cho mình hỏi về tình huống này với

Chủ đề   RSS   
  • #333090 14/07/2014

    Anhducht

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2014
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 170
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 0 lần


    cho mình hỏi về tình huống này với

    B là công nhân vừa bị sa thải của công ty X, đến công ty trong tình trạng say rượu đòi gặp Giám đốc. Vì Giám đốc đang tiếp khách nên không ra gặp B. Bảo vệ tên A của công ty ngăn không cho B xông vào phòng GĐ. B đã dùng lời lẽ miệt thị, xúc phạm A. Không kiểm chế nổi, A dùng dùi cui đánh vào lưng và đầu khiến B ngã khụy. Kết quả B bị thương nặng. hành vi của A có phải là Phòng vệ chính đáng không? B có quyền yêu cầu đòi bồi thường không? Ai phải chịu trách nhiệm bồi thường cho B và mức bồi thường như thể nào?

     
    4736 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #333129   14/07/2014

    vxt_ftu
    vxt_ftu

    Female
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:20/04/2011
    Tổng số bài viết (49)
    Số điểm: 1160
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 9 lần


       Theo quan điểm của mình thì có một số trao đổi cùng với bạn như sau:          Thứ nhất, về vấn đề "phòng vệ chính đáng", khái niệm này đã được quy định tại Điều 1 BLHS, theo đó: "Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên." Nghĩa là hành vi xâm phạm ở đây phải là những hành vi xâm hại mang tính chất rõ ràng, nhìn thấy được hậu quả hoặc sẽ thấy hậu quả ngay tức khắc (gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân hoặc người khác...) Tuy nhiên, ở đây B mới chỉ dùng lời lẽ miệt thị, và chưa thấy hậu quả có thể xảy ra từ hành vi này (ví dụ miệt thị trước đông người, gây mất danh dự của A hay khiến A mất việc...) nên hành vi của A không thể coi là phòng vệ chính đáng được. Mặt khác, hành vi của B cũng chưa đến mức độ A phải dùng đến dùi cui đánh vào lưng vào đầu B, nhất là khi BG đnag ở trong tình trạng không tỉnh táo, còn A thì ngược lại.

        Thứ hai, về bồi thường, đây sẽ là bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo dân sự (nếu mức độ thương tật không thuộc điều 104 của BLHS) cụ thể Điều 609 BLDS, B sẽ trực tiếp yêu cầu A bồi thường, theo đó mức bồi thường bao gồm như sau:
    "
    1. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:

    a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

    b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

    c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.

    2. Người xâm phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định."
    Cụ thể bạn có thể xem hướng dẫn chi tiết tại: Nghị quyết 03/HĐTP ngày 8 tháng 7 năm 2006 hướng dẫn áp dụng một số qui định của Bộ luật dân sự 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
    Việc B dùng lời lẽ miệt thị A có thể sẽ được coi là tình tiết để giam nhẹ trách nhiệm bồi thường cho A

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn vxt_ftu vì bài viết hữu ích
    Anhducht (22/08/2014)
  • #333135   14/07/2014

    PhanLawVietnam01
    PhanLawVietnam01

    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/06/2014
    Tổng số bài viết (60)
    Số điểm: 931
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 35 lần


    Phan law Vietnam trả lời bạn như sau:

     

    Thứ nhất, hành vi của A không được coi là phòng vệ chính đáng

     

    Hành vi của A không được coi là phòng vệ chính đáng. Mặc dù B cố ý xông vào công ty trong tình trạng say, bị kích động mạnh nhưng hành vi của B không phải đang tấn công gây thiệt hại hoặc sẽ gây thiệt hại ngay tức khắc. A có nhiệm vụ bảo vệ công ty nhưng việc A đánh B túi bụi cho đến khi B ngã quỵ không phải là hành vi chống trả lại một cách tương xứng với hành vi của B.

    Thứ hai, B có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại về sức khoẻ 

    B có lỗi xâm phạm đến danh dự, uy tín, nhân phẩm của của A(Điều 611 BLDS 2005) nhưng việc A gây thiệt hại cho B đáp ứng đầy đủ 4 yếu tố làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hướng dẫn của Nghị quyết Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao số 03/2006/ NQ-HĐTP ngày 08/07/2006 Hướng dẫn áp dụng một số quy định củaBLDS 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng: có thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm; có hành vi đánh người trái pháp luật của A; A có lỗi; có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật. Vì vậy, B có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.

    Thứ 3, Ai phải chịu trách nhiệm bồi thường cho B và trách nhiệm bồi thường được giải quyết như thế nào?

    A gây thiệt hại cho B khi đang thực hiện công việc bảo vệ do công ty X giao cho. Vì vậy, theo Điều 618 của BLDS 2005 “pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ pháp nhân giao cho”, Công ty X có trách nhiệm bồi thường thiệt hại về sức khoẻ cho B. Theo Điều 618 BLDS 2005, “nếu pháp nhân đã bồi thường thiệt hại thì có quyền yêu cầu người có lỗi trong việc gây ra thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật”, Như vậy, xem xét A có lỗi đánh B đến mức trấn thương nặng nên A có trách nhiệm bồi hoàn lại cho Công ty X

    B cũng có lỗi do xâm phạm đến danh dự, uy tín, nhân phẩm của A cũng như thành viên công ty, xông vào công ty một cách trái phép nên B cũng phải chịu một phần trách nhiệm. Theo Điều 617 BLDS 2005, “khi người bị thiệt hại cũng có lỗi trong việc gây thiệt hại thì người gây thiệt hại chỉ phải bồi thường phần thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình”.

    Như vậy, trong trường hợp này, cần xem xét lỗi từ hai phía để có mức bồi thường phù hợp!

    Trân trọng!

    Cập nhật bởi PhanLawVietnam01 ngày 14/07/2014 02:22:21 CH

    Chi nhánh Hà Nội

    Địa chỉ : 70 Ngô Quyền, P.Hàng bài, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội

    Điện Thoại : (+84.4) 39 4343 06 - Fax : (083) 3910.4265

    Website : www.phan.vn - Email : info@phan.vn

    Trụ sở HCM

    Địa chỉ : 169 Nguyễn Văn Thủ, P. Đakao, Q1 TPHCM

    Địa chỉ : (083) 910.4266 (16 dòng) - Fax : (083) 3910.4265

    Website : www.phan.vn - Email : info@phan.vn

    - See more at: http://phan.vn/clients-khach-hang/triet-ly-kinh-doanh/?lang=vi#sthash.GEtPxCsI.dpuf

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn PhanLawVietnam01 vì bài viết hữu ích
    Anhducht (22/08/2014)
  • #340387   22/08/2014

    Anhducht
    Anhducht

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2014
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 170
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 0 lần


    Cảm ơn bạn vxt_ftu và PhanLaw Việt Nam ạ.

     
    Báo quản trị |