Cho người khác vay tiền nhưng không có giấy nợ làm sao để đòi lại

Chủ đề   RSS   
  • #530087 01/10/2019

    Linhngo99
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/09/2019
    Tổng số bài viết (195)
    Số điểm: 1803
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 234 lần


    Cho người khác vay tiền nhưng không có giấy nợ làm sao để đòi lại

    Thực tế việc cho vay tiền không có giấy tờ diễn ra khá phổ biến, như: vay tiền giữa bạn bè thân thiết với nhau, anh em họ hàng xa mượn tiền,..Đều dựa trên sự tin tưởng để cho mượn nên thường không có làm giấy nợ. Vậy, khi tranh chấp xảy ra rất khó để lấy lại tiền, tuy nhiên không phải không có cách. Vậy chúng ta phải làm thế nào?

    Sau đây là bài viết về cách đòi tiền khi cho vay không có giấy nợ, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn:

    Theo đó, tại Điều 119 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về hình thức thể hiện giao dịch dân sự như sau:

    1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

    Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.

    2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.

    Theo quy định trên, việc vay tiền không nhất thiết phải lập thành văn bản mới có hiệu lực. Ngoài ra, vẫn được thế hiện dưới dạng lời nói, giao dịch điện tử,… để xác lập mối quan hệ vay giữa hai bên.

    Vì đây là giao dịch dân sự, nên nếu đương sự có yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình phải thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp (Theo quy định tại Điều 91 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015) .

    Chứng cứ có thể là: Tin nhắn trao đổi qua lại trên điện thoại; Email; zalo; Bản ghi âm, ghi hình buổi trao đổi vay mượn,….những chứng cứ liên quan đến việc thực hiện giao dịch vay tiền.

    Nơi thụ lý giải quyết:

    - Trường hợp: Bạn biết nơi cư trú của người vay, thì bạn gửi đơn kèm theo chứng cứ đến nộp trực tiếp hoặc gửi bưu điện đến Tòa án nhân dân cấp Huyện nơi bị đơn cư trú để yêu cầu giải quyết (Điều 39 Bộ Luật tố tụng Dân sự 2015);

    - Trường hợp: Nếu không biết nơi cư trú, làm việc của người vay thì bạn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết (điểm a, khoản 1, Điều 40 Bộ Luật tố tụng Dân sự 2015;

    Trong trường hợp này bạn có thể yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú và quản lý tài sản của người đó (Điều 27 Bộ Luật tố tụng Dân sự 2015) để giải quyết tranh chấp;

    Ngoài ra: Nếu người vay có dấu hiệu cấu thành tội lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Theo quy định tại Điều 175 Bộ Luật Hình sự 2015, được sửa đổi tại khoản 35 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung 2017). Theo đó, bạn gửi đơn đến bộ phận tiếp nhận đơn thư tố giác của Cơ quan điều tra nơi bị đơn cư trú; để cơ quan điều tra tiến hành các bước xác minh thông tin.

    Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận phải thông báo bằng văn bản về kết quả tiếp nhận cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền, cơ quan, tổ chức, cá nhân đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố biết (Căn cứ Điều 146 Bộ Luật tố tụng Hình sự 2015, hướng dẫn bởi Điều 14 Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC).

    Vậy, mặc dù không có giấy nợ hoặc hợp đồng vay tiền, nhưng nếu bạn có đủ bằng chứng chứng minh về giao dịch vay tiền giữa hai bên là sự thật, như: Tin nhắn, mail, đoạn ghi âm, người làm chứng,….thì hãy gửi đơn kèm chứng cứ lên tòa án cấp huyện nơi bị đơn cư trú để được giải quyết nhé.


    Bài viết tham khảo:

    >>>So sánh tội lừa đảo và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định của BLHS 2015;

    >>> Hướng dẫn cách đòi nợ khi không có giấy tờ gì chứng minh;

    Cập nhật bởi Linhngo99 ngày 01/10/2019 01:37:23 CH
     
    1601 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Linhngo99 vì bài viết hữu ích
    yuanping (01/11/2019) ThanhLongLS (01/10/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #530115   01/10/2019

    Đối với nhiều mối quan hệ xã hội, không phải trường hợp nào cho vay cũng kèm theo giấy tờ. Ví dụ như cho bạn bè thân thiết, họ hàng vay tiền nhiều người “ngại” không hề có bất cứ một loại giấy tờ nào chứng minh.

    Do đó, khi xảy ra vấn đề tranh chấp, nhiều người đã phải ngậm đắng nuốt cay mất số tiền cho vay. Thế nhưng, luật pháp cũng có những quy định bảo vệ quyền lợi những người cho vay không có giấy tờ chứng minh.

    Việc cho người khác vay tiền được xác định như một giao dịch dân sự. Khoản 1 Điều 119 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

    Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

    Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản”.

    Vì vậy, việc vay tiền hoàn toàn có hiệu lực về pháp lý không nhất thiết phải bằng văn bản. Việc vay mượn có thể bằng lời nói, hành vi vẫn được coi như giao dịch được xác lập. Thế nhưng, nếu xảy ra tranh chấp, khi tòa án thụ lý, nguyên tắc “trọng chứng hơn trọng cung” vẫn được ưu tiên.

    Bởi vậy, người cho vay phải bằng mọi cách chứng minh được việc cho vay như ghi âm lại lời nói hay có sự xác nhận từ người đi vay qua email, tin nhắn điện thoại, phương tiện điện tử khác...Tất cả những điều này có thể làm căn cứ nếu xảy ra tranh chấp trước tòa.

    Bằng những cách thức xác lập giao dịch đa dạng từ Bộ luật Dân sự 2015, chắc chắn, nhiều người trót cho vay không có giấy tờ sẽ có thêm phương án giải quyết khi xảy ra tranh chấp với những con nợ.

    Tuy nhiên, để tránh việc chứng minh một cách rắc rối, pháp luật vẫn khuyến khích việc vay mượn phải có giấy tờ rõ ràng. Điều đó sẽ đảm bảo một cách tốt nhất quyền và lợi ích của những chủ nợ.  


     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thanhthuc30 vì bài viết hữu ích
    Linhngo99 (01/10/2019)
  • #530140   01/10/2019

    Nếu có chứng cứ như tin nhắn, ghi âm, hình ảnh,...thì có lẽ mọi chuyện đã giải quyết rõ ràng rồi. Nhưng thực tế có nhiều trường hợp cho vay mà không có giấy nợ đều là do xuất phát từ mối quan hệ thân quen, không đề phòng, đến khi không trả rồi thì chối bỏ không có bằng chứng gì cả lúc đó nói không mà muốn người khác tin cũng khó.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Trinh_Ng vì bài viết hữu ích
    Linhngo99 (01/10/2019)
  • #530165   01/10/2019

    Haitran1995
    Haitran1995

    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/05/2019
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 4622
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 88 lần


    Trên thực tế việc đòi tiền kể cả có giấy vay nợ hay biện pháp bảo đảm còn có những rủi ro, thậm chí khó đòi lại chưa kể đến việc cho vay nợ hông có giấy tờ. Việc cho vay tiền không có giấy tờ rõ ràng chủ yếu là vay mượn giữa người thân, bạn bè, đồng nghiệp... hoàn toàn dựa vào lòng tin, mối quan hệ giữa hai bên. Do đó, việc trả tiền cũng tùy thuộc phần nhiều vào ý thức của người vay. Vẫn biết vậy nhưng hông phả lúc nào mọ thứ đều có thể gấy trắng mực đen được. Vệc cho vay không giấy tờ còn thể hiện lòng tn, tình cảm cũng như sự giúp đỡ lẫn nhau giữa người vay và người cho vay nên khi đã được người khác giúp đỡ lúc hó hăn cần ý thức để trả nợ, điều đó thể hiện sự tôn trọng người hác cũng là uy tín của chính bản thân bạn

     
    Báo quản trị |  
  • #532259   31/10/2019

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (2007)
    Số điểm: 13778
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 258 lần


    Về vấn đề của bạn thì việc không có giấy nợ sẽ gây nhiều khó khăn cho việc đòi nợ. Nếu bạn không đòi được thì chỉ có thể giải quyết tranh chấp qua Tòa án, nhưng tại Tòa, bạn phải chứng minh việc cá nhân đó có vay nợ của bạn. Khi không có Giấy vay nợ, bạn có thể chứng minh thông qua các phương thức khác như hình ảnh, video, ghi âm,… Dù bằng cách nào thì cũng rất khó. Do đó, để chắc chắn thì khi giao kết bạn vẫn nên lập thành văn bản.

     

     
    Báo quản trị |