Các loại thuế phải đóng khi kinh doanh loại hình nhà trọ
Điều kiện: Doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở lên mới đóngthuế.
- Thuế GTGT:
Khoản 25 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC thì hàng hóa, dịch vụ của hộ, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống, không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT.
Theo khoản 2 Phụ lục Bảng danh mục ngành nghề tính thuế giá trị gia tăng theo tỷ lệ % trên doanh thu ban hành kèm theo Thông tư 219/2013/TT-BTC
Dịch vụ lưu trú, kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ là 5%
Thuế GTGT = Doanh thu x 5%
- Thuế môn bài:
Theo khoản 2 Điều 4 Thông tư 302/2016/TT-BTC, mức thu lệ phí môn bài trên doanh thu:
Trên 500 triệu đồng/năm: 01 triệu đồng/năm;
Từ trên 300 đến 500 triệu đồng/năm: 500.000 đồng/năm
Từ trên 100 đến 300 triệu đồng/năm: 300.000 (ba trăm nghìn) đồng/năm.
Doanh thu để làm căn cứ xác định mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình tại khoản này là tổng doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân.
- Thuế thu nhập cá nhân:
Theo Công văn 615/TCT-TNCN về tỷ lệ thuế trên doanh thu đối với dịch vụ lưu trú, cho thuê tài sản, quy định hoạt động cho thuê tài sản áp dụng thuế suất thuế TNCN 5% cho trường hợp cho thuê nhà trọ.
Thuế TNCN = Doanh thu x 5%
Đối với trường hợp kinh doanh 3 năm mà vẫn chưa đóng thuế. Chủ nhà trọ cần tính lại doanh thu, nếu dưới 100 triệu đồng/năm thì không xem là trốn thuế. Còn nếu thu nhập trên 100 triệu đồng/năm thì cần đi đăng ký kinh doanh để tránh những rắc rối thuế về sau.
Pháp luật vô hình, tuy không thể thấy nhưng phải biết!