Cho vay tiền mặt không có thế chấp, rủi ro rình rập

Chủ đề   RSS   
  • #518139 14/05/2019

    Tinh1445
    Top 150
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/05/2019
    Tổng số bài viết (505)
    Số điểm: 8981
    Cảm ơn: 52
    Được cảm ơn 167 lần


    Cho vay tiền mặt không có thế chấp, rủi ro rình rập

    Tình trạng cho vay tiền mặt mà chỉ ghi giấy viết tay và không hề có thế chấp bằng tài sản khác xảy ra khá phổ biến ở các vùng nông thôn. Đa số trên giấy nợ chỉ ghi vài nội dung như số tiền, thời hạn trả nợ, lãi suất, chữ ký của các bên và không có tài sản đảm bảo. Với nội dung giấy nợ như vậy, phía người cho vay gặp bất lợi trong việc lấy lại tài sản cho vay của mình.

    Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về hợp đồng vay tài sản tại Điều 463 như sau:

    “Điều 463. Hợp đồng vay tài sản

    Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”

    Đồng thời, Bộ luật dân sự cũng quy định về nghĩa vụ trả nợ của bên vay tại Điều 466:

    “Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay

    1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

    3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

    5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

    a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;

    b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    Như vậy, người vay có nghĩa vụ trả lại số tài sản vay cho người cho vay khi đã đến hạn và nếu không thực hiện được theo đúng thỏa thuận thì sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, và có thể sẽ bị tính lãi do nợ quá hạn.

    Về vấn đề truy cứu trách nhiệm Hình sự khi quá hạn không thực hiện trả nợ theo hợp đồng, Bộ Luật Hình sự 2015 có quy định về tội danh Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản tại Điều 175 như sau:

    “Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

    1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

    b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

    c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;”

    Như vậy, nếu vi phạm hợp đồng vay và có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

    Nhưng thời gian cũng như chi phí để giải quyết 1 hợp đồng vay mượn tài sản theo Bộ luật dân sự 2015 hoặc Bộ luật hình sự 2015 đều rất lâu và tốn nhiều công sức. Trường hợp Tòa xử thắng nhưng còn việc thi hành được bản án cũng là cả 1 vấn đề khi cho vay không có tài sản đảm bảo. Vậy nên, mọi cá nhân đều cẩn thận và cân nhắc khi cho vay để tránh rủi ro sau này.

     

     
    11158 | Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn Tinh1445 vì bài viết hữu ích
    DT_DA (28/07/2019) vudai307 (09/06/2019) thoangnet (15/05/2019) Haitran1995 (14/05/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang <12
Thảo luận
  • #520237   08/06/2019

    Tinh1445
    Tinh1445
    Top 150
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/05/2019
    Tổng số bài viết (505)
    Số điểm: 8981
    Cảm ơn: 52
    Được cảm ơn 167 lần


    Minhthuphl viết:

    Vẫn biết là cần cso tài sản đảm bảo để an toàn nhưng vì nhiều lý do để rồi cứ cho vay không không. Tới lúc người ta không trả thì tìm đủ mọi cách đòi thậm chí thuê giang hồ. 

     

    Thực tế vẫn cứ diễn ra như vậy. Cho vay thì dễ nhưng cuối cùng tới hạn trả tiền thì lại khó khăn. Vậy nên chúng ta nên bảo vệ quyền lợi của chính mình bằng cách làm hợp đồng rõ ràng, có công chứng, có tài sản đảm bảo cho khoản vay. Có như vậy, mất lòng trước được lòng sau, vì mục đích vay tiền văn minh.

     
    Báo quản trị |  
  • #519391   30/05/2019

    sunshine19
    sunshine19
    Top 150
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (613)
    Số điểm: 4350
    Cảm ơn: 210
    Được cảm ơn 136 lần


    Đồng tiền đi liền khúc ruột, vì thế khi cho bất cứ ai vay tiền, nên làm hợp đồng cho rõ ràng, tránh trường hợp đã mất tiền còn mất luôn cả tình. Lúc mới cho vay, hai bên thỏa thuận chắc chắn và vui vẻ lắm, nhưng khi xảy ra chuyện thì không có căn cứ giấy tờ để đòi lại. Vì thế, từ đầu nên rõ ràng tránh trường hợp mâu thuẫn sau này

     

     
    Báo quản trị |  
  • #520238   08/06/2019

    Tinh1445
    Tinh1445
    Top 150
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/05/2019
    Tổng số bài viết (505)
    Số điểm: 8981
    Cảm ơn: 52
    Được cảm ơn 167 lần


    sunshine19 viết:

    Đồng tiền đi liền khúc ruột, vì thế khi cho bất cứ ai vay tiền, nên làm hợp đồng cho rõ ràng, tránh trường hợp đã mất tiền còn mất luôn cả tình. Lúc mới cho vay, hai bên thỏa thuận chắc chắn và vui vẻ lắm, nhưng khi xảy ra chuyện thì không có căn cứ giấy tờ để đòi lại. Vì thế, từ đầu nên rõ ràng tránh trường hợp mâu thuẫn sau này

     

    Mỗi người nên có những biện pháp hiệu quả để bảo vệ chính mình trong quá trình cho vay. Nên vận dụng pháp luật một cách hiệu quả như làm hợp đồng với các điều khoản rõ ràng, có công chứng, có tài sản đảm bảo rõ ràng. Để cả bên đi vay và bên cho vay bảo vệ được quyền lợi của chính mình. 

     
    Báo quản trị |  
  • #520223   08/06/2019

    ph_ngoc
    ph_ngoc
    Top 500


    Đăk Nông, Việt Nam
    Tham gia:21/09/2017
    Tổng số bài viết (222)
    Số điểm: 1608
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 77 lần


    Khi vay tiền không thế chấp tức là chúng ta không phải giao tài sản cho người cho vay. Nếu là người đi vay, vẫn được quyền kiểm soát và sử dụng tài sản của mình. Bên cho vay chỉ giữ giấy tờ về tài sản để làm cơ sở ràng buộc giữa đôi bên (ví dụ giấy tờ xe). Vì thế, bên cho vay thường nhận rủi ro cao hơn về khoản vay không thế chấp. Pháp luật nên hạn chế những trường hợp cho vay không thế chấp này.

     
    Báo quản trị |  
  • #520240   08/06/2019

    Tinh1445
    Tinh1445
    Top 150
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/05/2019
    Tổng số bài viết (505)
    Số điểm: 8981
    Cảm ơn: 52
    Được cảm ơn 167 lần


    kindy_tran_8_2 viết:

    Khi vay tiền không thế chấp tức là chúng ta không phải giao tài sản cho người cho vay. Nếu là người đi vay, vẫn được quyền kiểm soát và sử dụng tài sản của mình. Bên cho vay chỉ giữ giấy tờ về tài sản để làm cơ sở ràng buộc giữa đôi bên (ví dụ giấy tờ xe). Vì thế, bên cho vay thường nhận rủi ro cao hơn về khoản vay không thế chấp. Pháp luật nên hạn chế những trường hợp cho vay không thế chấp này.

    Pháp luật cũng đã có những quy định riêng về hợp đồng cho vay tài sản. Việc cho vay tiền có thêm tài sản đẩm bảo để bảo vệ người cho vay. Nhưng cũng phải nhìn nhận lại việc nếu có phát sinh vấn đề tranh chấp liên quan mà cần đưa ra Tòa để giải quyết. Thì quá trình giải quyết cũng như thanh lý tài sản đảm bảo để trả nợ thì cũng cần một thời gian khá lâu. Nên việc cho vay nợ, rủi ro luôn thuộc về người cho vay. 

     

     

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #520247   08/06/2019

    ptk93
    ptk93

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/06/2019
    Tổng số bài viết (27)
    Số điểm: 465
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 13 lần


    vay tín chấp hiện đang là xu thế của hiện nay, cũng chính bởi vì vậy mà cưa 10 người đang trả nợ tín chấp sẽ có ít nhất khoảng 4 người bị nợ xấu, nợ xấu tràn lan, nợ xấu khó đòi, các công ty đòi nợ mọc lên như nấm, các hành vi lừa lọc, trốn chạy trở nên tinh vi, và nhiều hành vi lách luật trở nên vô cùng phổ biến. Xét thấy nên có quy định kiềm hãm vấn đề này

    Đừng ước mơ những gì ngoài tầm với - Mây của trời thì cứ kệ nó thôi

     
    Báo quản trị |  
  • #520437   10/06/2019

    Tinh1445
    Tinh1445
    Top 150
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/05/2019
    Tổng số bài viết (505)
    Số điểm: 8981
    Cảm ơn: 52
    Được cảm ơn 167 lần


    ptk93 viết:

    vay tín chấp hiện đang là xu thế của hiện nay, cũng chính bởi vì vậy mà cưa 10 người đang trả nợ tín chấp sẽ có ít nhất khoảng 4 người bị nợ xấu, nợ xấu tràn lan, nợ xấu khó đòi, các công ty đòi nợ mọc lên như nấm, các hành vi lừa lọc, trốn chạy trở nên tinh vi, và nhiều hành vi lách luật trở nên vô cùng phổ biến. Xét thấy nên có quy định kiềm hãm vấn đề này

    Có thể là do việc vay tiền quá dễ dàng, như chỉ cần chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu là đã có thể đi vay tín chấp từ 10 đến 40 triệu đồng rồi. Xuất phát từ việc cho vay dễ, không kèm điều kiện nên dẫn đến hệ quả là việc trả tiền không bị rằng buộc quá. Trễ thì người ta gọi nhắc thôi chứ không làm gì được. Rồi nhu cầu khiến lập ra nhiều công ty đòi nợ. Cái vòng luẩn quẩn cứ vậy, biết bao giờ khác được. 

     
    Báo quản trị |  
  • #520275   09/06/2019

    vudai307
    vudai307

    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/06/2019
    Tổng số bài viết (34)
    Số điểm: 1070
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 23 lần


    Tôi cũng có ít tiền, cũng muốn cho người này người kia vay lúc họ khó khăn, nhưng rồi nghĩ lại sợ. Sợ họ vay và bay luôn cùng số tiền đó thì không biết sống sao. Thế thôi, mua vàng cất vậy.

     
    Báo quản trị |  
  • #520288   09/06/2019

    ph_ngoc
    ph_ngoc
    Top 500


    Đăk Nông, Việt Nam
    Tham gia:21/09/2017
    Tổng số bài viết (222)
    Số điểm: 1608
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 77 lần


    Bài viết hữu ích!

    Còn các trường hợp cho vay tín dụng đen theo mình nghĩ thủ tục nhanh gọn vì bên cho vay cũng muốn giải ngân nhanh đơn giản vì những người cho vay thường là dân "anh chị" họ thường có những cái khác để ràg buộc con nợ nên họ thường không sợ bị con nợ chạy trốn. 

    Mình cũng có người bạn tự nhiên trên trời rơi xuống là đồng phạm với một con nợ chạy trốn mặc dù không hề ký kết bất cứ tờ giấy bão lãnh nào đủ cho thấy chỉ cần tấm ảnh với cái tên người bảo lãnh thôi là người nhu cầu có thể vay, người cho vay thì giải ngân chờ ngày lấy lãi một cách nhanh chóng.

     
    Báo quản trị |  
  • #523947   28/07/2019

    Cho vay tiền mặt chỉ viết giấy là điều thường thấy ở Việt Nam, nội dung ghi trên giấy thường thấy chỉ là số tiền vay và ngày trả không thấy lãi suất được đề cập. Vì vậy vấn đề này xảy ra tranh chấp rất nhiều, để giải quyết vấn đề này và bảo vệ quyền và lợi ích của người cho vay và người đi vay pháp luật Việt Nam đã quy định các vấn đề giải quyết tranh chấp trong trường hợp đi vay,mượn mà không trả, quy định cụ thể ở điều 43, điều 466 BLDS 2015

     
    Báo quản trị |  
  • #523959   28/07/2019

    DT_DA
    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    Thực tế loại hình này có rất nhiều rủi ro tuy nhiên lại rất nhiều công ty tài chính vẫn chấp nhận hoạt động kinh doanh trên phương thức này, vì nó rủi ro nhwung đi kèm với lợi nhuận lơn. Hiện tại thì phương thức này khá phổ biến để mua sắm các đồ gia dụng và một số dồ dùng trong cuộc sống thường ngày sẽ rất dễ dàng lúc bạn ko có tiền nhwung bạn có công việc và có lương để sống thì vẫn cso thể mua và ko cần trả 1 cục tiền ngay lập tức. Điều này khiên phương thức mua bán thành có hàng trước, tiền trả dần, khá tiện lợi

     
    Báo quản trị |  
  • #524711   31/07/2019

    Hoạt động cho vay tiền mặt không thế chấp ngày càng diễn ra nhiều, nhưng mức lãi suất không được quy định cụ thể trong thỏa thuận. Có thể các hoạt động này là hoạt động tín dụng đen với mức lãi suất cao ngất ngưỡng, và với cách đòi nọ cực kỳ dữ tợn với những người không có khả năng trả hoặc trả chậm lãi. 

     
    Báo quản trị |  
  • #547488   30/05/2020

    Vay tiền hiện nay có rất nhiều hình thức như thế chấp, tín chấp. Hình thức vay tín chấp thì không cần có tài sản đảm bảo vẫn được thực hiện rất nhiều. Tuy nhiên, hình thức vay cũng có những điều kiện khá khắc khe giữa cá nhân với các tổ chức tín dụng.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #547530   30/05/2020

    LEGAL-A25
    LEGAL-A25
    Top 200
    Lớp 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:17/04/2017
    Tổng số bài viết (462)
    Số điểm: 2912
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 100 lần


    Cảm ơn bài chia sẻ của bạn. Mình thường xuyên bị các tổ chức tín dụng gọi điện thoại đề nghị cho vay khoảng tiền với lãi suất hấp dẫn, mà chỉ cần có Giấy chứng minh nhân dân, không cần tài sản đảm bảo. Mình rất nhiều lần từ chôi, nhưng vẫn bị gọi làm phiền. Không biết thông tin mình bị lấy thế nào mà họ có thể gọi để đề xuất cho vay tiền như vậy.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #547535   30/05/2020

    LEGAL-A25
    LEGAL-A25
    Top 200
    Lớp 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:17/04/2017
    Tổng số bài viết (462)
    Số điểm: 2912
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 100 lần


    Cảm ơn bài chia sẻ của bạn. Mình thường xuyên bị các tổ chức tín dụng gọi điện thoại đề nghị cho vay khoảng tiền với lãi suất hấp dẫn, mà chỉ cần có Giấy chứng minh nhân dân, không cần tài sản đảm bảo. Mình rất nhiều lần từ chôi, nhưng vẫn bị gọi làm phiền. Không biết thông tin mình bị lấy thế nào mà họ có thể gọi để đề xuất cho vay tiền như vậy.

     
    Báo quản trị |  
  • #552031   17/07/2020

    Đây được xe là hình thức cho vay tính dụng đen, người vay không cần thế chấp bất cứ tài sản nào. Chỉ có thông tin cá nhận của bản thân và gia đình là có thể vay được. Tuy nhiên, lãi suất rất cao, nếu không đóng đúng thời hạn sẽ nhận viên bến đó khủng bố tin thần thật khủng khíp

     

     
    Báo quản trị |