Hiện nay tại một số trường THPT, việc chi trả tiền thừa giờ cho giáo viên được phân công dạy thay cho một số giáo viên nghỉ sinh, nghỉ ốm hoặc đi công tác được tiến hành như sau: (trích văn bản Nghị quyết Hội nghị Cán bộ Viên chức của một trường)
- Nghỉ sinh, nghỉ ốm dài ngày thì nhận lương Bảo hiểm, còn lương giáo viên nghỉ sinh để trả cho giáo viên dạy thay cho người nghỉ sinh, nghỉ ốm nhưng chỉ chi trả thừa giờ nếu giáo viên dạy thay dạy vượt định mức lao động theo quy định là 17 tiết/tuần x 37 tuần = 629 tiết/năm. Như vậy nếu trong năm học tổng sô tiết dạy (kể cả dạy thay) và kiêm nhiệm của giáo viên nếu vượt quá 629 tiết/năm thì được chi trả số tiết vượt định mức; nếu tổng số tiết chưa vượt quá định mức 629 tiết/năm thì không được chi trả tiềnthừa giờ (kể cả số tiết dạy thay cho người nghỉ sinh, nghỉ ốm dài hạn hoặc đi công tác).
Vậy cho phép tôi hỏi:
1/ Việc chi trả tiền thừa giờ cho người dạy thay giáo viên nghỉ sinh, nghỉ ốm dài hạn hoặc đi công tác theo quy chế trên đã đúng chưa? Quy chế trên được xây dựng dựa trên Văn bản pháp luật nào?
2/ Nếu không chi trả tiền thừa giờ của giáo viên dạy thay cho người nghỉ sinh, nghỉ ốm, đi công tác thì lương ngân sách nhà nước của người nghỉ sinh, nghỉ ốm hay đi công tác sẽ chuyển vào khoản nào trong cơ quan? (Bởi người nghỉ sinh, nghỉ ốm đềuđược hưởng lương do Bảo hiểm chi trả)
Xin chân thành cảm ơn!