cho hỏi về sự khác nhau giữa Điều 257 và Điều 600 của BLDS năm 2005

Chủ đề   RSS   
  • #329560 22/06/2014

    cho hỏi về sự khác nhau giữa Điều 257 và Điều 600 của BLDS năm 2005

    tình huống là ông A đi vắng, ông B qua lừa con gái ông A lấy chiếc ti-vi đi cầm ở tiệm ông D. Ông A biết được nhưng ông D không chịu trả. Hỏi ông A sẽ kiện ai? Trong trường hợp này, áp dụng khoản 2 Điều 599 hay Điều 257 là chính xác hơn?

    xin hướng giải quyết các tranh chấp 

     
    5325 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #329573   22/06/2014

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    Câu hỏi trong bài thì không ăn nhập với tiêu đề bài viết.

    Ngoài ra thì con gái ông A bao nhiêu tuổi rồi ?

     

     
    Báo quản trị |  
  • #329577   22/06/2014

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Chào bạn.

    Xin trao đổi cùng bạn ý kiến cá nhân tôi có thể chưa đúng lắm !

    Điều 599. Nghĩa vụ hoàn trả

    1. Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản của người khác mà không có căn cứ pháp luật thì phải hoàn trả cho chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp tài sản đó; nếu không tìm được chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp tài sản đó thì phải giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 247 của Bộ luật này.

    Tuy nhiên, việc chiếm hửu chiếc Tivi của ông D là nhận cầm đồ từ ông B (thông qua một giao dịch cầm cố tài sản) nên là chiếm hữu có căn cứ pháp luật hoặc là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình. nên không bị điều chỉnh theo điều 599.

    Điều 183. Chiếm hữu có căn cứ pháp luật

    Chiếm hữu có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữu tài sản trong các trường hợp sau đây:

    3. Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật;

    Điều 189. Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình

    Việc chiếm hữu tài sản không phù hợp với quy định tại Điều 183 của Bộ luật này là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật.

    Người chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình là người chiếm hữu mà không biết và không thể biết việc chiếm hữu tài sản đó là không có căn cứ pháp luật.

    Do đó theo thủ tục dân sự ông A chỉ có thể đòi lại Tivi từ ông D theo điều 257.

    Điều 257. Quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình

    Chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình trong trường hợp người chiếm hữu ngay tình có được động sản này thông qua hợp đồng không có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản; trong trường hợp hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu.

    Nếu bị buộc trả lại thì ông D có quyền đòi ông B trả lại tiền của mình.

    Nếu theo thủ tục hình sự thì ông A có quyền tố cáo ông B để buộc trả lại Tivi của mình thu hồi từ ông D. Còn ông D nếu ngay tình thì TA sẽ buộc ông B trả tiền cho ông D

    Mong bạn trao đổi thêm.

    Cập nhật bởi hungmaiusa ngày 23/06/2014 07:50:29 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #329594   23/06/2014

    Tuy nhiên, việc chiếm hửu chiếc Tivi của ông D là nhận cầm đồ từ ông B (thông qua một giao dịch cầm cố tài sản) nên là chiếm hữu có căn cứ pháp luật hoặc là chiếm hữu ngay tình. nên không bị điều chỉnh theo điều 599

    ------> Việc chiếm hữu có căn cứ pháp luật thì ko xét là ngay tình hay ko nữa. Chỉ có việc chiếm hữu không có căn cứ pháp luật là không ngay tình hay ngay tình.

     Theo mình sự khác nhau giữa hai điều luật là việc bạn đòi lại tài sản từ chủ thể nào. Nếu bạn đòi lại từ người thứ ba ngay tình thì áp dụng điều 257. Nếu bạn đòi từ người chiếm hữu bất hợp pháp đầu tiên thì áp dụng điều 599.

    Áp dụng trong trường hợp này.

    + Nếu bạn đòi ông D thì áp dụng điều 257.

    + Nhưng nếu ông B chỉ lấy tài sản ấy mà ko đem bán cho ai thì bạn vẫn có thể đòi ông B thông qua điều 599. Lúc này bạn ko thể áp dụng điều 257 được vì điều 257 chì dành cho việc đòi từ người thứ ba ngay tình. 

     
    Báo quản trị |