Cho em hỏi vài câu về giao dịch dân sự

Chủ đề   RSS   
  • #306598 14/01/2014

    haida12l01e

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/01/2014
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 45
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Cho em hỏi vài câu về giao dịch dân sự

    1. Đại diện theo ủy quyền có phải là một giao dịch dân sự không?

    2. Giao dịch dân sự mà vi phạm ý chí có bị vô hiệu tuyệt đối không?

    3. Quyền sở hữu chỉ được bảo vệ theo quy định của pháp luật dân sự không?

    4. Thời hiệu khởi kiện là khoảng thời gian diễn ra liên tục và không bị gián đoán, đúng hay sai?

     Trả lời giùm em với ạ !

     
    10907 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #306882   15/01/2014

    haida12l01e
    haida12l01e

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/01/2014
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 45
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Ai giúp em đc k ạ

     
    Báo quản trị |  
  • #306934   15/01/2014

    oneclicklogin
    oneclicklogin
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hà Nam, Việt Nam
    Tham gia:21/10/2012
    Tổng số bài viết (357)
    Số điểm: 2819
    Cảm ơn: 54
    Được cảm ơn 142 lần


    Chào bạn.

    1. Đại diện theo ủy quyền có phải là một giao dịch dân sự không?

    Theo luật dân sự 2005  :

    Điều 121. Giao dịch dân sự

    Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

    Như vậy,  Đại diện theo ủy quyền là một giao dịch dân sự .

    2. Giao dịch dân sự mà vi phạm ý chí có bị vô hiệu tuyệt đối không?

    Theo luật dân sự 2005  :

    Điều 122. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự

    1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

    a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;

    b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;

    c) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.

    2. Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định.

    Như vậy, giao dịch dân sự mà vi phạm ý chí (nhầm lẫn, lừa dối, ép buộc) thì bị vô hiệu tuyệt đối 

    3. Quyền sở hữu chỉ được bảo vệ theo quy định của pháp luật dân sự không?

    Điều 1. Nhiệm vụ của Bộ luật hình sự

    Bộ luật hình sự có nhiệm vụ bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa, chống mọi hành vi phạm tội; đồng thời giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.

    Để thực hiện nhiệm vụ đó, Bộ luật quy định tội phạm và hình phạt đối với người phạm tội.

    Như vậy, quyền sở hửu cũng được luật hình sự bảo vệ.

    4. Thời hiệu khởi kiện là khoảng thời gian diễn ra liên tục và không bị gián đoán, đúng hay sai?

    Điều 161. Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự

    Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là khoảng thời gian xảy ra một trong các sự kiện sau đây:

    1. Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu.

    Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

    Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền hoặc nghĩa vụ dân sự của mình;

    2. Chưa có người đại diện trong trường hợp người có quyền khởi kiện, người có quyền yêu cầu chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

    3. Chưa có người đại diện khác thay thế hoặc vì lý do chính đáng khác mà không thể tiếp tục đại diện được trong trường hợp người đại diện của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự chết.

    Như vậy, có thể không liên tục.

    Trân trọng.

    Cập nhật bởi oneclicklogin ngày 15/01/2014 07:21:21 CH

    tuvan@tuvanphapluatvietnam.com.vn

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn oneclicklogin vì bài viết hữu ích
    dangchinghia94 (16/01/2014)