cho em hỏi chút ạ

Chủ đề   RSS   
  • #318461 14/04/2014

    Tungmegamind

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:16/08/2013
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 275
    Cảm ơn: 14
    Được cảm ơn 0 lần


    cho em hỏi chút ạ

    a có vợ là b có 2 con là C và D a rất quý D nên đã lập di chúc cho D để hưởng tài sản của A là 1 tỷ sau khi a chết  có tranh chấp giữa B, D và C C đã đưa ra chứng cứ chứng minh được D không phải là con của A , TRường hợp này dc coi là di chúc bị nhầm lẫn không ạ? và tại sao?
    a có con trai 33 tuổi nhưng chưa có vợ a lập di chúc với điều kiện sau 3 năm sẽ có dc tài sản nếu lấy vợ trường hợp này có bị coi là vi phậm điều cấm và đạo đức xh k ạ

    EM xin cảm ơn!

     
    2806 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #318627   15/04/2014

    TRUTH
    TRUTH
    Top 10
    Male
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/05/2013
    Tổng số bài viết (4694)
    Số điểm: 35125
    Cảm ơn: 673
    Được cảm ơn 1184 lần


    Theo mình nếu mục đích ban đầu  D được đưa vào giả danh con của A để nhằm chiếm đạot tài sản thì lúc đó di chúc mới bị vô hiệu.

    Cái thứ hai thì có thể xem là quyền kết hôn là tự do của con người, nên bắt con lấy vợ để lại di chúc thì là không đúng.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TRUTH vì bài viết hữu ích
    Tungmegamind (17/04/2014)
  • #318979   17/04/2014

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Chào bạn Tungmegamind.

    a có vợ là b có 2 con là C và D a rất quý D nên đã lập di chúc cho D để hưởng tài sản của A là 1 tỷ sau khi a chết  có tranh chấp giữa B, D và C C đã đưa ra chứng cứ chứng minh được D không phải là con của A , TRường hợp này dc coi là di chúc bị nhầm lẫn không ạ? và tại sao?

    Theo quy định của luật hôn nhân gia đình : Con trong thời kỳ hôn nhân là con chung, nên D mặc nhiên là con của a.

    Theo quy định của bộ luật dân sư :

    Điều 43. Quyền nhận, không nhận cha, mẹ, con

    2. Người được nhận là cha, mẹ hoặc là con của người khác có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định mình không phải là cha, mẹ hoặc là con của người đó.

    Như vậy chỉ có người cha mới có quyền yêu cầu xác định một người không phải là con của mình. Các con và vợ của a không có quyền yêu cầu xác định. Nhất là khi D đối xử tốt với a và được a thương yêu, quý mến để lại di sản.

    a có con trai 33 tuổi nhưng chưa có vợ a lập di chúc với điều kiện sau 3 năm sẽ có dc tài sản nếu lấy vợ trường hợp này có bị coi là vi phậm điều cấm và đạo đức xh k ạ

    Điều 121. Giao dịch dân sự

    Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

    Điều 125. Giao dịch dân sự có điều kiện

    1. Trong trường hợp các bên có thỏa thuận về điều kiện phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự thì khi điều kiện đó xảy ra, giao dịch dân sự phát sinh hoặc hủy bỏ. 

    Di chúc trên là một giao dịch có điều kiện, Con trai của a đã 33 tuổi nên ông a mong muốn con mình lấp gia đình thì không trái pháp luật, không trái đạo đức. Việc khuyến khích lập gia đình bằng cách hứa cho tiền không vi phạm điều cấm vì không phải là ép buộc hôn nhân, người con trai có quyền thực hiện hoặc không thực hiện.

    Tôi không chắc chắn là mình đúng nên mong nhận được trao đổi từ bạn và thành viên khác.

    Cập nhật bởi hungmaiusa ngày 17/04/2014 11:18:08 SA
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hungmaiusa vì bài viết hữu ích
    Tungmegamind (17/04/2014)
  • #319014   17/04/2014

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Theo tôi thì như vậy là cơ bản rồi. Tuy nhiên trường hợp 1 có thể viện dẫn quy định tại Điều 131 BLDS để khẳng định chắc chắn đó không phải là sự nhầm lẫn. Vì di chúc cũng chính là một giao dịch dân sự biểu hiện dưới hình thức là một hành vi pháp lý đơn phương. Mà nhầm lẫn trong giao dịch dân sự theo tinh thần tại Điều 131 BLDS phải là sự nhầm lẫn có lỗi vô ý hoặc cố ý của một bên. Trong tình huống đưa ra, giả sử có đúng D không phải là con của A thì cũng không có một dữ kiện nào chứng minh D đã có lỗi làm cho A tưởng D là con của mình cả, nên không thể nói di chúc của A là nhầm lẫn.

    Còn về mặt thực tế thì chỉ A mới có thể biết được là mình có nhầm lẫn hay không, nhưng A dã chết thì làm sao để chứng minh được. Biết đâu khi còn sống A đã biết rõ D không phải là con mình nhưng vì quy D nên vẫn lập di chúc cho D thừa hưởng di sản thì sao.

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    hungmaiusa (17/04/2014) Tungmegamind (17/04/2014)