cho e hỏi ạ!!!!

Chủ đề   RSS   
  • #221738 23/10/2012

    ninhhoa1988

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:16/10/2012
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 231
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 1 lần


    cho e hỏi ạ!!!!

     

    A vào cửa hàng quần áo của chị B. Sau khi chọn và thử một chiếc quần jean nhưng không vừa, A đề nghị chị B lấy chiếc quần cỡ to hơn. Trong khi chị B đang lấy quần, thấy trên võng nơi chị B vừa nằm có một chiếc ví, A lại gần và lén bỏ chiếc ví đó vào trong túi xách của mình rồi bỏ đi. Sau đó A bị phát hiện và bị bắt giữ. Trong chiếc ví của chị B có 15 triệu đồng.

    A phạm tội trộm cắp tài sản theo điều 138 BLHS

    Hỏi:::???? Giả sử khi A đang cầm lấy chiếc ví thì chị B bất thình lình quay ra nhìn thấy nói to: “Này, cô định làm gì đấy”, A nhanh chóng cầm chiếc ví và bỏ chạy thì tội danh của A có thay đổi không? Vì sao? 

     

    (theo ý kiến cá nhân thì tội danh của A không thay đổi, rất mong được mọi người cho ý kiến ạ. Thanks!!)

     
    5296 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #222052   24/10/2012

    longquochan
    longquochan
    Top 75
    Male
    Lớp 5

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2012
    Tổng số bài viết (799)
    Số điểm: 7274
    Cảm ơn: 215
    Được cảm ơn 446 lần


    Trong TH này tội danh không thay đổi bởi bản chất của tội phạm không hề thay đổi.

    Để chứng minh điều trên bạn chỉ cần phân tích mặt khách quan của tội phạm này thôi

    Tội trộm cắp tài sản (Điều 138): là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản đang có chủ (hoặc là lén lút chiếm đoạt tài sản của người khác).

    Theo Từ điển Tiếng Việt tường giải và liên tưởng-NXB Văn hóa thông tin-2004, trang 467 giải nghĩa từ “lén lút” là hành vi: cố giấu diếm, vụng trộm không để lộ ra do có ý gian. Trong tội "Trộm cắp tài sản", hành vi “lén lút” chiếm đoạt tài sản có đầy đủ những dấu hiệu này, thiếu một trong những dấu hiệu đó sẽ không thể hiện được bản chất của sự "lén lút", bởi nếu làm một việc quang minh thì không bao giờ phải lén lút.

    Nói cách khác, "lén lút" là hành vi của một người cố ý thực hiện một việc làm bất minh, vụng trộm, giấu diếm không để lộ cho người khác biết, nhằm mục đích chiếm đoạt trái phép tài sản của họ.

    Hành vi “lén lút” có nhiều cách thể hiện. Có những hành vi lén lút được thực hiện một cách giấu diếm, vụng trộm (trường hợp che giấu toàn bộ sự việc phạm tội); nhưng cũng có những hành vi lén lút lại được thực hiện một cách công khai, trắng trợn không có ý che đậy hay giấu diếm hành vi của người phạm tội (trường hợp chỉ che giấu hành vi phạm tội đối với chủ tài sản). Sự công khai ở đây có hai hình thức:

    + Công khai sự vi phạm pháp luật của hành vi;

    + Công khai thực hiện hành vi, nhưng bản chất chiếm đoạt của hành vi đã được che đậy.

    Công khai sự vi phạm pháp luật của hành vi: là trường hợp người phạm tội chỉ thực hiện việc “lén lút” với chủ tài sản, còn những người xung quanh, người phạm tội không cần giấu diếm hay che đậy hành vi vi phạm pháp luật của mình. Ví dụ: Kẻ trộm móc túi người khác giữa chợ hoặc giữa nơi đông  người.

    Công khai thực hiện hành vi, nhưng bản chất chiếm đoạt của hành vi đã được che đậy: là trường hợp người phạm tội công khai thực hiện hành vi trộm cắp tài sản, nhưng bản chất tội phạm của hành vi đã được che đậy, nguỵ trang bằng những thủ đoạn khác nhau. Ví dụ: Người phạm tội đóng giả là nhân viên của Công ty điện lực, giả vờ đi sửa điện và công khai tháo công tơ điện bán lấy tiền tiêu; hoặc đóng giả nhân viên Bưu điện đi sửa đường dây điện thoại, nhưng thực chất là gọi điện trộm ra nước ngoài…

    Như vậy, hành vi "lén lút" không nhất thiết là việc làm mà không ai biết, nó có thể được thực hiện một cách giấu diếm, vụng trộm, nhưng cũng có thể được thực hiện một cách công khai, giữa nơi đông người. Tuy nhiên, việc giấu diếm hay công khai thì chúng đều có một đặc điểm chung, đó là sự “lén lút” với chủ tài sản. Bởi nếu không "lén lút" với chủ tài sản thì hành vi của họ sẽ không còn là phạm tội "Trộm cắp tài sản" nữa.

     

    Cập nhật bởi longquochan ngày 24/10/2012 10:36:26 CH

    Tư vấn pháp luật miễn phí qua gmail: hoangtunglkd.neu@gmail.com.

    Hãy nhớ rằng những gì bạn biết chỉ là một hạt cát, còn những điều bạn chưa biết mới đúng là một đại dương.

    Không phải lúc nào bạn cố gắng cũng thành công,nhưng phải luôn cố gắng để không hối tiếc khi thất bại !!!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn longquochan vì bài viết hữu ích
    ninhhoa1988 (07/11/2012)
  • #222067   24/10/2012

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


     

    nguyenvantongnvt viết:

    Chào quý ông bà !
    Trường hợp của quý ông bà chúng tôi xin được tư vấn như sau:

    Vẫn là tội trộm cắp tài sản bạn ạ. Căn cứ pháp lý: Thông tư 02 năm 2001:

    6. Khi áp đụng tình tiết "hành hung để tẩu thoát" (điểm đ khoản 2 Điều 136; điểm a khoản 2 Điều 137; điểm đ khoản 2 Điều 138 BLHS) cần chú ý:

    6.1. Phạm tội thuộc trường hợp "hành hung để tẩu thoát" là trường hợp mà người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản hoặc đã chiếm đoạt được tài sản, nhưng bị phát hiện và bị bắt giữ hoặc bị bao vây bắt giữ thì đã có những hành vi chống trả lại người bắt giữ hoặc người bao vây bắt giữ như đánh, chém, bắn, xô ngã... nhằm tẩu thoát.

    6.2. Nếu người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản hoặc đã chiếm đoạt được tài sản, nhưng đã bị người bị hại hoặc người khác giành lại, mà người phạm tội tiếp tục dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc tấn công người bị hại hoặc người khác nhằm chiếm đoạt cho được tài sản, thì trường hợp này không phải là "hành hung để tẩu thoát" mà đã có đầy đủ các dấu hiệu cấu thành tội cướp tài sản.

    Tòng vui lòng đọc kỹ chủ đề và tham khảo lại các quy định của Pháp luật để trả lời đúng nội dung bài viết, cũng như tạo niềm tin cho bạn đọc nhé!

    Việc Tòng trích dẫn thông tư trên có liên quan gì đến nội dung chủ đề không? Có áp dụng được không?

    Thân chào bạn Minh Hoa 1988!

    Hành vi trên theo bạn hỏi thì tội danh không thay đổi, bởi lẽ A lợi dụng sơ hở của B và có hành vi lén lút thực hiện hành vi phạm tội. Khi đã thực hiện hành vi trộm cắp thì B đã tẩu thoát  và không có hành vi nào khác như chống lại, giằng cho bằng được tài sản đã trộm cắp. . .để tẩu thoát! 

    Trân trọng!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn KhacDuy25 vì bài viết hữu ích
    ninhhoa1988 (07/11/2012)