Chào bạn smilevcu.
"Giao dịch dân sự vi phạm về điều kiện hình thức là giao dịch dân sự vô hiệu tuyệt đối"
Theo luật dân sự:
Điều 134. Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức
Trong trường hợp pháp luật quy định hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch mà các bên không tuân theo thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, Toà án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn; quá thời hạn đó mà không thực hiện thì giao dịch vô hiệu.
Giao dịch dân sự phổ biến nhất là các hợp đồng dân sự thì luật dân sự quy định:
Điều 401. Hình thức hợp đồng dân sự
2. Trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó.
Hợp đồng không bị vô hiệu trong trường hợp có vi phạm về hình thức, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Như vậy, giao dịch, HĐ vi phạm về hình thức không bị vô hiệu "tuyệt đối" mà Toà án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác sẽ cho các bên một thời hạn (thường là 30 ngày) để hoàn thiện hình thức của giao dịch, hợp đồng. Ví dụ điển hình nhất là các HĐ chuyễn nhượng quyền sử dụng đất. Nếu quá thời hạn mà không thực hiện thì giao dịch đó sẽ bị vô hiệu.
Ta có các trường hợp thuộc giao dịch vô hiệu tuyệt đối là 128,129 và 134 BLDS 2005 . các giao dịch này mặc nhiên bị coi là vô hiệu ngay cả khi không có qđ của tòa án. Tuy nhiên theo điều 136 khoản 1 lại quy định về thời hiệu là 2 năm. Mình muốn hỏi là nếu trong trường hợp quá 2 năm thì sẽ thế nào, tại sao nó bị vô hiệu rồi mà vẫn quy định thời hiệu yêu cầu tòa, sao nó không giống như điều 128 và 129 vì quyết đinh của tòa chỉ mang tính chất công nhận.
Có thể phải quy định thời hạn để dễ thu thập chứng cứ khi TA thụ lý giải quyết vụ án so với việc không quy định thời hiệu.
Cho mình hỏi thêm một câu trong luật doanh nghiệp nhé: theo điều 38 luật doanh nghiệp thì " thành viên cty TNHH 2 thành viên trở lên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn cam kết góp " . Trong bài kiêm tra thì là " chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn góp" câu này thầy nói đáp án là đúng. Nhưng t tưởng vốn cam kết góp và vốn góp khác nhau chứ nhỉ, t hiểu vốn góp và vốn thực góp, và nó chưa chắc đã bằng số vốn cam kết góp.
Theo luật doanh nghiệp:
Điều 38. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn là doanh nghiệp, trong đó:
a) Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá năm mươi;
b) Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp;
c) Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các điều 43, 44 và 45 của Luật này.
Như vậy thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp.
Tuy nhiên:
Điều 39. Thực hiện góp vốn và cấp giấy chứng nhận phần vốn góp
3. Sau thời hạn cam kết lần cuối mà vẫn có thành viên chưa góp đủ số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp được xử lý theo một trong các cách sau đây:
a) Một hoặc một số thành viên nhận góp đủ số vốn chưa góp;
b) Huy động người khác cùng góp vốn vào công ty;
c) Các thành viên còn lại góp đủ số vốn chưa góp theo tỷ lệ phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty.
Sau khi số vốn còn lại được góp đủ theo quy định tại khoản này, thành viên chưa góp vốn theo cam kết đương nhiên không còn là thành viên của công ty và công ty phải đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật này.
Theo đó, sau thời hạn cam kết góp vốn lần cuối thì vốn cam kết góp phải trở thành vốn góp thực sự.
Về mặt lý luận thì phải chịu trách nhiệm trên số vốn cam kết góp; thực tế phải chịu trách nhiệm trên số vốn góp.
Chúng ta học để biết (có kiến thức) thôi, điểm là phụ.