Cho em hỏi một vài tình huống pháp luật ạ, sắp kiểm tra rồi, xin mọi người giúp đỡ, cảm ơn!

Chủ đề   RSS   
  • #152981 05/12/2011

    shery04

    Sơ sinh

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:05/12/2011
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Cho em hỏi một vài tình huống pháp luật ạ, sắp kiểm tra rồi, xin mọi người giúp đỡ, cảm ơn!

     

    Câu 1
    Hãy xác định cấu thành tội phạm của các hành vi sau đây:

    a) Do bị chuột phá hoại mùa màng, ông A dùng điện 220 vôn chống chuột nơi đông người qua lại, không có cảnh báo. Hậu quả làm chết người.

    b) Do bị chuột phá hoại mùa màng, ông B dùng điện 220 vôn chống chuột nơi vắng vẻ không cóngười qua lại, có cắm biển cảnh báo. Đêm tối, một người say rượu đi qua vướng dây điện bị giật chết.

    c) Do bị trộm nhiều lần, ông C dùng điện 220 vôn gắn vào hàng rào để chống trộm. Hậu quả tên trộm bị điện giật chết.

    d) Trong lúc đang đấu sửa điện tại gia đình, ông D do bất cẩn thiếu quan sát đảm bảo an toàn khi đóng điện, làm em S đi ngang qua bị điện giật chết.

    e) Do tư thù cá nhân với G, ông E lợi dụng lúc G đang ngủ, đã dùng điện dí vào người làm G chết.

    Câu 2

    Vợ chồng ông A và bà B có một người con nuôi 19 tuổi nhưng bị liệt do tai nạn và một người con đẻ 23 tuổi nhưng đã mất để lại một con (1 tuổi). Ông A đột ngột qua đời để lại di chúc miệng với sự làm chứng của một người hàng xóm và một người chú để định đoạt số tài sản riêng 400 triệu như sau: Chia đôi số tài sản đó cho vợ và con nuôi của ông. Biết rằng: ngoài những người nêu trên, những người có quan hệ huyết thống với ông A còn có 2 người chú và 3 người cháu gọi ông là bác.

     

    ? Di chúc có hiệu lực không?

     

    ? Điều kiện của người làm chứng?

     

    ? Nếu không có di chúc hoặc di chúc không hợp pháp thì di sản của ông A được giải quyết như thế nào?

    Ông N và bà H đã chung sống với nhau 25 năm, ông bà có 2 người con nuôi là C 20 tuổi và D 16 tuổi và có 1 người con ruột là E nhưng đã qua đời (E có con 3 tuổi). Do mâu thuẫn ông bà làm đơn xin ly hôn, toà án đã thụ lý giải quyết, ngày 01/04/2005 toà án ra quyết định cho ly hôn. Ngày 10/04/2005 ông N bị đau tim và qua đời, trước khi chết ông N có di chúc miệng trước sự làm chứng của C và 2 người đồng nghiệp của ông N để định đoạt khối tài sản riêng của ông trị giá  400 triệu đồng như sau: Cho đứa cháu 3 tuổi 350 triệu đồng, D 50 triệu.

                Hỏi: - Di chúc miệng của ông N có hiệu lực hay không?

     

                        - C có được làm chứng trong trường hợp này không?

     

                        - Bà H có được thừa kế tài sản của ông N không? Tại sao? Nếu được thì thừa kế bao nhiêu?

     

                        - C và D có được thừa kế tài sản của ông N không? Việc ông N phân chia như trên có được thực hiện đúng như ý nguyện của ông không?

     

                        - Có gì khác nếu ông N không để lại di chúc?

     
    5235 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #153151   06/12/2011

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần


    câu 1:
    a. giết người.
    b. vô ý làm chết người.
    c. Giết người.
    d.vô ý làm chết người
    e. giết người.
    Câu 2:
    các phần 1, 2,bạn tự tìm hiểu luật để đọc nhé. Luật dân sự 2005 có quy định hết đó. (Điều 651, Điều 652, Điều 654 BLDS)
    3. Nếu không di chúc hoặc di chúc không hợp pháp thì chia theo pháp luật. Tài sản của ông sẽ được chia làm 3 gồm: vợ và con nuôi, cháu (với tư cách là người thừa kế thế vị của bố).
    Câu 3:
    Di chúc hợp pháp (Điều 652 BLDS)
    C không được coi là người làm chứng di chúc (Đọc điều 654 BLDS)

    Nếu ông N và bà H có đơn thuận tình ly hôn thì quyết định của tòa tuyên ly hôn là quyết định có hiệu lực pháp luật ---> Bà H sẽ không có quyền thừa kế.
    Nếu việc ly hôn của ông N và bà H là đơn kiện ly hôn thì quyết định đó là quyết định chưa có hiệu lực pháp luật ---> Bà H vẫn có quyền thừa kế (theo Điều 680 BLDS).
    Với dữ kiện bài ra có thể hiểu ông N và bà H là thuận tình ly hôn. Do đó, bà H không có quyền thừa kế.

    C không được hưởng thừa kế của ông N theo di chúc. D được hưởng thừa kế theo di chúc.
    Tuy nhiên theo Điều 669 BLDS thì D phải được hưởng ít nhất 2/3 1 suất thừa kế theo pháp luật. Do đó, 50 triệu < 2/3 một suất thừa kế theo pháp luật --> lấy từ phần của đứa cháu để bù vào cho đủ/
    Câu cuối bạn tự trả lời nhé.

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |  
  • #153760   08/12/2011

    takeshilaw
    takeshilaw
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/01/2011
    Tổng số bài viết (317)
    Số điểm: 3580
    Cảm ơn: 27
    Được cảm ơn 68 lần


    di chúc miệng hiện nay luật tuy thừa nhận nhưng thực tế rất ít tòa công nhận, do đó, trong đề thi sẽ không ra phần này đâu, bạn nên chú ý đến phần thừa kế theo PL thì hơn
    Cập nhật bởi takeshilaw ngày 08/12/2011 06:43:24 CH Cập nhật bởi takeshilaw ngày 08/12/2011 06:35:46 CH

    Dương Văn Tín

    Luật sư - Công ty TNHH Tư vấn Doanh nghiệp và Đầu tư Dương Luật

    email: tinduong@duongluat.com

    SĐT: 0974 168 279

    Tư vấn thành lập doanh nghiệp - Tư vấn đầu tư nước ngoài

    "Kiến thức cho đi là kiến thức còn mãi"

     
    Báo quản trị |  
  • #154241   10/12/2011

    quangvu1604
    quangvu1604

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/11/2011
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 280
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    ủa anh anhdv352 ơi.trong bt 2 sao C không đuợc huởng di sản vậy.theo điều 669 BLDS thì C vẫn đựoc huởng 2/3 của 1 suất chứ anh
     
    Báo quản trị |  
  • #154521   12/12/2011

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần


    Vì C đã 20  là người đã thành niên, không thuộc trường hợp là người tàn tật, người mất NLHV dân sự nên sẽ không được hưởng di sản theo Điều 669 bạn ạ. Trường hợp này chỉ có D được hưởng di sản theo Điều 669 thôi.
    Cập nhật bởi anhdv352 ngày 12/12/2011 09:59:29 SA

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |