Chính phủ ban hành văn bản quy phạm pháp luật nào?

Chủ đề   RSS   
  • #616655 21/09/2024

    btrannguyen
    Top 75
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:13/03/2024
    Tổng số bài viết (1181)
    Số điểm: 23218
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 494 lần


    Chính phủ ban hành văn bản quy phạm pháp luật nào?

    Chính phủ cũng là một cơ quan có chức năng ban hành văn bản quy phạm pháp luật, tuy nhiên không phải văn bản nào của Chính phủ cũng là văn bản quy phạm pháp luật. Vậy, văn bản nào của Chính phủ là văn bản quy phạm pháp luật nào?

    Văn bản quy phạm pháp luật là gì?

    Theo khoản 1, khoản 2 Điều 3 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định như sau:

    - Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định trong Luật này ban hành và được Nhà nước bảo đảm thực hiện.

    - Đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản quy phạm pháp luật là cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm chịu ảnh hưởng trực tiếp từ việc áp dụng văn bản đó sau khi được ban hành.

    Như vậy, văn bản quy phạm pháp luật là văn bản chứa đựng những quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung, do Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện.

    Chính phủ ban hành văn bản quy phạm pháp luật nào?

    Theo Điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020 thì có những văn bản sau đây do Chính phủ ban hành là văn bản quy phạm pháp luật:

    (1) Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

    (2) Nghị định của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

    (3) Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

    Như vậy, chỉ có nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ và đoàn chủ tịch UBTWMTTQVN và với  UBTVQH, nghị định của Chính phủ và Quyết định của Thủ tướng là văn bản quy phạm pháp luật. Còn các văn bản như Chỉ thị, Công điện của Thủ tướng, Thông báo của Văn phòng Chính phủ,... là các văn bản áp dụng pháp luật. 

    Chính phủ được tổ chức hoạt động theo nguyên tắc nào?

    Theo Điều 5 Luật tổ chức Chính phủ 2015 quy định nguyên tắt tổ chức và hoạt động của Chính phủ như sau:

    - Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ; bảo đảm bình đẳng giới.

    - Phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và chức năng, phạm vi quản lý giữa các bộ, cơ quan ngang bộ; đề cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu.

    - Tổ chức bộ máy hành chính tinh gọn, năng động, hiệu lực, hiệu quả; bảo đảm nguyên tắc cơ quan cấp dưới phục tùng sự lãnh đạo, chỉ đạo và chấp hành nghiêm chỉnh các quyết định của cơ quan cấp trên.

    - Phân cấp, phân quyền hợp lý giữa Chính phủ với chính quyền địa phương, bảo đảm quyền quản lý thống nhất của Chính phủ và phát huy tính chủ động, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương.

    - Minh bạch, hiện đại hóa hoạt động của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan hành chính nhà nước các cấp; bảo đảm thực hiện một nền hành chính thống nhất, thông suốt, liên tục, dân chủ, hiện đại, phục vụ Nhân dân, chịu sự kiểm tra, giám sát của Nhân dân.

    Như vậy, Chính phủ sẽ được tổ chức hoạt động theo các nguyên tắc trên,

     
    89 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận