Người lao động cao tuổi vẫn muốn cống hiến sức lao động, nhiệt huyết cho công việc, họ vẫn muốn tiếp tục làm việc và được lãnh đạo trao cơ hội. Vậy họ có được hưởng chính sách nào về bảo hiểm hay thời giờ làm việc hay không? Dưới đây là một vài thông tin mình gửi đến các bạn.
Thứ nhất: Về căn cứ pháp lý có liên quan, mọi người có thể kiểm tra trực tiếp tại:
Thứ hai: Đối với yêu cầu “họ có được đóng bảo hiểm xã hội không?”. Nếu những người lao động cao tuổi trên chưa được hưởng chế độ hưu trí (chưa hưởng lương hưu) thì công ty vẫn phải có trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội đầy đủ cho họ anh/chị nhé (nếu đơn vị mình có ký HĐLĐ với họ từ đủ 1 tháng trở lên); Nếu những người lao đông cao tuổi trên đang hưởng lương hưu thì công ty không phải tham gia các chế độ bảo hiểm cho họ nữa. Nhưng công ty phải có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và tiền nghỉ phép hằng năm theo quy định tại khoản 3 Điều 186 Bộ luật Lao động 2012. Cụ thể:
“3. Đối với người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì ngoài việc trả lương theo công việc, người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và tiền nghỉ phép hằng năm theo quy định”.
Thứ ba: Theo quy định tại khoản 2 Điều 166 Bộ luật Lao động 2012 thì “Người lao động cao tuổi được rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc được áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian” các bạn nhé.