Cho mượn xe mà gây tai nạn, chủ xe coi chừng bị truy cứu TNHS

Chủ đề   RSS   
  • #538988 18/02/2020

    lanbkd
    Top 150
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/08/2017
    Tổng số bài viết (518)
    Số điểm: 8260
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 490 lần


    Cho mượn xe mà gây tai nạn, chủ xe coi chừng bị truy cứu TNHS

     

    Phương tiện vận tải cơ giới (xe máy, ô tô,….) được pháp luật quy định là nguồn nguy hiểm cao độ (theo khoản 1 Điều 601 Bộ luật dân cự 2015).  Do đó, trường hợp người điều khiển phương tiện gây ra tai nạn sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra (đây là trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cụ thể được quy định tại Điều 601 Bộ luật dân sự 2015).

    Trách nhiệm dân sự

    Trường hợp cho người khác mượn xe mà người đó đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ (quy định như thế nào là”đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông” mình sẽ phân tích ở cuối bài viết) thì việc bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra sẽ được xác định như sau:

    >>>Trường hợp PHẢI BỒI THƯỜNG

    Chủ thể bồi thường

    Trường hợp bồi thường

    Chủ sở hữu

    Phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

    Người chiếm hữu, sử dụng phương tiện (người mượn xe,…)

    - Nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    - Trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.

    Chủ sở hữu và người chiếm hữu, sử dụng phương tiện liên đới bồi thường

    Khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

    >>>Trường hợp KHÔNG PHẢI BỒI THƯỜNG

    Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp sau đây:

    – Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;

    – Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

    Như vậy, pháp luật quy định trường hợp chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    Trách nhiệm hình sự

    Trường hợp giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông mượn mà gây tai nạn giao thông thì chủ sở hữu có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ” theo quy định tại Điều 264 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bồ sung 2017, cụ thể như sau:

    Điều 264. Tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ

    1. Người nào giao cho người mà biết rõ người đó không có giấy phép lái xe hoặc đang trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy, chất kích thích mạnh khác hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:

    a) Làm chết người;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

    c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

    d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    a) Làm chết 02 người;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

    c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

    a) Làm chết 03 người trở lên;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

    c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

    4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

    Thế nào là đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông?

    Khoản 1 Điều 58 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định: Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khỏe quy định và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

    Trong đó, độ tuổi của người lái xe quy định như sau:

    – Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;

    – Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;

    – Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2);

    – Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC);

    – Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái xe hạng D kéo rơ moóc (FD);

    – Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.

    Về sức khỏe, Người lái xe phải có sức khỏe phù hợp với loại xe, công dụng của xe. Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô và quy định về cơ sở y tế khám sức khỏe của người lái xe.

    Ngoài ra, Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:

    – Đăng ký xe;

    – Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới;

    – Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới ;

    – Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

     

     
    1046 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lanbkd vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (19/02/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận