Cho vay lãi 6%/tháng có là sử dụng tiền cho vay vào "mục đích bất hợp pháp"?

Chủ đề   RSS   
  • #480957 02/01/2018

    Giahuy2512

    Sơ sinh

    Thái Bình, Việt Nam
    Tham gia:15/12/2017
    Tổng số bài viết (15)
    Số điểm: 330
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 0 lần


    Cho vay lãi 6%/tháng có là sử dụng tiền cho vay vào "mục đích bất hợp pháp"?

    Chào các bạn diễn đàn Thư viện pháp luật!

        Hiện nay e cho người quen vay tiền lãi suất 1.2%/ tháng. Sau đó họ dùng tiền cho người khác vay 6%/1 tháng. Người vay tiền của họ bỏ trốn một sô tiền khá lớn và hiện nay họ dựa vào điều đó để trả chậm tiền em. Vậy việc người ta dùng tiền của em cho vay 6%/1 tháng có được con là tội lạm dụng tím nhiệm chiếm đoạt tài sản không ạ? Hành vi là sủ dụng tiền vào mục đích bất hợp pháp.

    Theo luật dân sự 2015 thì lãi suất max là 1,7%/1 tháng, theo luật hình sự 2017 thì nếu lãi suất cho vay cao gấp 5 lần tức khooảng 8,5%/ tháng sẽ bị tội cho vay nặng lãi. Như vậy để khép tội cho vay nặng lãi thì chưa đủ điều kiện

    Vây nếu em tố cáo ra công an huyện thì có đảm bảo cho việc điều trakhởi tố họ vi phạm điều 175 bộ luật HS 2017 không? Tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Và hành vi sử dụng tiền vào mục đích bất hợp pháp có thỏa mãn không?

    Em nên chỉ gửi ra công an hay cả viện kiểm sát và tòa án đồng thời?

     

    Rất cảm ơn anh chị đã đoc tin!

    Cập nhật bởi Giahuy2512 ngày 02/01/2018 04:15:32 CH
     
    6141 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #480962   02/01/2018

    không bạn ạ, cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có cấu thành khác và không quy định như vậy, . Đây sẽ vẫn được coi là hợp đồng dân sự. Đó là người bạn cho vay tiền

    Còn người vay tiền với mức lãi 6% khi bỏ trốn thì phần thỏa thuận 6% sẽ bị coi là vô hiệu (do không thỏa thuận được), hưởng mức lãi suất theo quy định và người bỏ trốn này có thể có bị phạm tội này, nhưng phải xét xem yếu tố định lượng và những vấn đề khác mà bạn chưa đưa ra thông tin đầy đủ, đồng thời còn yếu tố vi phạm là cho vay 6% này nữa nên phải có thông tin cụ thể hơn mình mới có thể trả lời cho bạn được

    P/S: KIỂM SÁT  chứ không phải kiểm soát nhé. Bạn không tìm được cơ quan kiểm soát nào đâu

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hai_phong_k54@yahoo.com vì bài viết hữu ích
    Giahuy2512 (02/01/2018)
  • #480964   02/01/2018

    không bạn ạ, cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có cấu thành khác và không quy định như vậy, . Đây sẽ vẫn được coi là hợp đồng dân sự. Đó là người bạn cho vay tiền

    Còn người vay tiền với mức lãi 6% khi bỏ trốn thì phần thỏa thuận 6% sẽ bị coi là vô hiệu (do không thỏa thuận được), hưởng mức lãi suất theo quy định và người bỏ trốn này có thể có bị phạm tội này, nhưng phải xét xem yếu tố định lượng và những vấn đề khác mà bạn chưa đưa ra thông tin đầy đủ, đồng thời còn yếu tố vi phạm là cho vay 6% này nữa nên phải có thông tin cụ thể hơn mình mới có thể trả lời cho bạn được

    P/S: KIỂM SÁT  chứ không phải kiểm soát nhé. Bạn không tìm được cơ quan kiểm soát nào đâu

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hai_phong_k54@yahoo.com vì bài viết hữu ích
    Giahuy2512 (02/01/2018)
  • #480965   02/01/2018

    Giahuy2512
    Giahuy2512

    Sơ sinh

    Thái Bình, Việt Nam
    Tham gia:15/12/2017
    Tổng số bài viết (15)
    Số điểm: 330
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 0 lần


    Dạ hiện nay họ còn nợ em 390t chưa trả.Lý do đưa ra là họ cho người ta vay lãi ngày 2000đ/1 triệu /1 ngày. Sau đó người vay tiền của họ bỏ trốn. Viện lý do đó họ kéo dài thời gian trả tiề cho em chưa biết bao giờ họ trả hết. Em có được sổ cho vay tiền của họ bản phô tô. 

    Cái 6% là việc họ dùng tiền vay của em để cho vay lãi dẫn đến mất khả năng trả nợ ạ

    Nếu như thế có thể coi là dùng tiền vay sử dụng vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến vệc mất khả năng trả nợ không ạ?

     

     
    Báo quản trị |  
  • #480968   02/01/2018

    không bạn, như mình đã nói, cái của bạn thì là giao dịch dân sự, trong trường hợp này kiện sẽ theo đường án dân sự, còn cái ô đi vay lãi 6% thì theo luật mới mới có thể bị khởi tố hình sự mà đối tượng khời kiện trong trường hợp này là người vay bạn chứ cũng không phải là bạn. Tuy nhiên, khi kiện dân sự, nếu người vay bạn có tài sản và kiện đòi được thì bạn có thể có những yêu cầu để đảm bảo cho việc lấy lại tài sản của bạn, không nhất thiết phải đưa ra hình sự. Việc đưa ra hình sự có thể có những rủi ro nhất định mà cái cuối cùng bạn cần là trả tiền mà.

    trường hợp bạn còn thắc mắc, có thể tiếp tục đưa ra câu hỏi hoặc liên hệ vào số điện thoại 19006281 để nghe tư vấn

     

     
    Báo quản trị |  
  • #480971   02/01/2018

    Giahuy2512
    Giahuy2512

    Sơ sinh

    Thái Bình, Việt Nam
    Tham gia:15/12/2017
    Tổng số bài viết (15)
    Số điểm: 330
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 0 lần


    hai_phong_k54@yahoo.com viết:

    không bạn, như mình đã nói, cái của bạn thì là giao dịch dân sự, trong trường hợp này kiện sẽ theo đường án dân sự, còn cái ô đi vay lãi 6% thì theo luật mới mới có thể bị khởi tố hình sự mà đối tượng khời kiện trong trường hợp này là người vay bạn chứ cũng không phải là bạn. Tuy nhiên, khi kiện dân sự, nếu người vay bạn có tài sản và kiện đòi được thì bạn có thể có những yêu cầu để đảm bảo cho việc lấy lại tài sản của bạn, không nhất thiết phải đưa ra hình sự. Việc đưa ra hình sự có thể có những rủi ro nhất định mà cái cuối cùng bạn cần là trả tiền mà.

    trường hợp bạn còn thắc mắc, có thể tiếp tục đưa ra câu hỏi hoặc liên hệ vào số điện thoại 19006281 để nghe tư vấn

     

    Vâng cảm ơn anh!

    Nếu ta dân sự trong thời gian 4 tháng chờ quyết định và thời gian xử họ tẩu tán tài sản thì còn đau đầu hơn ạ. Do việc áp dụng BP KCTT cũng rất phức tạp ạ. Em chỉ có giấy vay tiền của vợ ký, chồng có mặt nhưng không ký ạ

    Em muốn hình sự hóa lên vì luật 2017 sửa đổi có mục Đến hạn có khả năng trả nợ nhưng không trả...Đồng thời  nếu ra công an sẽ nhanh hơn ạ. 

     
    Báo quản trị |  
  • #481017   03/01/2018

    thứ nhất, hình sự hóa lên thì CA cũng mất kha khá thời gian điều tra: xác minh ban đầu --> khởi tố --> truy tố --> xét xử. Tùy theo mức độ nghiêm trọng mà mỗi giai đoạn có thời hạn khác nhau (ít nhất là 2 tháng) và qua rất nhiều cấp: Công an, kiểm sát rồi mới đến tòa. Tòa xử rồi mới thi hành án (tòa chỉ ra quyết định, bạn thường phải vác đơn qua THA làm thủ tục). Bạn muốn tánh tẩu tán tài sản cũng phải có đơn yêu cầu nên chả khác gì dân sự cả, thậm chí còn lâu hơn, qua nhiều bước hơn do DS chỉ có ra tòa rồi THA, biện pháp ngăn chặn cũng được nộp trực tiếp lên Tòa thì về cơ bản nó sẽ nhanh hơn. Mọi người hay hình sự hóa dân sự vì một ý nghĩa khác chứ không phải nhằm đảm bảo tài sản hay để thi hành án nhanh hơn đâu bạn ạ.

    Thứ hai, dân sự thực tế hiện nay có những trường hợp tòa bị quá tải dân đến việc xử sai thời hạn, nhưng về cơ bản thì vẫn nhanh hơn và nhẹ nhàng, đảm bảo bên bạn lấy lại được tài sản nhiều hơn HS.

    Tất nhiên, đó chỉ là ý kiến của mình thôi

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hai_phong_k54@yahoo.com vì bài viết hữu ích
    Giahuy2512 (04/01/2018)
  • #481018   03/01/2018

    à, mà khi vợ kí thì tất nhiên còn phải xem xét cụ thể nhưng chồng cũng có thể có trách nhiệm liên đới nhé bạn

    Cập nhật bởi hai_phong_k54@yahoo.com ngày 03/01/2018 08:38:43 SA
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hai_phong_k54@yahoo.com vì bài viết hữu ích
    Giahuy2512 (04/01/2018)
  • #481174   04/01/2018

    Giahuy2512
    Giahuy2512

    Sơ sinh

    Thái Bình, Việt Nam
    Tham gia:15/12/2017
    Tổng số bài viết (15)
    Số điểm: 330
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 0 lần


     

    hai_phong_k54@yahoo.com viết:

     

    à, mà khi vợ kí thì tất nhiên còn phải xem xét cụ thể nhưng chồng cũng có thể có trách nhiệm liên đới nhé bạn

     

     

    Tại em đọc theo luật hs 2015 sửa đổi 2017 thì nếu trường hợp họ có khả năng trả nợ nhưng không trả thì có thể mắc tội Lạm dụng tím nhiệm chiếm đoạt tài sản ạ. Nếu muốn dân sự thì cũng phải công an họ điều tra xem tài sản ntn ạ. Em vẫn thắc mắc cái 6% kia tại sao không thể kết luận là sử dụng tiền vay vào mục đích bất hợp pháp dc ạ. Rõ là làm sai luật của nhà nước về vai lãi. 

    Thực tế thi hành án dân sự rất phưc tạp. Nếu hình sự đc họ sợ bị đi tù thì mới có thể nhanh đc ạ. Bạn em bên công an thì bảo làm cả 3 đơn gửi hết Công an, viện kiểm sát và tòa án..

    Em đang phân vân quá hiện thì họ vẫn trả dần em cứ 10 triệu 1 tháng ạ

     
    Báo quản trị |  
  • #481200   05/01/2018

    1)Mình có hiểu ý của bạn, cái 6% chưa đủ vì nó chưa đủ cấu thành bất hợp pháp, bản thân bạn cũng viết là 8,5%/tháng mới đủ đúng không nhỉ (số tiền gấp 5 là đúng, ước lượng thì mình chưa tính nhưng bạn tính rồi nên mình xài luôn).

    2)Mình cũng biết là có khả năng những không trả là mắc tội đấy nhưng để đủ cấu thành thì vẫn cần đủ 8,5% (đó là sự khác nhau giữa vi phạm và phạm tội. VD: nôm na là khi bắt chốt công an giao thông với một người bình thường như mình, CA thường chỉ xử lí vi phạm hành chính chứ không xử lí tội phạm vì mình chỉ vi phạm quy định điều khiển an toàn giao thông chứ chưa là tội phạm - không thủ hàng cấm, tấn công người thi hành công vụ,...).

    3)Còn về trả nợ nhanh hay không, câu "nếu hình sự được họ sợ đi tù thì nhanh hơn" là sai nhé. Việc hình sự hóa dân sự không được khuyến khích và mình không thích. Tuy nhiên, ở đây nếu đủ cấu thành thì khi bạn đưa đơn lên CA tức là sẽ không dừng được nữa, nếu cấu thành tội phạm thì trách nhiệm hệ thống là xử lí tội phạm chứ làm gì có chuyện đang trong giai đoạn nó trả tiền cho bạn là tất cả hủy hồ sơ ta cùng huề đâu? Tâm lí sợ đi tù thì có, dọa thì dọa được, cứ viết phứa cái đơn tố cáo, còn nên nộp hay không thì bạn tự xét vì sử dụng võ hình sự hóa dân sự cũng được nhưng phải có hồ sơ cụ thể bạn ạ. Chat không ntn thì mình nghĩ chả ai dám phán bừa đâu

    4) Việc nộp ra cả 3 cơ quan, theo luật nếu bạn nộp ra bất cứ CA, KS, Ta thì họ đều chuyển cho cơ quan có thẩm quyền --> chuyển CA để diều tra, nên bạn nộp 1 hay nhiều thì đích theo luật đều là 1. Tuy nhiên, có những cơ quan họ bị quá tải nên xử lí chậm dẫn đến mọi người lo hoặc do cẩn thận nên cứ nộp 3 (Chú ý: việc "cẩn thận" này là 1 nguyên nhân đẫn đến quá tải mình đề cập trên).

    5) Về con người: THA thì dân sự hay hình sự thì đều ra cục THA thì khác gì nhau bạn? Về thủ tục: có  khác nhau nhưng không thể nói là phức tạp hơn được.

    P/s: đây chỉ là ý kiến của mình dựa theo dữ liệu bạn đưa ra trên này thôi. Việc trả lời cụ thể, một cách chính xác nhất có thể cho bạn thì như mình đề cập nhiều, cần hồ sơ vì những gì thấy được trên hồ sơ sẽ thể hiện rõ ràng, cụ thể (kể cả trường hợp có những lợi - bất lợi bạn chưa nhìn thấy nhưng có thể mình nhìn ra được thì sao). Nếu bạn có bạn và người bạn này biết luật pháp, thì mình nghĩ có thể đưa cho bạn ý nghiên cứu cũng là một ý hay chứ nhỉ - chứ một tiếng nói trên mạng, lại hoàn toàn dựa vào những gì bạn đưa thì bản thân mình cũng phải xuy xét và chỉ viết những gì rõ ràng nhất thôi, những gì còn hồ nghi hay không đủ dữ kiện mình ko dám kết luận.

    Cập nhật bởi hai_phong_k54@yahoo.com ngày 05/01/2018 10:12:51 SA
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hai_phong_k54@yahoo.com vì bài viết hữu ích
    Giahuy2512 (05/01/2018)
  • #481204   05/01/2018

    Giahuy2512
    Giahuy2512

    Sơ sinh

    Thái Bình, Việt Nam
    Tham gia:15/12/2017
    Tổng số bài viết (15)
    Số điểm: 330
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 0 lần


    hai_phong_k54@yahoo.com viết:

    1)Mình có hiểu ý của bạn, cái 6% chưa đủ vì nó chưa đủ cấu thành bất hợp pháp, bản thân bạn cũng viết là 8,5%/tháng mới đủ đúng không nhỉ (số tiền gấp 5 là đúng, ước lượng thì mình chưa tính nhưng bạn tính rồi nên mình xài luôn).

    2)Mình cũng biết là có khả năng những không trả là mắc tội đấy nhưng để đủ cấu thành thì vẫn cần đủ 8,5% (đó là sự khác nhau giữa vi phạm và phạm tội. VD: nôm na là khi bắt chốt công an giao thông với một người bình thường như mình, CA thường chỉ xử lí vi phạm hành chính chứ không xử lí tội phạm vì mình chỉ vi phạm quy định điều khiển an toàn giao thông chứ chưa là tội phạm - không thủ hàng cấm, tấn công người thi hành công vụ,...).

    3)Còn về trả nợ nhanh hay không, câu "nếu hình sự được họ sợ đi tù thì nhanh hơn" là sai nhé. Việc hình sự hóa dân sự không được khuyến khích và mình không thích. Tuy nhiên, ở đây nếu đủ cấu thành thì khi bạn đưa đơn lên CA tức là sẽ không dừng được nữa, nếu cấu thành tội phạm thì trách nhiệm hệ thống là xử lí tội phạm chứ làm gì có chuyện đang trong giai đoạn nó trả tiền cho bạn là tất cả hủy hồ sơ ta cùng huề đâu? Tâm lí sợ đi tù thì có, dọa thì dọa được, cứ viết phứa cái đơn tố cáo, còn nên nộp hay không thì bạn tự xét vì sử dụng võ hình sự hóa dân sự cũng được nhưng phải có hồ sơ cụ thể bạn ạ. Chat không ntn thì mình nghĩ chả ai dám phán bừa đâu

    4) Việc nộp ra cả 3 cơ quan, theo luật nếu bạn nộp ra bất cứ CA, KS, Ta thì họ đều chuyển cho cơ quan có thẩm quyền --> chuyển CA để diều tra, nên bạn nộp 1 hay nhiều thì đích theo luật đều là 1. Tuy nhiên, có những cơ quan họ bị quá tải nên xử lí chậm dẫn đến mọi người lo hoặc do cẩn thận nên cứ nộp 3 (Chú ý: việc "cẩn thận" này là 1 nguyên nhân đẫn đến quá tải mình đề cập trên).

    5) Về con người: THA thì dân sự hay hình sự thì đều ra cục THA thì khác gì nhau bạn? Về thủ tục: có  khác nhau nhưng không thể nói là phức tạp hơn được.

     

    Rất cảm ơn luật sư đã nhiệt tình giải thích cho em. Vâng em sẽ lựa vậy.. thật sự thì em đang rất khó xử ại

     
    Báo quản trị |  
  • #482273   15/01/2018

    Giahuy2512
    Giahuy2512

    Sơ sinh

    Thái Bình, Việt Nam
    Tham gia:15/12/2017
    Tổng số bài viết (15)
    Số điểm: 330
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 0 lần


    Luật sư hai_phong_k54@yahoo.com  cho em hỏi thêm tý ạ

    Nếu em kiện ra toa dân sự e muốn áp dung bPKCTT với sổ đỏ của bị đơn hoặc tài khoản ngân hàng thì phải làm thế nào ạ!

    Giấy vay nợ của em chỉ có vợ ký mà sổ đỏ lại mang tên hai vợ chồng họ. 

    Em cũng có người muốn cùng kiện họ nợ tiền và giấy vay tiền của người này có chữ ký của hai vc bị đơn.

    Vậy em và ngơời kia có thể cung xin áp dụng BPKCTT đc ko?

    Còn nếu 1 mình e xin áp dụng BP KCTT thì có được không

    Nếu em chỉ biết họ có sổ đỏ nhưng ko biết hiện nay sổ đó đc cắm ở ngân hàng hoặc họ đang cầm thì e phải làm gì?

    Rất mong luật sư trả lời giúp e

     
    Báo quản trị |  
  • #482394   16/01/2018

    À, bạn với tôi thôi, mình chưa là luật sư và còn phải học nhiều trên thực tế.

    Caí biện pháp KCTT xảy ra khi vợ chồng họ có dấu hiệu tâủ tán TS, như vậy thì nếu họ chưa tẩu tán (bán nhà, bán t/s, tặng cho, chuyển nhượng,...) thì chưa áp dụng được vì nộp lên tòa sẽ còn phải hỏi xét có căn cứ đó không.

    Việc 1 trong hai vợ chồng kí mà nói là người kia không kí thì không có trách nhiệm là không đúng, luật có quy định trách nhiệm liên đới giữa hai vợ chồng và tài sản hình thành trong quá trình hôn nhân là tài sản chung (Nói nôm na là nếu cái nhà đấy là tài sản sau khi cưới, 2 vk ck mua nhà chung thì có thể sử dụng để buộc nợ được; còn nếu là tài sản đăng kí riêng hoặc tài sản tiền hôn nhân - có thỏa thuận vb - thì bạn không xài được).

    Còn cái việc vk ck người này nợ nhiều người thì cứ tập hợp lại mà đòi thôi. Đi chung nó "đông và hung hãn" hơn đi riêng mà. Không chừng biết cách dọa đúng thì họ chịu trả nhanh cho mình cũng nên (Trên kia mình nói là theo luật không áp dụng được h/s chứ mình không nói là không được dọa nhé).Đồng thời, bạn cũng cần theo dõi sát nhà này xem nếu họ có bất cứ dấu hiệu gì của bỏ trốn hay tẩu tán TS (bán nhà hay té) thì ngay lập tức đội đó có thể ăn đòn (xử lí hình sự hoặc áp dụng BPKCTT,...).

    Việc kiện dân sự xong sau khi xử thì tòa sẽ tuyên trả t/s và từ đó có thể làm việc bên THA để xử lí trong trường hợp vk ck kia còn t/s.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hai_phong_k54@yahoo.com vì bài viết hữu ích
    Giahuy2512 (16/01/2018)
  • #482395   16/01/2018

    À quên, nếu bạn muốn đảm bảo thì bạn nên đọc các biện pháp đảm bảo thi hành án trong luật thi hành án nhé, nhưng giai đoạn này thì còn phải xét đã đến lúc áp dụng chưa. Mình nghĩ trong trường hợp này để đảm bảo thì bạn nên thực hiện ủy quyền luật sư, họ sẽ có cách đòi và an hiểu thủ tục tốt hơn là tự bạn đòi (tất nhiên là việc này còn phụ thuộc cả rổ yếu tố như bạn muốn không, trị giá hợp đồng,...).

    Cập nhật bởi hai_phong_k54@yahoo.com ngày 16/01/2018 08:52:41 SA
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hai_phong_k54@yahoo.com vì bài viết hữu ích
    Giahuy2512 (16/01/2018)
  • #482397   16/01/2018

    Giahuy2512
    Giahuy2512

    Sơ sinh

    Thái Bình, Việt Nam
    Tham gia:15/12/2017
    Tổng số bài viết (15)
    Số điểm: 330
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 0 lần


    hai_phong_k54@yahoo.com viết:

    À quên, nếu bạn muốn đảm bảo thì bạn nên đọc các biện pháp đảm bảo thi hành án trong luật thi hành án nhé, nhưng giai đoạn này thì còn phải xét đã đến lúc áp dụng chưa. Mình nghĩ trong trường hợp này để đảm bảo thì bạn nên thực hiện ủy quyền luật sư, họ sẽ có cách đòi và an hiểu thủ tục tốt hơn là tự bạn đòi (tất nhiên là việc này còn phụ thuộc cả rổ yếu tố như bạn muốn không, trị giá hợp đồng,...).

     

    Vâng cảm ơn bạn

     
    Báo quản trị |