Chào bạn pechua_ng0k.
Chẳng là thế này, quyền sử dụng đất (tạm gọi tắt là QSDD) và quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (QSHN) là hai quyền khác nhau. Như vậy cũng đồng nghĩa với việc sẽ xảy ra trường hợp chủ sở hữu QSDD và người có QSHN khác nhau trên cùng một mảnh đất !?
Đúng như vậy.
Ví dụ trong trường hợp sau:
A bán nhà cho B (bán cả đất lẫn nhà), hợp đồng mua bán của hai bên quy định rõ về vấn đề chuyển QSHN lẫn cả việc chuyển nhượng QSDD. Hợp đồng được công chứng, xác thực rồi.
Nhưng sau đó, người anh của A về nước và đòi lại miếng đất, bảo miếng đất là di sản của cha mẹ để lại, nên về nguyên tắc thì A và người anh là đồng sở hữu. Riêng đối với căn nhà, đó là do A tự bỏ tiền ra xây, thuộc quyền sở hữu của A.
Như vậy, hợp đồng bán bán nhà có hiệu lực, nhưng hợp đồng chuyển nhượng QSDD sẽ bị hủy (do chưa chuyển quyền nên xem như hợp đồng không có hiệu lực). Nhưng giờ B đã là chủ sở hữu nhà mất rồi.
Trường hợp có tranh chấp thì HĐ chuyễn nhượng bị vô hiệu toàn bộ chứ không phải vô hiệu 1 phần vì người mua không chấp nhận chỉ mua nhà không mua đất.
Tương tự, trường hợp người Việt Nam định cư nước ngoài, Luật nhà ở quy định một số trường hợp họ được sở hữu nhà ở, thế họ sở hữu nhà ở, còn miếng đất thì sao? QSDD thuộc về ai? Sổ đỏ ghi tên ai?
Trường hợp được mua nhà thì cũng được nhận chuyễn nhượng đất ở, vẫn có trường hợp chỉ chuyễn nhượng nhà với thời hạn là 20 đến 50 năm.