Theo quy định mới được ban hành việc thanh toán khi mua bán giữa Việt Nam -Lào sẽ thực hiện thông qua ngân hành nào? Việc xuất khẩu tiền mặt có có được thực hiện không? Chế độ báo cáo khi xuất khẩu tiền thực hiện thế nào?
1.Phương thức thanh toán, chuyển tiền trong hoạt động mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ giữa Việt Nam- Lào
Căn cứ Điều 3 Thông tư 04/2024/TT-NHNN quy định phương thức thanh toán, chuyển tiền trong hoạt động mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ giữa Việt Nam – Lào như sau:
- Thanh toán, chuyển tiền thông qua ngân hàng được phép;
- Thanh toán bù trừ (thanh toán phần chênh lệch trong giao dịch bù trừ hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu với hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu trong hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Lào thông qua ngân hàng được phép).
Theo đó, việc thanh toán mua bán hàng hóa giữa Việt Nam-Lào sẽ được tiến hành tham toán thông qua ngân hàng được phép tiến hành thanh toán cho dịch vụ này.
2. Xuất khẩu, nhập khẩu VND tiền mặt và LAK tiền mặt
Căn cứ Điều 7 Thông tư 04/2024/TT-NHNN quy định về xuất khẩu, nhập khẩu VND tiền mặt và LAK tiền mặt như sau:
- Ngân hàng được phép được thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu VND tiền mặt và LAK tiền mặt từ Việt Nam sang Lào và ngược lại để điều hòa lượng tiền mặt phục vụ hoạt động thanh toán, chuyển tiền song phương Việt Nam - Lào của ngân hàng được phép theo các quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
- Hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu VND tiền mặt và LAK tiền mặt của ngân hàng được phép được thực hiện qua cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính tại khu vực biên giới Việt Nam - Lào, khu kinh tế cửa khẩu Việt Nam - Lào và cửa khẩu quốc tế đường hàng không.
- Các ngân hàng được phép thực hiện hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu VND tiền mặt và LAK tiền mặt có trách nhiệm:
+ Khai báo Hải quan cửa khẩu theo quy định của pháp luật;
+ Quản lý, giám sát, bảo đảm an toàn trong việc giao nhận, bảo quản và vận chuyển VND tiền mặt và LAK tiền mặt; tự chịu rủi ro liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu VND tiền mặt và LAK tiền mặt; sử dụng số VND tiền mặt và LAK tiền mặt nhập khẩu đúng mục đích theo quy định pháp luật về quản lý ngoại hối;
+ Chấp hành đúng các quy định tại Thông tư này, các quy định pháp luật về quản lý ngoại hối, các quy định về phòng, chống rửa tiền và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Theo đó, xuất khẩu tiền mặt từ Việt Nam sang Lào sẽ do ngân hàng được phép thực hiện nhằm mục đích để điều hòa lượng tiền mặt phục vụ hoạt động thanh toán, chuyển tiền song phương Việt Nam - Lào
3. Chế độ báo cáo tình hình xuất khẩu, nhập khẩu VND tiền mặt và LAK tiền mặt
Căn cứ Điều 8 Thông tư 04/2024/TT-NHNN quy định chế độ báo cáo như sau:
- Định kỳ hàng quý, chậm nhất trước ngày 20 của tháng đầu quý sau quý báo cáo, ngân hàng được phép thực hiện báo cáo tình hình xuất khẩu, nhập khẩu VND tiền mặt và LAK tiền mặt theo quy định tại Điều 7 Thông tư này (theo mẫu tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này). Thời gian chốt số liệu báo cáo được tính từ ngày 15 của tháng trước kỳ báo cáo đến ngày 14 của tháng cuối quý thuộc kỳ báo cáo. Báo cáo được gửi theo phương thức điện tử về địa chỉ hộp thư điện tử [email protected] của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và gửi Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi ngân hàng được phép thực hiện hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu VND tiền mặt, LAK tiền mặt.
- Ngân hàng được phép báo cáo doanh số thanh toán xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ với Lào theo quy định về chế độ báo cáo thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Theo đó việc báo báo tình hình xuất nhật khẩu VND tiền mặt và LAK tiền mặt thực hiện định kỳ hàng quý, chậm nhất trước ngày 20 của tháng đầu quý sau quý báo cáo