cho em hỏi về đại diện hợp pháp của pháp nhân

Chủ đề   RSS   
  • #166041 17/02/2012

    truong282

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/02/2012
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 130
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    cho em hỏi về đại diện hợp pháp của pháp nhân

    nguyên văn câu hỏi nó là như thế này ạ :Người đại diện hợp pháp của pháp nhân thay mặt pháp nhân tham gia QHPL có phải là chủ thể của QHPL đó không?
    em xem trên mạng có cái bài như thế này  

    Quy định pháp luật đối với đại diện và ủy quyền

    Về đại diện, BLDS quy định về đại diện dưới nhiều góc độ. Đối với pháp nhân, Điều 91 BLDS quy định đại diện của pháp nhân có thể là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền.

     

    Pháp nhân là một tổ chức, để ra quyết định, tổ chức đó phải thông qua một người cụ thể được pháp luật quy định có quyền đại diện, hành xử nhân danh cả tổ chức.

     

    Khi người đó không trực tiếp thực thi quyền đại diện, mà giao lại quyền đó cho một người khác, ta có đại diện theo ủy quyền của pháp nhân.

     

    Việc ủy quyền lại, theo Điều 143 và Điều 583 BLDS, việc pháp nhân được ủy quyền ủy quyền lại cho người thứ ba là có thể, tuy nhiên phải đáp ứng các điều kiện nhất định.

     

    Thứ nhất, việc ủy quyền lại phải được bên ủy quyền (ban đầu) đồng ý hoặc pháp luật có quy định.

     

    Thứ hai, hình thức hợp đồng ủy quyền lại phù hợp với hình thức của hợp đồng ủy quyền ban đầu. Thứ ba, phạm vi ủy quyền lại không vượt quá phạm vi ủy quyền ban đầu.

     

    Vì bản chất của ủy quyền không làm thay đổi chủ thể trong giao dịch, từ quy định của Điều 586 BLDS có thể hiểu rằng ngay cả khi ủy quyền lại, bên ủy quyền ban đầu vẫn phải chịu trách nhiệm về cam kết do bên được ủy quyền thực hiện trong phạm vi ủy quyền (kể cả việc “thực hiện” thông qua con đường ủy quyền lại).


    vì thế nên em nghĩ  người đại diện theo ủy quyền của pháp nhân không là chủ thể của QHPL




    4. Pháp nhân nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập

    Quy định này xác lập quyền năng pháp lý của pháp nhân thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân. Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân có thể bị bắt, bị bỏ tù vì những hành vi của họ nhưng không vì vậy mà pháp nhân đi tù theo. Pháp nhân bầu người đại diện theo pháp luật khác để tiếp tục nhân danh pháp nhân hoạt động, tức là pháp nhân nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập, không phụ thuộc vào một cá nhân nào.

    vì thế nên em nghĩ người đại diện theo pháp luật của pháp nhân là chủ thể của QHPL
    Cập nhật bởi truong282 ngày 17/02/2012 08:42:57 CH Cập nhật bởi truong282 ngày 17/02/2012 06:15:29 CH
     
    25365 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #166082   17/02/2012

    hanghell
    hanghell
    Top 75
    Lớp 8

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:27/11/2010
    Tổng số bài viết (874)
    Số điểm: 11042
    Cảm ơn: 522
    Được cảm ơn 426 lần


    truong282 viết:
     em thắc mắc: người đại diện hợp pháp của pháp nhân tham gia QHPL nhân danh pháp nhân
    đại diện theo pháp luật thì là chủ thể của QHPL còn đại diện theo ủy quyền thì không phải là chủ thể của QHPL
     
    em hiểu như trên có đúng không ??? mong mọi người chỉ giáo


    Chào bạn!

    Mình không thể hiểu được bạn đang muốn hỏi cái gì đây nữa?

    Cũng hiểu được bạn căn cứ vào đâu mà kết luận “đại diện theo pháp luật thì là chủ thể quan hệ pháp luật còn đại diện theo ủy quyền thì không phải là chủ thể của quan hệ pháp luật” nữa???

    “Người” đại diện (theo pháp luật hay theo ủy quyền) thì có thể là cá nhân hoặc tổ chức có quyền được đại diện cho người được đại diện hay cho người ủy quyền. Đại diện theo pháp luật thì gọi đó là “người đại diện”, đại diện theo ủy quyền thì gọi là người được ủy quyền.

    Và họ đều là chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật chứ, tại sao lại là không nhỉ?

    Bạn có thể nói rõ câu hỏi mà bạn thực sự muốn hỏi ở đây là gì được chứ?
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hanghell vì bài viết hữu ích
    truong282 (17/02/2012)
  • #166132   17/02/2012

    takeshilaw
    takeshilaw
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/01/2011
    Tổng số bài viết (317)
    Số điểm: 3580
    Cảm ơn: 27
    Được cảm ơn 68 lần


    bạn có thể hỏi cụ thể được ko?

    Dương Văn Tín

    Luật sư - Công ty TNHH Tư vấn Doanh nghiệp và Đầu tư Dương Luật

    email: tinduong@duongluat.com

    SĐT: 0974 168 279

    Tư vấn thành lập doanh nghiệp - Tư vấn đầu tư nước ngoài

    "Kiến thức cho đi là kiến thức còn mãi"

     
    Báo quản trị |  
  • #166133   17/02/2012

    truong282
    truong282

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/02/2012
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 130
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    #edf5f6;">Người đại diện hợp pháp của pháp nhân thay mặt pháp nhân tham gia QHPL có phải là chủ thể của QHPL đó không? tại sao


    #edf5f6;" /> #edf5f6;">


     
    Báo quản trị |  
  • #166147   17/02/2012

    thichngheluat
    thichngheluat

    Male
    Lớp 1

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:29/11/2011
    Tổng số bài viết (93)
    Số điểm: 2735
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 68 lần


    tùy trường hợp bạn ạ.ví dụ.khi chủ thể đó có quyền hoặc được ủy quyền và thực hiện giao dịch không vì lợi ích riêng(phục vụ lợi ích cho pháp nhân) thì pháp nhân là chủ thể trong quan hệ pháp luật này.còn  người đó giao dịch không đúng thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền thì người đó trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật mà người đó thực hiện.
    Cập nhật bởi thichngheluat ngày 17/02/2012 09:54:36 CH Cập nhật bởi thichngheluat ngày 17/02/2012 09:51:18 CH

    hãy sống hết mình để chứng minh sự tồn tại của bạn là không vô nghĩa

     
    Báo quản trị |  
  • #166685   20/02/2012

    trinhviettiep
    trinhviettiep
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:01/06/2011
    Tổng số bài viết (136)
    Số điểm: 3510
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 45 lần


    Theo mình thì Đại diện pháp nhân hợp pháp trong QHPL thực tế  phải là người đại diện hợp pháp mà pháp luật quy định, người được ủy quyền hợp pháp đơn giản bạn nên hiểu là người làm giùm công việc nào đó cho chủ thể chính có tư cách pháp nhân mà pháp luật quy định!
    vi dụ: anh A ky hợp đồng mua nhà đất với Công ty B với diện tích  500m2  giá 5 tỷ, phía dưới hợp đồng ký bán đại diện cho công ty B là phó tổng giám đốc, theo các bạn thì hợp đồng này có đủ tư cách pháp nhân không? nếu xảy ra sự kiện pháp lý. thân chào các bạn và các anh trong cộng đồng 

    " Học, học nữa, học mãi"

     
    Báo quản trị |  
  • #167712   23/02/2012

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Chào mọi người !
    Mình thì quan điểm như thế này:

    Điều 139.
    Đại diện

    1. Đại diện là việc một người (sau đây gọi là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của người khác (sau đây gọi là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện.

    Pháp nhân là một tổ chức, nó không thể tự mình thực hiện hành vi, nên mọi hoạt động của pháp nhân được thực hiện qua người đại diện. Người đại diện nhân danh pháp nhân tham gia QHPL, chứ không nhân danh chính mình tham gia QHPL. Nên người đại diện của pháp nhân không là chủ thể của quan hệ pháp luật mà pháp nhân tham gia. Trừ trường hợp người đó tham gia với một tư cách pháp lý khác.


    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #168294   25/02/2012

    hanghell
    hanghell
    Top 75
    Lớp 8

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:27/11/2010
    Tổng số bài viết (874)
    Số điểm: 11042
    Cảm ơn: 522
    Được cảm ơn 426 lần


    Ý kiển của mình lại khác:

    Chủ thể quan hệ pháp luật là những cá nhân hoặc tổ chức mà theo quy định của pháp luật có khả năng có được các quyền và nghĩa vụ pháp lí, trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý đó.

    #edf5f6; font-style: normal; font-family: arial;">Đại diện theo như boyluat trích dẫn thì đó là việc nhân danh người khác “xác lập, thực hiện” giao dịch…..

    #edf5f6; font-style: normal; font-family: arial;">Như vậy theo mình bất kỳ ai có quyền và đã xác lập thực hiện giao dịch thì đều là chủ thể của quan hệ pháp luật đó. (đại diện theo ủy quyền họ có quyền vì họ được trao quyền, có nghĩa vụ vì họ nhận ủy quyền từ người khác).

    #edf5f6; font-style: normal; font-family: arial;">Khi đó chính họ sẽ là người chịu trách nhiệm trực tiếp từ giao dịch mà họ đã thực hiện. thử hỏi nếu họ không phải là chủ thể quan hệ pháp luật đó thì ai sẽ phải chịu trách nhiệm đây? Chẳng lẽ chỉ là pháp nhân hay người ủy quyền chịu thôi sao?

     
    Báo quản trị |  
  • #168706   27/02/2012

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    hanghell viết:

    Ý kiển của mình lại khác:

    Chủ thể quan hệ pháp luật là những cá nhân hoặc tổ chức mà theo quy định của pháp luật có khả năng có được các quyền và nghĩa vụ pháp lí, trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý đó.



    Quyền và nghĩa vụ của chủ thể quan hệ pháp luật có được ở đây đó là do họ tham gia quan hệ pháp luật đó mới có, chứ không phải là có từ một quan hệ pháp luật khác. Ví dụ như trong trường hợp đại diện, thì người đại diện cũng có một số quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định. Nhưng quyền và nghĩa vụ này xuất phát từ quan hệ pháp luật ủy quyền, chứ không phải là quan hệ pháp luật mà người được đại diện muốn tham gia.

    hanghell viết:

    #edf5f6; font-style: normal; font-family: arial;">Như vậy theo mình bất kỳ ai có quyền và đã xác lập thực hiện giao dịch thì đều là chủ thể của quan hệ pháp luật đó. (đại diện theo ủy quyền họ có quyền vì họ được trao quyền, có nghĩa vụ vì họ nhận ủy quyền từ người khác).



    Vấn đề ở đây là người đại diện xác lập giao dịch này nhân danh người được đại diện, chứ không phải là nhân danh chính mình cậu ạ ^^.

    hanghell viết:

    #edf5f6; font-style: normal; font-family: arial;">Khi đó chính họ sẽ là người chịu trách nhiệm trực tiếp từ giao dịch mà họ đã thực hiện. thử hỏi nếu họ không phải là chủ thể quan hệ pháp luật đó thì ai sẽ phải chịu trách nhiệm đây? Chẳng lẽ chỉ là pháp nhân hay người ủy quyền chịu thôi sao?



    Họ không phải chịu trách nhiệm gì, nếu họ làm đúng những quyền và nghĩa vụ được ủy quyền. Trách nhiệm ở đây là của người được đại diện. Tất nhiên nếu hành vi của họ vượt quá phạm vi đại diện, thì họ phải chịu trách nhiệm đó, và việc vượt quyền này không liên quan gì tới người được đại diện cả.


    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #182108   29/04/2012

    phuongminhbui
    phuongminhbui

    Sơ sinh

    Điện Biên, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2012
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    cho e hỏi cá nhân khi nào trở thành chủ thể trực tiếp quan hệ pháp
     luật
     
    Báo quản trị |  
  • #504416   11/10/2018

    1. Người đại diện hợp pháp của pháp nhân thay mặt cho pháp nhân tham gia quan hệ pháp luật có phải là chủ thể của quan hệ pháp luật đó không?

     

     
    Báo quản trị |