Chờ trả sổ BHXH hay kiện công ty?

Chủ đề   RSS   
  • #65664 27/10/2010

    relax1503

    Sơ sinh

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:27/10/2010
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chờ trả sổ BHXH hay kiện công ty?

    Xin luật sư tư vấn giúp em.

    Trước đây, em làm tại 1 công ty may mặc nước ngoài tại Bình Dương, từ 13/8/2007 đến 3/2009. Tính ra được 1 năm 6 tháng / đóng BH được 1 năm rưỡi. Tư vấn giúp em một số điểm sau :


    1. Nghỉ việc đến nay nhưng công ty vẫn chưa trả sổ bảo hiểm. Em có gọi đến Phòng Nhân Sự và được trả lời như sau :" Công ty đã chốt sổ tới tháng 9/2008, vẫn chưa chốt sổ cho năm 2009, nên chưa có sổ. Hiện tại công ty cũng đang gặp khó khăn, nên bảo em chờ thêm khoảng 1 năm nữa." 1 năm cũng không sao, nhưng em chỉ sợ công ty sẽ không đóng. Xin luật sư tư vấn giúp em.


    2. Đợt em nghỉ, có rất nhiều người nghỉ (cũng khoảng 100 người), một vài người không chờ đợi được, họ đi kiện thì đã có sổ. Em thì sợ kiện tụng phiền phức nên em và một số người còn lại định chờ tiếp. Cho em hỏi, qui trình kiện tụng có phiền phức lắm không anh? Và phải đến đâu để kiện ?


    3. Thời gian 1 năm rưỡi trong sổ bảo hiểm, sẽ lãnh được bao nhiêu tiền ?


    Chờ tư vấn của luật sư.


    Em cảm ơn.
    Cập nhật bởi admin ngày 27/10/2010 03:58:26 PM Hủy hiển thị ra trang chủ
     
    3393 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #65743   27/10/2010

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14964)
    Số điểm: 100000
    Cảm ơn: 3504
    Được cảm ơn 5365 lần


    Bạn có thể chờ hoặc kiện công ty tùy theo bạn muốn. Tuy nhiên bạn cần biết rằng thời hiệu để bạn có thể khởi kiện công ty chỉ có 1 năm thôi (theo khoản 2 trích dẫn bên dưới)

    Điều 167

    Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân được quy định như sau:

    1. Một năm, kể từ ngày xảy ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích của mình bị vi phạm đối với các tranh chấp lao động quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều 166 của Bộ luật này;

    2. Một năm, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích của mình bị vi phạm đối với tranh chấp quy định tại điểm d khoản 2 Điều 166 của Bộ luật này;

    3. Ba năm, kể từ ngày xảy ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích của mình bị vi phạm đối với tranh chấp quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 166 của Bộ luật này;

    4. Sáu tháng, kể từ ngày xảy ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích của mình bị vi phạm đối với các loại tranh chấp khác.

     
    Báo quản trị |