Chín chữ cù lao là gì? Trách nhiệm của người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em ra sao?

Chủ đề   RSS   
  • #610942 25/04/2024

    phanphuonghong

    Sơ sinh

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:25/04/2024
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1 lần


    Chín chữ cù lao là gì? Trách nhiệm của người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em ra sao?

    Ông bà ta thường sử dụng "Chín chữ cù lao" để nói về công ơn sinh thành, công ơn nuôi dưỡng của các bậc cha mẹ. Vậy, chín chữ cù lao có nghĩa là gì?

    Chín chữ cù lao là gì?

    Chín chữ cù lao (Hay còn gọi là chín chữ cao sâu) gồm: sinh, cúc, phụ, súc, trưởng, dục, cố, phục, phúc.

    Chín chữ này xuất phát từ một đoạn trong Lục nga, Tiểu nhã, Thi kinh:

    "Phụ hề sinh ngã, mẫu hề cúc ngã, phụ ngã súc ngã, trưởng ngã dục ngã, cố ngã phục ngã, xuất nhập phúc ngã. Dục báo chi đức, hạo thiên võng cực."

    Tham khảo theo từ điển chữ nôm Việt nam, nghĩa của chín chữ cù lao như sau: sinh (đẻ), cúc (nâng đỡ); phủ (vuốt ve), súc (cho bú, cho ăn), trưởng (nuôi cho lớn) dục (dạy dỗ), cố (trông nom), phục (săn sóc), phúc (che chở bảo vệ).

    Qua chín chữ cù lao có thể thấy cha mẹ không chỉ là người sinh ra chúng ta, mà còn là những người đã dành trọn tâm huyết để nuôi dưỡng và giáo dục chúng ta từ khi còn nhỏ.

    Do đó, lòng hiếu thảo không chỉ là một trách nhiệm, mà là một cách chúng ta thể hiện sự biết ơn và trân trọng đối với công lao đó. Nó phản ánh nhân phẩm của con người và những người có lòng hiếu thảo xứng đáng được tôn trọng và học hỏi.

    chin-chu-cu-lao

    Trách nhiệm của người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em ra sao?

    Theo Điều 22 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội, người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm sau đây:

    - Bảo đảm điều kiện để trẻ em được đi học, chăm sóc sức khỏe, vui chơi, giải trí;

    - Bảo đảm chỗ ở an toàn, vệ sinh cho trẻ em;

    - Đối xử bình đẳng đối với trẻ em;

    - Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

    Ngoài ra, người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

    - Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và thực hiện tốt chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;

    - Tự nguyện nhận chăm sóc trẻ em;

    - Có nơi ở ổn định và chỗ ở cho trẻ em được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng;

    - Có điều kiện về kinh tế, sức khỏe, kinh nghiệm chăm sóc trẻ em;

    - Đang sống cùng chồng hoặc vợ thì chồng hoặc vợ phải bảo đảm điều kiện quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều 22 Nghị định 20/2021/NĐ-CP.

    Lưu ý: Trường hợp không được tiếp tục nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em:

    - Có hành vi đối xử tệ bạc với trẻ em được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng;

    - Lợi dụng việc chăm sóc, nuôi dưỡng để trục lợi;

    - Có tình trạng kinh tế hoặc lý do khác dẫn đến không còn đủ khả năng bảo đảm chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em;

    - Vi phạm nghiêm trọng quyền của trẻ em được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng.

    Bên cạnh đó, người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng người khuyết tật đặc biệt nặng là trẻ em phải bảo đảm điều kiện và trách nhiệm theo Điều 23 Nghị định 20/2021/NĐ-CP như sau:

    - Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;

    - Có sức khoẻ, kinh nghiệm và kỹ năng chăm sóc người khuyết tật;

    - Có nơi ở ổn định và nơi ở cho người cao tuổi;

    - Có điều kiện kinh tế;

    - Đang sống cùng chồng hoặc vợ thì chồng hoặc vợ phải bảo đảm điều kiện quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều 23 Nghị định 20/2021/NĐ-CP.

    Lưu ý: Trường hợp không được tiếp tục nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em khuyết tật:

    - Có hành vi đối xử tệ bạc đối với người khuyết tật;

    - Lợi dụng việc nhận việc chăm sóc, nuôi dưỡng để trục lợi;

    - Có tình trạng kinh tế hoặc lý do khác dẫn đến không còn bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng người khuyết tật;

    - Vi phạm nghiêm trọng quyền của người được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng.

    Từ những nội dung trên, có thể thấy trách nhiệm của người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em hiện nay cũng đã được quy định trong pháp luật Việt Nam. Bên cạnh đó, công ơn dưỡng dục của cha mẹ (dù là cha mẹ ruột hay cha mẹ nuôi) khi nuôi dạy con trẻ cũng giống như "Núi cao biển rộng mênh mông", chúng ta cần phải khắc ghi trong lòng.

     
    38 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn phanphuonghong vì bài viết hữu ích
    phanphuonghong (27/04/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận