Hành vi sử dụng điện thoại di động tại khu vực bị cấm phải chịu hình phạt tiền với mức từ 2 đến 5 triệu đồng, quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP.
Trong Nghị định này, nội dung xử phạt việc sử dụng điện thoại di động tại những khu vực bị cấm (treo biển cấm sử dụng điện thoại), trong đó có các trạm xăng bán lẻ được nhiều người quan tâm vì gắn liền với cuộc sống thường ngày của đa số người dân.
Điều 33. Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy trong sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi sử dụng diêm, bật lửa, điện thoại di động ở những nơi có quy định cấm.
Tuy nhiên, vừa mới đây tôi được biết thông tin như sau:
Ngày 23/10/2019 vừa qua, Ví điện tử MoMo và Tổng công ty Dầu Việt Nam - CTCP (PVOIL) đã chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược triển khai thanh toán điện tử trong bán lẻ xăng dầu. Theo đó, từ ngày 27/10/2019, tại nhiều cửa hàng xăng dầu của PVOIL và COMECO ở TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội sẽ triển khai thí điểm.
Đến ngày 1/11/2019, hai bên sẽ chính thức triển khai phương thức thanh toán điện tử bằng ứng dụng Ví MoMo tại tất cả cửa hàng xăng dầu PVOIL và COMECO trên toàn quốc.
Đặc biệt, đánh dấu hợp tác chiến lược này, duy nhất trong ngày 1/11/2019, lần đầu tiên tại Việt Nam, dùng ví MoMo thanh toán khi đổ xăng nhận hoàn tiền tiết kiệm với mức siêu khủng: 50%.
Như vậy, khách hàng thực hiện thanh toán khi đổ xăng tại cửa hàng xăng dầu qua Ví MoMo dĩ nhiên sẽ có "động tác" sử dụng điện thoại. Có thể sẽ có khách hàng không chuẩn bị mã quét trước và thực hiện bật dữ liệu di động (3G) để có được mã khuyến mãi từ đó hưởng ưu đãi từ chương trình mà Ví điện tử MoMo và Tổng công ty Dầu Việt Nam hợp tác thực hiện nêu trên.
Thế, việc sử dụng điện thoại như vậy có vi phạm quy định tại Nghị định 52/2012/NĐ-CP. Và chiến lược marketing của hai bên liệu có phù hợp? Mời bạn đọc đóng góp ý kiến!