Đáng ra bạn nên tìm tòi văn bản để tự làm bài thì sẽ tốt hơn nhiều cho bạn đấy.
Tôi gợi ý cho bạn thế này nhé:
trongtritran91 viết:Lý thuyết:
- Giấy khai sinh cá nhân là cơ sở duy nhất để xác định giới tính.
Câu trả lời là SAI. Bạn tìm đọc Nghị định số 88/2008/NĐ-CP và Thông tư số 29/2010/TT-BYT thì sẽ hiểu vì sao nó SAI.
trongtritran91 viết:
- Luật hôn nhân gia đình hiện hành không cấm người bị hạn chế năng lực hành vi kết hôn.
Bạn tìm đọc Điều 10 Luật HN&GĐ sẽ biết câu trả lời là ĐÚNG.
trongtritran91 viết:
- Nếu việc kết hôn bị hủy do có sự cưỡng ép hoặc lừa dối mà cả hai bên tiếp tục duy trì quan hệ hôn nhân một cách tự nguyện, thì coi như không còn sự cưỡng ép hoặc lừa dối nữa.
Câu trả lời là ĐÚNG. Vì tiết d.2 điểm d mục 2 Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP quy định:
d.2. Đối với những trường hợp kết hôn khi một bên bị ép buộc, bị lừa dối hoặc bị cưỡng ép là vi phạm điều kiện kết hôn quy định tại điểm 2 Điều 9. Tuy nhiên, tuỳ từng trường hợp mà quyết định như sau:
- Nếu sau khi bị ép buộc, bị lừa dối hoặc bị cưỡng ép kết hôn mà cuộc sống không có hạnh phúc, không có tình cảm vợ chồng, thì quyết định huỷ việc kết hôn trái pháp luật.
- Nếu sau khi bị ép buộc, bị lừa dối hoặc bị cưỡng ép kết hôn mà bên bị ép buộc, bị lừa dối hoặc bị cưỡng ép đã biết, nhưng đã thông cảm, tiếp tục chung sống hoà thuận thì không quyết định huỷ việc kết hôn trái pháp luật. Nếu mới phát sinh mâu thuẫn và có yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn, thì Toà án thụ lý vụ án để giải quyết ly hôn theo thủ tục chung.
trongtritran91 viết:
- Nếu nguyên đơn gửi đơn ly hôn mà vắng mặt cả hai lần không có lý do chính đáng thì Tòa án sẽ không xét xử ly hôn.
Câu trả lời là ĐÚNG. Vì:
Điều 192. Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
1. Sau khi thụ lý vụ án thuộc thẩm quyền của mình, Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự các trường hợp sau đây:
e) Nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị giải quyết vắng mặt hoặc vì sự kiện bất khả kháng;
Điều 199. Sự có mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
2. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, nếu vắng mặt không vì sự kiện bất khả kháng thì xử lý như sau:
a) Nguyên đơn, người đại diện theo pháp luật vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Nguyên đơn có quyền khởi kiện lại, nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn;
Ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án thì cũng đồng nghĩa với việc Tòa án sẽ không xét xử ly hôn.
Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!