Cho vay tiền cá nhân

Chủ đề   RSS   
  • #93361 06/04/2011

    meomacmua122

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/04/2011
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 125
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Cho vay tiền cá nhân

    toi co cho 1 co cung xom muon voi so tien 150.000.000d, co bien nhan giao keo khi nao co viec can thi chi hay truoc khoang 1 thang de hoan tra lai nhung da gan 1 nam nay co nay khong dong lai. toi co ra gap co de noi chuyen lay lai so tien nhung co noi la khi nao ban nha thi tra, gio toi duoc biet co da ban nha cua minh roi, tri gia can nha la 800.000.000d. toi co lam don len toa va nho toa can thiep de ngan chan khong cho co nay chuyen nhuong tai san nay cho nguoi khac. va toa co tra loi theo quy dinh cua phap luat khong the ngan chan duoc vi ly do la so tien co nay thieu toi khong bang 1/2 so tien can nha nen khong du dieu kien de toa ngan chan. cho toi hoi nhu vay co dung khong? va huong dan cho toi de toi co the lay lai so tien nay.

    #ff0000;">Tạm dịch!

    Tôi có cho một cô cùng xóm mượn với số tiền 150.000.000 đ, có biên lai nhận giao kết khi nào có việc cần thì chị hay  trước khoảng 1 tháng để hoàn trả lại nhưng đã gần 1 năm nay cô này không đóng lãi.

    Tôi có ra gặp cô để nói chuyện lấy lại số tiền nhưng cô nói là khi nào bán nhà thì trả. Giờ tôi mới biết được cô đã bán nhà của mình rồi, trị giá căn nhà là 800.000.000 đ. Tôi có làm đơn lên Tòa và nhờ Tòa can thiệp để ngăn chặn không cho cô này chuyển nhượng tài sản này cho người khác và Tòa có trả lời theo quy định của pháp luật không thể ngăn chặn được vì lý do là số tiền cô này thiếu tôi không bằng 1/2 số tiền căn nhà nên  không đủ điều kiện  để Tòa ngăn chặn.

    Cho tôi hỏi như vậy có đúng không? và hướng dẫn cho tôi có thể lấy lại số tiền này.

    #ff0000;">Lời nhắn: Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để mọi người dễ dàng tư vấn cho bạn! cảm ơn!
    Cập nhật bởi QuyetQuyen945 ngày 06/04/2011 04:58:49 PM
     
    10118 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #93371   06/04/2011

    kienanls
    kienanls
    Top 100
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/01/2008
    Tổng số bài viết (687)
    Số điểm: 4065
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 203 lần


    Chào bạn.

    Việc Tòa trả lời "khong the ngan chan duoc vi ly do la so tien co nay thieu toi khong bang 1/2 so tien can nha nen khong du dieu kien de toa ngan chan" là sai.

    Tôi nghĩ việc trả lời đơn ngăn chặn như thế chỉ là trả lời miệng thôi.
    Chứ thật sự bạn đã nộp đơn ngăn chặn kèm đơn khởi kiện thì Tòa phải trả lời bằng văn bản chấp nhận hoặc không chấp nhận (nhưng không với lý do như bạn nói)

    Bạn có thể làm đơn ngăn chặn lại để đảm bảo việc thi hành án về sau ( tuy nhiên bạn phải đóng một số tiền kha kha đấy, nộp vào ngân hàng)

    Nếu có gì khúc mắc bạn có thể liên hệ với chúng tôi.
    Thân.

    Tại TP Hồ Chí Minh

    CÔNG TY LUẬT MINH MẪN

    02 Hoa Phượng - Phường 02 - Quận Phú Nhuận - Tp Hồ Chí Minh

    Tổng đài tư vấn: 1900585847 - DD: 0902078630

    Website: www.luatminhman.net Email: vanphong@luatminhman.net

    ------------------------------------------------------------------------------------

    Tại Bạc Liêu

    CÔNG TY LUẬT KAO KIẾN

    87 Bà Triệu - Phường 03 -TP Bạc Liêu - Tỉnh Bạc Liêu

    Website: www.luatkaokien.com.vn Email: luatkaokien@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #93396   06/04/2011

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    Chào meomacmua122

    Vấn đề của bạn QQ xin tư vấn như sau:

    Trong trường hợp của bạn thì Tòa không thể áp dụng BPKCTT được rồi, nhưng nguyên nhân không phải như Tòa đã nêu ra đâu, bởi lẽ theo quy định của thì:

    Trong tr­ường hợp tài sản bị yêu cầu phong tỏa là tài sản không thể phân chia  đ­ược (không thể phong tỏa một phần tài sản đó) có giá trị cao hơn nghĩa vụ tài sản mà ng­ười bị áp dụng BPKCTT có nghĩa vụ phải thực hiện theo đơn khởi kiện, thì #ff0000;">Tòa án giải thích cho ng­ười yêu cầu biết để họ làm đơn yêu cầu áp dụng phong tỏa tài sản khác hoặc#ff0000;"> áp dụng BPKCTT khác. Nếu họ vẫn giữ nguyên đơn yêu cầu, thì Tòa án căn cứ vào khoản 4 Điều 117 của BLTTDS không chấp nhận đơn yêu cầu áp dụng BPKCTT của họ.

    Bạn có thể yêu cầu Tòa áp dụng BPKCTT khác.

    Về vấn đề để có thể lấy lại 150 triệu trên thì bạn cần làm như sau:
     
    Bạn nên gặp trực tiếp người đó và ấn định cho họ 1 khoản thời gian nhất định để người ta trả nợ cho bạn. Nếu người đó không chấp nhận hoặc sau khi đã ấn định thời gian mà người đó không chịu thực hiện nghĩa vụ của mình thì bạn khởi kiện ra Tòa.


    Về trình tự thủ tục khởi kiện thì bạn thực hiện như sau:

    Bạn làm 1 đơn theo mẫu ( QQ đính kèm)
    Kèm theo CMND hoặc hộ khẩu của bạn có công chứng
    Hợp đồng cho vay, cộng với văn bản thảo thuận thời hạn trả (nếu có)
    Bạn nộp đơn đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người đó cư trú.
    Khi nộp bạn bạn sẽ phỉ đóng tiền tạm ứng án phí.

    Chúc bạn may mắn!

    thân!
    Cập nhật bởi QuyetQuyen945 ngày 15/04/2011 07:42:03 AM
     
    Báo quản trị |  
  • #93587   07/04/2011

    kienanls
    kienanls
    Top 100
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/01/2008
    Tổng số bài viết (687)
    Số điểm: 4065
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 203 lần


    Chào bạn.
    meomacmua

    Theo như bạn trình bày: nhờ Tòa can thiệp để ngăn chặn không cho cô này chuyển nhượng tài sản này cho người khác

    Như vậy là bạn muốn áp dụng biện pháp "cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp" theo khoản 7 điều 102 hoặc "cấm hoặc buộc đương sự thực hiện hành vi nhất định" theo khoản 12 điều 102 BLTTDS.

    Trong cả hai trường hợp này thì Tòa án không thể vận dụng khoản 4 Điều 117 để bác yêu cầu của bạn với lý do
    là tài khoản, tài sản có giá trị cao hơn nghĩa vụ tài sản mà ng­ười bị áp dụng BPKCTT có nghĩa vụ phải thực hiện.

    Vì ở đây bạn không yêu cầu phong tỏa tài sản theo khoản 11 điều 117. (trong trường này phong tỏa nhà thì người ta đi lại ăn ở như thế nào ?)

    Tuy nhiên bạn cũng không thể áp dụng khoản 7 điều 102, vì đối tượng " căn nhà" không phải là đối tượng tranh chấp.

    Do đó, bạn có thể đề nghị Tòa áp dụng khoản 12 điều 102 BLTTDS/ nếu người đó không có tài sản nào khác.

    Lưu ý: đối với một số trường hợp khi yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bạn phải thực hiện biện pháp bảo đảm (bằng tiền, vàng bạc đá quý hoặc giấy tờ có giá) đó là khi yêu cầu áp dụng các biện pháp theo khoản 6,7,8,10,11 điều 102 BLTTDS.

    Vì vậy, bạn cần cân nhắc khi áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

    Thân.

    Tại TP Hồ Chí Minh

    CÔNG TY LUẬT MINH MẪN

    02 Hoa Phượng - Phường 02 - Quận Phú Nhuận - Tp Hồ Chí Minh

    Tổng đài tư vấn: 1900585847 - DD: 0902078630

    Website: www.luatminhman.net Email: vanphong@luatminhman.net

    ------------------------------------------------------------------------------------

    Tại Bạc Liêu

    CÔNG TY LUẬT KAO KIẾN

    87 Bà Triệu - Phường 03 -TP Bạc Liêu - Tỉnh Bạc Liêu

    Website: www.luatkaokien.com.vn Email: luatkaokien@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #93611   07/04/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Chào kienanls!

    Tôi đọc khoản 12 Điều 102 BLTTDS thấy ghi: "Cấm hoặc buộc đương sự thực hiện hành vi nhất định".

    Vậy Luật sư cho hỏi, trong trường hợp trên nếu Tòa án áp dụng khoản 12 Điều 102, thì Tòa án có thể cấm đương sự không được thực hiện những hành vi cụ thể nào; hoặc nếu buộc thì có thể buộc đương sự phải thực hiện những hành vi cụ thể nào đối với ngôi nhà?

    Mong nhận được câu trả lời của Luật sư!

    Trân trọng cảm ơn!

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    QuyetQuyen945 (07/04/2011)
  • #93621   07/04/2011

    kienanls
    kienanls
    Top 100
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/01/2008
    Tổng số bài viết (687)
    Số điểm: 4065
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 203 lần


    Chào bạn.

    Hiện nay khoản 7 điều 102 và khoản 12 điều 102 BLTTDS được hiểu là gần như tương đương nhau về mặt giá trị khi áp dụng.

    Hai biện pháp này khác nhau cơ bản chỉ là có thực hiện và không thực hiện biện pháp bảo đảm.

    Do đó, để trách thiệt hại cho đương sự và trách phải chịu trách nhiệm đối với bản thân, các thẩm phán thường áp dụng khoản 12 điều 102.

    Trong trường hợp này, tôi đưa ra ví dụ như sau:
        - Cấm đương sự thực hiện hành vi: bán, cho thuê, ủy quyền cho người khác quản lý tài sản ... (đây là tài sản không phải đối tượng tranh chấp)
    Trong khi đó khoản 7 Điều 102 là cấm chuyển dịch quyền về tài sản (gồm tất cả các quyền liên quan đến tài sản) đối với tài sản đang tranh chấp.
        - Buộc cơ quan có thẩm quyền không giao Sổ đỏ cho bên mua chẳng hạn (nếu các bên đã thực hiện xong việc mua bán và đề nghị cấp sổ đỏ)

    Vài ý trao đổi cùng bạn.

    Thân

    Tại TP Hồ Chí Minh

    CÔNG TY LUẬT MINH MẪN

    02 Hoa Phượng - Phường 02 - Quận Phú Nhuận - Tp Hồ Chí Minh

    Tổng đài tư vấn: 1900585847 - DD: 0902078630

    Website: www.luatminhman.net Email: vanphong@luatminhman.net

    ------------------------------------------------------------------------------------

    Tại Bạc Liêu

    CÔNG TY LUẬT KAO KIẾN

    87 Bà Triệu - Phường 03 -TP Bạc Liêu - Tỉnh Bạc Liêu

    Website: www.luatkaokien.com.vn Email: luatkaokien@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #93790   08/04/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Chào kienanls!
    Cảm ơn Luật sư đã dành thời gian trao đổi.

    Có thể trong thực tế, có một số Thẩm phán áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại khoản 12 Điều 102 BLTTHS như Luật sư đã nêu. Nhưng theo quan điểm của tôi, việc áp dụng như vậy là không đúng quy định của pháp luật.

    kienanls viết:

    Hiện nay khoản 7 điều 102 và khoản 12 điều 102 BLTTDS được hiểu là gần như tương đương nhau về mặt giá trị khi áp dụng.

    Hai biện pháp này khác nhau cơ bản chỉ là có thực hiện và không thực hiện biện pháp bảo đảm.

    Do đó, để trách thiệt hại cho đương sự và trách phải chịu trách nhiệm đối với bản thân, các thẩm phán thường áp dụng khoản 12 điều 102.


    Nếu nói rằng, khoản 7 Điều 102 và khoản 12 Điều 102 BLTTDS được hiểu gần như tương đương nhau về mặt giá trị khi áp dụng, thì đây là cách hiểu hoàn toàn sai. Vì như vậy thì khoản 12 sẽ trở thành một quy định không cần thiết. Hơn nữa, khoản 7 đã quy định quá rõ ràng là biện pháp cấm chuyển dịch quyền về tài sản chỉ được áp dụng đối với tài sản đang tranh chấp.

    Mặt khác, biện pháp quy định tại khoản 12 đã được cụ thể hóa tại Điều 115, nội dung như sau:

    Cấm hoặc buộc thực hiện một số hành vi nhất định được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy đương sự hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khác thực hiện hoặc không thực hiện một số hành vi nhất định làm ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án hoặc quyền và lợi ích hợp pháp của người khác có liên quan trong vụ án đang được Tòa án giải quyết.

    Theo văn phạm của điều luật này, thì những hành vi bị cấm phải là hành vi hoặc làm ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án hoặc làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác có liên quan trong vụ án đang được giải quyết.

    Hành vi "làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác có liên quan trong vụ án đang được giải quyết" phải được hiểu là những hành vi ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích đang bị xâm phạm và đang được Tòa án đứng ra bảo vệ.

    Trong trường hợp chủ topic nêu thì quyền lợi đang bị xâm phạm là quyền sở hữu đối với số tiền mà họ đã cho vay chứ không phải là quyền lợi liên quan đến ngôi nhà. Việc chuyển dịch ngôi nhà chẳng liên quan gì đến quyền lợi mà họ đang bị xâm phạm cả. Vì vậy mà Tòa án không thể áp dụng biện pháp cấm thực hiện hành vi nhất định như những hành vi mà Luật sư đã nêu ví dụ, vì thực chất đó là cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với ngôi nhà.

    Nói chung, theo tôi trường hợp trên không thể áp dụng bất cứ một biện pháp KCTT nào cả. Vì tài sản bị yêu cầu áp dụng không phải là tài sản đang tranh chấp; phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ thì không thỏa mãn điều kiện về giá trị; các hành vi quy định tại khoản 12 thì đương nhiên phải nằm ngoài phạm vi tại các khoản khác của Điều 102 BLTTDS.

    Trân trọng!

    Cập nhật bởi BachThanhDC ngày 08/04/2011 01:39:46 AM Cập nhật bởi BachThanhDC ngày 08/04/2011 01:28:32 AM

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #95072   14/04/2011

    bangtam24h
    bangtam24h

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2011
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Tôi có cho một cô cùng xóm mượn với số tiền 150.000.000 đ, có biên lai nhận giao kết khi nào có việc cần thì chị hay  trước khoảng 1 tháng để hoàn trả lại nhưng đã gần 1 năm nay cô này không đóng lãi.

    Tôi có ra gặp cô để nói chuyện lấy lại số tiền nhưng cô nói là khi nào bán nhà thì trả. Giờ tôi mới biết được cô đã bán nhà của mình rồi, trị giá căn nhà là 800.000.000 đ. Tôi có làm đơn lên Tòa và nhờ Tòa can thiệp để ngăn chặn không cho cô này chuyển nhượng tài sản này cho người khác và Tòa có trả lời theo quy định của pháp luật không thể ngăn chặn được vì lý do là số tiền cô này thiếu tôi không bằng 1/2 số tiền căn nhà nên  không đủ điều kiện  để Tòa ngăn chặn.

    Cho tôi hỏi như vậy có đúng không? và hướng dẫn cho tôi có thể lấy lại số tiền này.
     
    Báo quản trị |  
  • #95074   14/04/2011

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    Vấn đề của bạn đã được tư vấn ở phía trên, bạn có thể tham khảo!
     
    Báo quản trị |