Chủ quyền là không thể thương lượng

Chủ đề   RSS   
  • #233919 18/12/2012

    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chủ quyền là không thể thương lượng

     

    Thủ tướng tương lai của Nhật Bản, ông Shinzo Abe, ngày 17-12 khẳng định sẽ không có thương lượng về chủ quyền của Nhật đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp với Trung Quốc.

     

    Hai tàu tuần tra của Nhật Bản áp sát một tàu của Trung Quốc sau khi một số nhà hoạt động Trung Quốc đổ bộ lên đảo Uotsuri thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ngày 15-8 - Ảnh: AP

     

    Trả lời phỏng vấn báo chí một ngày sau khi Đảng Dân chủ tự do (LDP) của ông giành chiến thắng trong cuộc bầu cử quốc hội, ông Abe thề sẽ bảo vệ từng milimet chủ quyền lãnh thổ của Nhật, trong đó có quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. “Quần đảo Senkaku là lãnh thổ của Nhật Bản. Nhật Bản sở hữu và kiểm soát quần đảo này theo luật quốc tế. Điều này là không thể thương lượng” - Đài truyền hình NHK dẫn lời ông Abe khẳng định.

    Được mô tả là “diều hâu” trong chính sách ngoại giao, ông Abe ngay trong khi tranh cử đã cam kết sẽ có thái độ cứng rắn trong các tranh chấp lãnh thổ, nhất là với Trung Quốc. “Trung Quốc không thể chối bỏ sự thật quần đảo này là lãnh thổ của Nhật Bản. Mục tiêu của chúng tôi là chấm dứt yêu sách này - ông Abe tuyên bố - Chúng tôi không có ý định làm quan hệ giữa Nhật và Trung Quốc trở nên tồi tệ thêm. Chúng tôi hiểu quan hệ tốt sẽ có lợi cho lợi ích của cả hai nước. Tôi muốn họ một lần nữa suy nghĩ kỹ về mối quan hệ chiến lược mà hai bên cùng có lợi”.

    Tokyo cứng rắn

    Theo báo Asahi, Quốc hội Nhật dự kiến sẽ họp phiên đặc biệt vào ngày 26-12 để bầu thủ tướng. Gần như chắc chắn ông Shinzo Abe sẽ quay trở lại nắm quyền với tư cách người lãnh đạo LDP. Nguồn tin từ LDP cho biết ông Abe đang chuẩn bị thành lập nội các mới.

    “Nhật cần làm rõ quan điểm cứng rắn đối với Chính phủ Trung Quốc và không cho phép tàu Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ Nhật” - ông Abe khẳng định. Cựu thủ tướng Abe nêu rõ nhiệm vụ của ông là xây dựng nền kinh tế tăng trưởng mạnh trở lại song song với sứ mệnh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Nhật Bản.

    Nhà phân tích Bruce Klingner thuộc Quỹ Heritage (Mỹ) nhận định chiến thắng của ông Abe đã cho thấy “quan điểm cứng rắn” về vấn đề chủ quyền trong dư luận Nhật đã chiếm ưu thế, nhất là sau hàng loạt căng thẳng giữa Nhật với các nước láng giềng trong thời gian gần đây. Khi còn là thủ tướng hồi năm 2007, ông Abe từng thúc đẩy “Sáng kiến tứ giác”, một thỏa thuận đối tác chiến lược giữa Nhật, Mỹ, Ấn Độ và Úc, nhằm tăng cường hợp tác chiến lược và tập trận hải quân chung giữa bốn nước để làm đối trọng với Trung Quốc.

    Nhiều khả năng ông Abe sẽ tái lập sáng kiến này trong thời gian tới để trấn an dư luận trong nước trước việc Trung Quốc đang liên tục leo thang căng thẳng trên biển Hoa Đông. Theo Kyodo, Lực lượng tuần duyên Nhật mới đây lại phát hiện năm tàu tuần tra Trung Quốc xâm nhập vùng biển quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, trong đó có tàu hải giám 206 là tàu lớn và hiện đại nhất của Trung Quốc.

    Bắc Kinh dọa trả đũa

    Trung Quốc đã lập tức đưa ra phản ứng của mình. “Chúng tôi rất quan tâm đến đường lối mà Nhật Bản sắp đưa ra. Quần đảo Điếu Ngư là lãnh thổ của Trung Quốc. Bắc Kinh sẵn sàng thảo luận với Tokyo để xây dựng mối quan hệ ổn định. Nhiệm vụ trước mắt là giải quyết một cách đúng đắn tranh chấp ở quần đảo này” - Tân Hoa xã dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh tuyên bố. Trong khi đó, Đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV lại mô tả ông nội của thủ tướng tương lai Nhật Bản, ông Nobusuke Kishi, như “một tội phạm chiến tranh hạng A”, mặc dù ông này không hề bị cáo buộc và xét xử chính thức khi được thả sau thất bại của Nhật Bản vào năm 1945.

    Thời Báo Hoàn Cầu đe dọa nếu ông Abe đi theo “đường lối cứng rắn quá mức”, Trung Quốc “chắc chắn sẽ trả đũa”. Nhiều tờ báo Trung Quốc khác cũng đòi ông Abe “thay đổi” để cải thiện quan hệ với Trung Quốc, chứ không hề nhắc đến những hành động leo thang căng thẳng của phía Trung Quốc trên biển Hoa Đông, đặc biệt là những cuộc biểu tình, đập phá, hôi của chống Nhật thời gian qua.

    Trong xã luận trước khi kết quả bầu cử ở Nhật được công bố, Tân Hoa xã đã khuyến cáo bất kể ai là người chiến thắng, Nhật Bản cần “xem xét chính sách đối ngoại của mình một cách thực tế và dài hạn” vì điều này cho phép Nhật Bản “làm dịu quan hệ căng thẳng của mình với các nước láng giềng”. Hãng tin nhà nước Trung Quốc này cũng tỏ ra lo ngại trước “những thông điệp gây bất ổn” đối với Bắc Kinh từ phía Nhật Bản”. Những chính sách này, nếu được thực hiện, sẽ càng khiến mối quan hệ của Nhật Bản với các nước láng giềng trở nên tồi tệ và sẽ làm gia tăng những nguy cơ chính trị và quân sự trong khu vực”.

    Báo Asie-Info của Pháp chuyên về Đông Nam Á ngày 17-12 nêu câu hỏi: một giai đoạn căng thẳng mới đang mở ra giữa Bắc Kinh và Tokyo? Báo này viết Bắc Kinh như đang ngày càng xem chủ nghĩa quốc gia là ưu tiên số 1. Còn với Tokyo, ông Abe cũng là một trong số những nhân vật đại diện cho chủ nghĩa quốc gia cứng rắn, và hiện không có dấu hiệu nào cho thấy ông đã thay đổi quan điểm của mình, thậm chí sự phục hồi kinh tế của Nhật Bản có là ưu tiên hàng đầu sau hai thập niên trì trệ đi nữa. Ông vẫn là người ủng hộ việc sửa đổi hiến pháp Nhật Bản.

    Vào tháng 9-2012, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Leon Panetta khi đến Tokyo đã cảnh báo những xung đột lãnh thổ hiện nay ở châu Á, nhất là giữa Trung Quốc và nhiều nước khu vực, có thể leo thang thành một cuộc chiến tranh nếu các chính phủ liên quan tiếp tục có “những hành động gây hấn”. Trong chiến lược xoay trục châu Á của mình, không phải chỉ riêng Tổng thống Mỹ Obama đang lo ngại nảy sinh thêm một sự căng thẳng mới giữa Bắc Kinh và Tokyo. Thủ đô các nước ASEAN cũng đang rất quan tâm theo dõi mọi diễn biến này.

    MỸ LOAN - T.N.

    Thạc sĩ, luật sư: ĐẶNG VĂN CƯỜNG - ĐT: 0977999896 - http://trungtamtuvanphapluat.vn

    Địa chỉ: Văn phòng luật sư Chính Pháp, Số 65b phố Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội.

    - Điện thoại/Fax:0437.327.407

    -Gmail: LuatsuChinhPhap@gmail.com

    - Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn

    - https://www.facebook.com/luatsuchinhphap

    I. DỊCH VỤ PHÁP LÝ CỦA VĂN PHÒNG LUẬT SƯ CHÍNH PHÁP:

    Tranh tụng + Tư vấn + Đại diện ngoài tố tụng + Soạn thảo văn bản. Cụ thể như sau:

    1. Luật sư bào chữa, tranh tụng trong các vụ án: Hình sự, Dân sự, Lao động, Hành chính, Kinh doanh, thương mại;

    2. Luật sư thay mặt khách hàng: làm người đại diện theo ủy quyền để tham gia tố tụng và Đại diện ngoài tố tụng để giải quyết các vấn đề liên quan đến các lĩnh vực pháp lý; Thương thuyết, Đàm phán hợp đồng; Thu hồi các khoản nợ khó đòi...

    3. Luật sư tư vấn pháp luật: Trực tiếp, bằng văn bản hoặc Email cho các tố chức, cá nhân đối với mọi lĩnh vực pháp luật. Tư vấn theo vụ việc hoặc tư vấn pháp luật thường xuyên cho Doanh nghiệp. Tư vấn thường xuyên cho các Báo điện tử trong mục Giải đáp pháp luật và Dịch vụ luật sư riêng.

    4. Luật sư thực hiện thủ tục hành chính trọn gói: Đăng ký kinh doanh; Xin cấp GCN QSD đất lần đầu, Khai nhận di sản thừa kế, Đăng ký sang tên khi mua bán, chuyển nhượng BĐS, Chuyển mục đích sử dụng đất...

    5. Luật sư soạn thảo: Hợp đồng, Di chúc, Đơn thư và các văn bản pháp lý khác theo yêu cầu.

    II. TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ cho mọi đối tượng (Liên hệ ngoài giờ hành chính):

    1. Hình thức tư vấn miễn phí:

    Luật sư Đặng Văn Cường thường xuyên tư vấn pháp luật miễn phí qua 3 hình thức:

    - Điện thoại: 0977.999.896

    - Gmail: Luatsuchinhphap@gmail.com

    - Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn

    - Website: http://trungtamtuvanphapluat.vn

    - https://www.facebook.com/cuongluatsuchinhdai

    2. Thời gian tư vấn pháp luật miễn phí: Từ 19h-21h hàng ngày và cả ngày Thứ 7 + Chủ nhật

    III. BÀO CHỮA MIỄN PHÍ:

    Ths. Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Hà Nội thường xuyên bào chữa miễn phí cho các đối tượng là: Người chưa thành niên; Người nghèo, Thân nhân liệt sĩ và Người có công với cách mạng.

    Văn phòng luật sư Chính Pháp cần tuyển dụng: Luật sư và Cộng tác viên làm việc tại Hà Nội và trưởng Chi nhánh ở các tỉnh Phía Bắc.

     
    5552 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận