi pháp luật, tham gia vào các quan hệ pháp luật, có quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định.

    Nói một cách chung nhất, cá nhân, tổ chức có thể là chủ thể quan hệ pháp luật, nhưng đi vào cụ thể thì có sự phân biệt giữa cá nhân và tổ chức với tư cách là chủ thể của quan hệ pháp luật.

    Các loại chủ thể quan hệ pháp luật

    – Cá nhân: Bao gồm công dân, người nước ngoài, người không có quốc tịch, trong đó công dân là chủ thể phổ biến của hầu hết các quan hệ pháp luật.

    – Cá nhân muốn trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi.

    Năng lực pháp luật của cá nhân có những đặc điểm sau:

    + Năng lực pháp luật của cá nhân gắn liền với mỗi cá nhân, có từ lúc cá nhân đó sinh ra và chỉ chấm dứt khi cá nhân đó chết hoặc bị coi như đã chết. Pháp luật không phải là thuộc tính tự nhiên của cá nhân mà là phạm trù xã hội, phụ thộc vào ý chí của nhà nước.

    + Năng lực pháp luật của cá nhân có thể bị hạn chế trong một số trường hợp nhất định do pháp luật quy định như hình phạt bổ sung là cấm cư trú trong luật hình sự.

    Năng lực hành vi của cá nhân có những đặc điểm sau:

    + Để có năng lực hành vi hoặc có đủ năng lực hành vi cá nhân phải đạt đến độ tuổi nhất định tùy từng lĩnh vực do pháp luật quy định. Ví dụ: Trong lĩnh vực luật dân sự, cá nhân có năng lực hành vi khi cá nhân đó đủ 6 tuổi, còn năng lực hành vi đầy đủ khi cá nhân đó đủ 18 tuổi.

    + Để có năng lực hành vi, cá nhân phải có phả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình. Những người bị mất trí hoặc mắc các bệnh làm mất khả năng nhận thức thì coi là người mất năng lực hành vi.

    + Yếu tố gắn liền với năng lực hành vi là cá nhân phải có khả năng thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lý về hành vi của mình.

    Năng lực pháp luật và năng lực hành vi của tổ chức xuất hiện đồng thời cùng một lúc khi tổ chức đó được thành lập hợp pháp và mất đi khi tổ chức đó bị giải thể, phá sản.

    2. Khách thể của quan hệ pháp luật

    Khách thể của quan hệ pháp luật là lợi ích vật chất hoặc tinh thần mà các chủ thể pháp luật mong muốn đạt được khi tham gia các quan hệ pháp luật.

    Khách thể của quan hệ pháp luật có thể là:

    – Tài sản vật chất như tiền, vàng, bạc, nhà ở, phương tiện đi lại, vật dụng hàng ngày hoặc các loại tài sản khác…;

    – Hành vi xử sự của con người như vận chuyển hàng hoá, khám bệnh, chữa bệnh, chăm sóc người giàtrẻ embầu cử, ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước; phục vụ hành khách trên tàu hỏa, máy bay; hướng dẫn người du lịch, tham quan…;

    – Các lợi ích phi vật chất như quyền tác giả, quyền phát minh sáng chế, danh dự, nhân phẩm, học vị, học hàm…

    3. Nội dung của quan hệ pháp luật

    Nội dung của quan hệ pháp luật là tổng thể các quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý của các bên chủ thể tham gia.

    Nội dung của quan hệ pháp luật bao gồm

    – Quyền chủ thể

    Quyền chủ thể là khả năng hành động mà pháp luật bảo đảm cho cá nhân, tổ chức được tiến hành nhằm thỏa mãn quyền lợi của họ.

    Chủ thể thực hiện quyền của mình thông qua các khả năng sau:

    + Thực hiện một số hành vi trong khuôn khổ pháp luật quy định để thỏa mãn nhu cầu của mình;

    + Yêu cầu chủ thể khác thực hiện hoặc kiềm chế không thực hiện những hành vi nhất định: Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.

    – Nghĩa vụ pháp lý

    Nghĩa vụ pháp lý là cách xử sự bắt buộc do pháp luật quy định mà một bên phải thực hiện nhằm đáp ứng việc thực hiện quyền chủ thể của bên kia.

    Nghĩa vụ pháp lý bao hàm các yếu tố sau:

    + Chủ thể nghĩa vụ phải hành động hoặc kiềm chế không hành động;

    + Chủ thể nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm pháp lý trong trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn enychi vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (26/12/2019) duonghongle20@gmail.com (19/05/2020)
  • #539532   27/02/2020

    kimhuong12_11
    kimhuong12_11

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:16/02/2020
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 15
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 3 lần


    Quan hệ pháp luật có tính khách quan không ?

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn kimhuong12_11 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (28/02/2020)
  • #540159   29/02/2020

    kimhuong12_11
    kimhuong12_11

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:16/02/2020
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 15
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 3 lần


     
    "Bà A thông qua luật sư của mình là ông M để giao kết hợp đồng mua bán một căn hộ Penthouse với Công ty N do ông B là tổng giám đốc, theo thoả thuận trong hợp đồng mua bán. Do căn hộ có nhiều lỗi kỹ thuật nên bà A đề nghị người bán phải sửa chữa các lỗi này trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày bàn giao căn hộ theo thoả thuận trong hợp đồng. Nhưng đã 3 tháng kể từ khi có yêu cầu, người bán không thực hiện việc sửa chữa để bàn giao căn hộ, do vậy bà A yêu cầu huỷ hợp đồng mua bán nói trên và đòi bồi thường thiệt hại. Sau nhiều lần thương lượng không thành, bà A đưa đơn khởi kiện yêu cầu toà án cho huỷ hợp đồng mua bán đã ký và buộc người bán phải bồi thường thiệt hại cho mình. Toà án đã thụ lý vụ án và tiến hành chuẩn bị xét xử. Bà A tiếp tục thuê luật sư M làm người đại diện và bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình tại toà án."
     
    Hãy xác định quan hệ pháp luật và các chủ thể quan hệ pháp luật tương ứng trong tình huống nêu trên? trong đó chủ thể nào là chủ thể trực tiếp và chủ thể nào là chủ thể gián tiếp.
     
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn kimhuong12_11 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (02/03/2020)
  • #542104   28/03/2020

    van...
    van...

    Sơ sinh

    Quảng Nam, Việt Nam
    Tham gia:28/03/2020
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 0
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    các chủ thể pháp luật thực hiện pháp luật như nhau, cho em hỏi là đúng hay sai ạ, và vì sao. em thấy hơi khó hiểu.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn van... vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (28/03/2020)
  • #557380   06/09/2020

    Ksm1911547308
    Ksm1911547308

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/09/2020
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 0
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    cho em hỏi anh A vay 1 tỷ của ngân hàng TMCP X thì chúng ta xác định các mối quan hệ pháp luật sao ạ.

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Ksm1911547308 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (07/09/2020)
  • #564709   11/12/2020

    dangthibichtuyen515
    dangthibichtuyen515

    Sơ sinh

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:11/12/2020
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 0
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    nêu khoảng 2-3 mối quan hệ pháp luật mô hình của luật môi trường, quy phạm pháp luật, chủ thể của quan hệ pháp luật đó là gì ?

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn dangthibichtuyen515 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (12/12/2020)
  • #564966   19/12/2020

    miumilky
    miumilky

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/12/2020
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 0
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Phân biệt nội dung quan hệ pháp luật và năng lực pháp lực của chủ thể?

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn miumilky vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (19/12/2020)