Chủ quán hay khách phải nộp phạt cho hành vi để xe lấn chiếm vỉa hè

Chủ đề   RSS   
  • #455857 03/06/2017

    Sensen93
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (291)
    Số điểm: 3005
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 155 lần


    Chủ quán hay khách phải nộp phạt cho hành vi để xe lấn chiếm vỉa hè

    Chào các bạn!

    Tình cờ đi ăn tại một quán ăn tại Quận 1, mình bắt gặp một sự việc thế này: Gia đình anh kia đi vào quán ăn X để dùng bữa tối, gửi xe hơi cho bảo vệ đỗ ở lề đường trước cửa quán. Trong lúc đang ăn tối thì Đoàn kiểm tra giao thông đô thị đi tới và cẩu chiếc xe của anh về Công an phường, yêu cầu anh lên phường làm việc. Anh X nằng nặc đòi chủ quán phải cùng mình lên phường để giải quyết vụ việc. 

    Cơ quan chức năng lập biên bản xử phạt anh hành vi đỗ xe sai quy định, lấn chiếm lòng, lề đường. Anh không chấp nhận bị phạt vì lý do anh  vào ăn ở quán X, giao lại trách nhiệm giữ xe cho quán thì quán phải có trách nhiệm chịu phạt chứ không phải là anh. Về phía chủ quán, chị A bảo quán không có trách nhiệm gì đối với hành vi đỗ xe sai quy định của anh vì đó là giao dịch gửi giữ xe giữa anh và bên bảo vệ, không liên quan tới quán. Vì vậy, quán không có nghĩa vụ phải nộp phạt cho anh.

    Theo các bạn, trường hợp này bên nào nộp phạt thì đúng? 

    Everything happens for a reason...

     
    6276 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn Sensen93 vì bài viết hữu ích
    minhlong3110 (06/06/2017) ntqn1993 (04/06/2017) DT_DA (03/06/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #455884   03/06/2017

    Chào bạn mình xin  trả lời tình huống của bạn như sau:

    • Chia ra 2 trường hợp:

      Trường hợp 1: Quán đó không có trách nhiệm trông giữ xe của khách hoặc quán đó có biển thông báo khách tự bảo quản xe cộ mà khách hàng để xe lấn chiếm vỉa hè sai quy định thì khách hàng phải chịu trách nhiệm nộp phạt.

      Trường hợp này khách hàng bị phạt theo quy định và mức phạt dưới đây:

      Theo quy định tại Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt:

      * Đối với xe ô tô:

      Điều 5. Xử phạt người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

      3. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

      e).....đỗ, để xe ở hè phố trái quy định của pháp luật;

      * Đối với xe mô tô, xe gắn máy:

      “Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

      3. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

      đ) Dừng xe, đỗ xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông; tụ tập từ 03 (ba) xe trở lên ở lòng đường, trong hầm đường bộ; đỗ, để xe ở lòng đường đô thị, hè phố trái quy định của pháp luật”

      Trường hợp 2: Quán có nhận gửi giữ xe của khách theo hợp đồng gửi giữ (thỏa thuận miệng hoặc bằng phiếu gửi xe). Thì quán phải có nghĩa vụ và trách nhiệm đối với xe của khách. Bởi lẽ, căn cứ quy định tại khoản 1, 4 Điều 557 Bộ luật dân sự 2015 Quy định về hợp đồng gửi giữ về nghĩa vụ của bên giữ tài sản: “1. Phải bảo quản tài sản theo đúng thỏa thuận, trả lại tài sản cho bên gửi theo đúng tình trạng như khi nhận giữ”. “4. Phải bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng”.

      Trường hợp này khi bị phạt lỗi lấn chiếm vỉa hè vì để xe sai quy định, thì chủ quán đã có vi phạm với mức phạt như sau:

      Theo quy định Điều 12 khoản 4, điểm c; khoản 5 điểm g; khoản 6; khoản 7 điểm a, khoản 9 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP (nêu trên):

      “Điều 12. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ

      4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

      c) Chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố dưới 05 m2 làm nơi trông, giữ xe;”.

      5. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

      g) Chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố từ 05 m2 đến dưới 10 m2 làm nơi trông, giữ xe;

      6. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 12.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố từ 10 m2 đến dưới 20 m2 làm nơi trông, giữ xe.

      7. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

      a) Chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố từ 20 m2 trở lên làm nơi trông, giữ xe;

      Ngoài ra, 9. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6, Khoản 7, Khoản 8 Điều này còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây: ....Buộc phải di dời các loại vật dụng (ô tô, xe máy) và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra”.

      Theo nguyên tắc Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần (điều 3, Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012), trường hợp chủ quán bị phạt về chiếm dụng vỉa hè theo Điều 12 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP (nêu trên) thì các ô tô, xe máy sẽ buộc phải di dời và không bị xử phạt nữa.

      Trường hợp chỉ lập biên bản xử phạt hành vi để xe sai quy định đối với khách thì khách có quyền yêu cầu chủ quán phải bồi thường cho mình số tiền tương đương với số tiền phải nộp phạt vi phạm (cơ sở pháp lý quy định tại Điều 557 Bộ luật dân sự như đã nêu trên).

    •  

     

    Cập nhật bởi KieuNga1109 ngày 04/06/2017 08:45:07 CH
     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn KieuNga1109 vì bài viết hữu ích
    thuychichu (03/06/2017) Sensen93 (04/06/2017) ntqn1993 (04/06/2017)
  • #455926   04/06/2017

    Sensen93
    Sensen93
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (291)
    Số điểm: 3005
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 155 lần


    KieuNga1109 viết:

    Chào bạn mình xin  trả lời tình huống của bạn như sau:

    • Chia ra 2 trường hợp:

      Trường hợp 1: Quán đó không có trách nhiệm trông giữ xe của khách hoặc quán đó có biển thông báo khách tự bảo quản xe cộ mà khách hàng để xe lấn chiếm vỉa hè sai quy định thì khách hàng phải chịu trách nhiệm nộp phạt.

      Trường hợp này khách hàng bị phạt theo quy định và mức phạt dưới đây:

      Theo quy định tại Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt:

      * Đối với xe ô tô:

      Điều 5. Xử phạt người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

      3. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

      e).....đỗ, để xe ở hè phố trái quy định của pháp luật;

      * Đối với xe mô tô, xe gắn máy:

      “Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

      3. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

      đ) Dừng xe, đỗ xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông; tụ tập từ 03 (ba) xe trở lên ở lòng đường, trong hầm đường bộ; đỗ, để xe ở lòng đường đô thị, hè phố trái quy định của pháp luật”

      Trường hợp 2: Quán có nhận gửi giữ xe của khách theo hợp đồng gửi giữ (thỏa thuận miệng hoặc bằng phiếu gửi xe). Thì quán phải có nghĩa vụ và trách nhiệm đối với xe của khách. Bởi lẽ, căn cứ quy định tại khoản 1, 4 Điều 557 Bộ luật dân sự 2015 Quy định về hợp đồng gửi giữ về nghĩa vụ của bên giữ tài sản: “1. Phải bảo quản tài sản theo đúng thỏa thuận, trả lại tài sản cho bên gửi theo đúng tình trạng như khi nhận giữ”. “4. Phải bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng”.

      Trường hợp này khi bị phạt lỗi lấn chiếm vỉa hè vì để xe sai quy định, thì chủ quán đã có vi phạm với mức phạt như sau:

      Theo quy định Điều 12 khoản 4, điểm c; khoản 5 điểm g; khoản 6; khoản 7 điểm a, khoản 9 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP (nêu trên):

      “Điều 12. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ

      4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

      c) Chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố dưới 05 m2 làm nơi trông, giữ xe;”.

      5. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

      g) Chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố từ 05 m2 đến dưới 10 m2 làm nơi trông, giữ xe;

      6. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 12.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố từ 10 m2 đến dưới 20 m2 làm nơi trông, giữ xe.

      7. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

      a) Chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố từ 20 m2 trở lên làm nơi trông, giữ xe;

      Ngoài ra, 9. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6, Khoản 7, Khoản 8 Điều này còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây: ....Buộc phải di dời các loại vật dụng (ô tô, xe máy) và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra”.

      Theo nguyên tắc Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần (điều 3, Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012), trường hợp chủ quán bị phạt về chiếm dụng vỉa hè theo Điều 12 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP (nêu trên) thì các ô tô, xe máy sẽ buộc phải di dời và không bị xử phạt nữa.

      Trường hợp chỉ lập biên bản xử phạt hành vi để xe sai quy định đối với khách thì khách có quyền yêu cầu chủ quán phải bồi thường cho mình số tiền tương đương với số tiền phải nộp phạt vi phạm (cơ sở pháp lý quy định tại Điều 557 Bộ luật dân sự như đã nêu trên).

    •  

     

    Cảm ơn ý kiến của bạn. Tuy nhiên, mình thắc mắc đối với trường hợp thứ 2. Nếu quán ký hợp đồng trông giữ xe với một công ty bảo vệ, trong đó thỏa thuận mọi trách nhiệm llieen quan đến tài sản xe cộ của khách đến ăn tại quán đều do bên bảo vệ chịu. Thì khi khách đến ăn tại quán, giao dịch gửi giữ xe phát sinh giữa bên bảo vệ và khách hàng. Vậy khi đó, khách yêu cầu nộp phạt, quán có phải chịu trách nhiệm hay không?

    Everything happens for a reason...

     
    Báo quản trị |  
  • #455935   04/06/2017

    truong_nhu
    truong_nhu
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (155)
    Số điểm: 2170
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 85 lần


    Sensen93 viết:

    Cảm ơn ý kiến của bạn. Tuy nhiên, mình thắc mắc đối với trường hợp thứ 2. Nếu quán ký hợp đồng trông giữ xe với một công ty bảo vệ, trong đó thỏa thuận mọi trách nhiệm llieen quan đến tài sản xe cộ của khách đến ăn tại quán đều do bên bảo vệ chịu. Thì khi khách đến ăn tại quán, giao dịch gửi giữ xe phát sinh giữa bên bảo vệ và khách hàng. Vậy khi đó, khách yêu cầu nộp phạt, quán có phải chịu trách nhiệm hay không?

    Trong trường hợp này, sẽ căn cứ vào hợp đồng, thỏa thuận giữa quán và bên bảo vệ, nếu trong đó có quy định về trách nhiệm của quán trong các trường hợp khách bị phạt trong việc gửi giữ xe thì chủ quán có trách nhiệm, còn nếu không có thì đó là trách nhiệm của bên bảo vệ.

    Còn về quy trình, trước tiên là bên bảo vệ có trách nhiệm bồi thường cho khách cái đã, rồi sau đó thỏa thuận với quán và nhận khoản tiền hoàn lại sau.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn truong_nhu vì bài viết hữu ích
    ntqn1993 (04/06/2017) Sensen93 (04/06/2017)
  • #456297   06/06/2017

    minhlong3110
    minhlong3110
    Top 500
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/03/2014
    Tổng số bài viết (249)
    Số điểm: 4125
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 158 lần


    Trong trường hợp này thì người chủ quán và anh X đều bị xử lý vi phạm hành chính, cụ thể như sau;

    Đối với người chủ quán  phải chịu mức phạt do đã chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố làm nơi trông, giữ xe. Mức phạt được áp dụng cho hành vi vi phạm này tùy theo mức độ được quy định tại khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7 điều 12 về xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ căn cứ Nghị định 16/2016/NĐ-CP.

    "Điều 12. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ
    ...
    4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
    ...
    c) Chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố dưới 05 m2 làm nơi trông, giữ xe;
    ...
    5. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
    ...
    g) Chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố từ 05 m2 đến dưới 10 m2 làm nơi trông, giữ xe;
    ...
    6. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 12.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố từ 10 m2 đến dưới 20 m2 làm nơi trông, giữ xe.

    7. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

    a) Chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố từ 20 m2 trở lên làm nơi trông, giữ xe;"

    Đối với anh X bị xử phạt tội đỗ xe trái quy định được quy định tại điểm đ khoản 3 điều 6 Nghị định 16/2016/NĐ-CP về xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ.

    "Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
    ...
    3. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
    ...
    đ) Dừng xe, đỗ xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông; tụ tập từ 03 (ba) xe trở lên ở lòng đường, trong hầm đường bộ; đỗ, để xe ở lòng đường đô thị, hè phố trái quy định của pháp luật;

    Người đang làm, trời đang nhìn, pháp luật đang điều chỉnh

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn minhlong3110 vì bài viết hữu ích
    Sensen93 (06/06/2017)