Chồng cũ đòi dành lại quyền nuôi con

Chủ đề   RSS   
  • #106456 29/05/2011

    LanAnhTu

    Sơ sinh

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:15/09/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chồng cũ đòi dành lại quyền nuôi con

         Kính chào.

         Xin nhờ tư vấn hộ tôi giúp, tôi đang bối rối quá.

         Tôi và chồng cũ đã thuận tình ly hôn từ tháng 9/2010 và anh ta và tôi thuận tình cho tôi được quyền nuôi cháu sinh năm 2005. Khi nhận nuôi con tôi không yêu cầu anh ta chu cấp một khoản phí nuôi con nào. Tôi nuôi con và anh ta được đón cháu về vào các ngày thứ bảy và chủ nhật. Từ tháng 9/2011 đến nay hai mẹ con tôi sống với nhau rất tốt, tôi chăm lo cho cháu đầy đủ.

         Còn anh ta một năm nay chưa bao giờ anh ta đi đón con, nhưng tôi vẫn cho cháu về chơi với ông nội (ông nội cháu rất quý tôi và cuối tuần ông gọi điện đón cháu tôi cho cháu về hai ngày thứ bảy và chủ nhật). Khi con ở nhà nội về tôi có hỏi con là bố có ở nhà chơi với con không? Cháu nói không, bố toàn đi uống bia rượu thôi, có lần tôi hỏi cháu nói bố bảo tối mua xôi thịt về cho con ăn mà con chờ mãi xong con đói quá con  ngủ luôn rồi bố mới về (con tôi ngủ rất muộn để mà cháu đói và ngủ thì lúc đó cũng phải 12h đêm). Rất nhiều lần như vậy và lần nào tôi hỏi cháu cũng nói bố không có nhà, con toàn đi vườn trẻ với ông. Như vậy là anh ta chả có tí trách nhiệm nào với con cả.

         Nhưng hôm nọ tôi nhận được giấy mời của tòa án vì anh ta dòi dành lại quyền nuôi con. Về vấn đề chăm lo cho con thì tôi không lo lắng nhưng mà anh ta là chấp hành viên đúng ở huyện mà tôi đang ở nữa. Chắc chắn anh ta sẽ mượn việc đó mà gây khó dễ cho tôi. Vì rõ ràng một năm qua anh ta khong có tí trách nhiệm gì với con cái, chưa kể 2 lần anh ta còn đến trường học của con gây cản trở việc học của con nữa.

         Xin tòa tư vấn giúp tôi với. Chuyện cậy quen biết và là người thi hành án luôn ở đó thì anh ta có dành lại quyền nuôi con của tôi không? năm nay cháu chuẩn bị vào lớp một rồi, tôi muốn con tôi được chăm sóc đầy đủ.
         Xin nhờ tư vấn giúp tôi với!
     
    5935 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #108091   05/06/2011

    NgoThuyKhanh
    NgoThuyKhanh
    Top 150
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/02/2009
    Tổng số bài viết (645)
    Số điểm: 4553
    Cảm ơn: 158
    Được cảm ơn 241 lần


    Chào chị

    Chị đăng trên này mà lại viết là "xin tòa tư vấn giúp tôi" chắc là nhầm rồi. Chồng chị có quyền xin thay đổi người trực tiếp nuôi con. Nhưng "Tòa" sẽ chỉ chấp nhận nếu có căn cứ cho rằng chị không bảo đảm quyền lợi về mọi mặt của con (theo điều 93 Luật Hôn nhân gia đình).

    Chúc chị may mắn!
    Cập nhật bởi NgoThuyKhanh ngày 05/06/2011 03:23:39 CH

    Ôi Tổ Quốc ta yêu như máu thịt

    Như mẹ cha ta, như vợ, như chồng

    Ôi Tổ Quốc nếu cần, ta chết

    Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông...

     
    Báo quản trị |  
  • #108124   05/06/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


     Chào chị LanAnhTu
     Theo phần trình bày của chị, KD xin chia sẻ nỗi niềm cùng chị!
     Phần trả lời của NgoThuyKhanh đã khá đầy đủ, tuy nhiên em xin nói rõ hơn về tình huống của chị.

     Theo quy định tại Luật hôn nhân và gia đình năm 2000
     

    Điều 93. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

    Vì lợi ích của con, theo yêu cầu của một hoặc cả hai bên, Toà án có thể quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con.

    Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được thực hiện trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không bảo đảm quyền lợi về mọi mặt của con và phải tính đến nguyện vọng của con, nếu con từ đủ chín tuổi trở lên.

     Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con khi Tòa án đưa ra quyết định thay đổi sẽ căn cứ vào:
     - Người trực tiếp nuôi con không bảo đảm quyền lợi về mọi mặt của con (như vấn đề học hành, ăn ở, đi lại...)
     - Nếu con đủ chín tuổi trở lên thì phải căn cứ vào nguyện vọng của con (Tòa sẽ căn cứ theo ý nguyện của con để đưa ra quyết định)

     Như vậy, để chị được nuôi con, chị cần phải chứng minh rằng mình có đủ điều kiện để đảm bảo quyền lợi mọi mặt cho con mình hơn chồng chị. Thì Tòa sẽ căn cứ vào đó ra phán quyết.
     Chúc chị may mắn! Nếu còn thắc mắc chị có thể trình bày thêm, chúng em sẽ nhiệt tình giúp đỡ chị!
     Thân ái!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
  • #108126   05/06/2011

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    KhacDuy25 viết:
     Chào chị LanAnhTu
     Theo phần trình bày của chị, KD xin chia sẻ nỗi niềm cùng chị!
     Phần trả lời của NgoThuyKhanh đã khá đầy đủ, tuy nhiên em xin nói rõ hơn về tình huống của chị.

     Theo quy định tại Luật hôn nhân và gia đình năm 2000
     

    Điều 93. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

    Vì lợi ích của con, theo yêu cầu của một hoặc cả hai bên, Toà án có thể quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con.

    Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được thực hiện trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không bảo đảm quyền lợi về mọi mặt của con và phải tính đến nguyện vọng của con, nếu con từ đủ chín tuổi trở lên.

     Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con khi Tòa án đưa ra quyết định thay đổi sẽ căn cứ vào:
     - Người trực tiếp nuôi con không bảo đảm quyền lợi về mọi mặt của con (như vấn đề học hành, ăn ở, đi lại...)
     - Nếu con đủ chín tuổi trở lên thì phải căn cứ vào nguyện vọng của con (Tòa sẽ căn cứ theo ý nguyện của con để đưa ra quyết định)

     Như vậy, để chị được nuôi con, chị cần phải chứng minh rằng mình có đủ điều kiện để đảm bảo quyền lợi mọi mặt cho con mình hơn chồng chị. Thì Tòa sẽ căn cứ vào đó ra phán quyết.
     Chúc chị may mắn! Nếu còn thắc mắc chị có thể trình bày thêm, chúng em sẽ nhiệt tình giúp đỡ chị!
     Thân ái!


    Bạn có nhầm không vậy !?

    Chị LanAnhTu đang là người nuôi con hợp pháp. Tại sao chị ấy lại phải chứng minh một điều vớ vẩn như vậy chứ. Nếu chồng chị ấy muốn giành lại quyền nuôi con, thì chính anh ta mới phải chứng minh rằng chị LanAnhTu không bảo đảm quyền lợi về mọi mặt của con. Ngoài ra thì không liên quan gì tới chuyện nguyện vọng ở đây cả, vì con của chị chưa đủ 9 tuổi.

    Chú ý nhé !

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #108127   05/06/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


    boyluat viết:


    Bạn có nhầm không vậy !?

    Chị LanAnhTu đang là người nuôi con hợp pháp. Tại sao chị ấy lại phải chứng minh một điều vớ vẩn như vậy chứ. Nếu chồng chị ấy muốn giành lại quyền nuôi con, thì chính anh ta mới phải chứng minh rằng chị LanAnhTu không bảo đảm quyền lợi về mọi mặt của con. Ngoài ra thì không liên quan gì tới chuyện nguyện vọng ở đây cả, vì con của chị chưa đủ 9 tuổi.

    Chú ý nhé !


     Không nhầm đâu boy!
     Khi Tòa yêu cầu chồng chị ấy chứng minh, thì ngoài việc chứng minh của chồng chị ấy, chị ấy muốn bảo vệ được quyền nuôi con của mình trước Tòa (sau khi có yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con) thì chị ấy cần phải chứng minh ngược lại để đảm bảo quyền lợi của mình (như vậy sẽ đảm bảo hơn quyền lợi của chị ấy)

     Thân ái!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |