Chiếm dụng đất đai

Chủ đề   RSS   
  • #432508 03/08/2016

    MaiVu.831

    Sơ sinh

    An Giang, Việt Nam
    Tham gia:31/05/2015
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 85
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chiếm dụng đất đai

    Tôi tên Vũ Tuyết Mai, rất cần được luật sư tư vấn về vấn đề sau :

    Ba tôi là anh cả trong gia đình, được ông bà để lại một mảnh đất khá to và mảnh đất đó được chia ra làm hai. Một nữa ba mẹ tôi đã cất nhà và đã có sổ đỏ, nữa còn lại ba tôi đã cho cậu cất nhà nhưng chưa có sổ đỏ. Song, quyền sở hữu đất thuộc về ba tôi theo di chúc của ông bà tôi (lúc xưa không có có giấy tờ).

    Vì lí do nghiện ngập và bệnh HIV nên cậu tôi đã khống chế các cô cậu khác đồng tình với nhau bán toàn bộ mảnh đất phía sau nhà đi (đó là mảnh đất bồi) cho một công ty gỗ kim công ty may mặt gần nhà. Nhưng ba tôi hoàn toàn không biết và cũng không đồng ý.

    Hiện mảnh đất đó đã bị công ty chiếm dụng bất chấp sự không đồng ý của ba tôi, họ đã để khúc gỗ dưới sông, trồng rau và đốt những mảnh vải vụn. Họ phun thuốc trừ sâu mùi nồng nặc bay vào nhà khiến cả gia đình tôi ói mửa, họ đốt mảnh vải vụn khói bay mù mịt vào nhà làm chúng tôi nghẹt thở.

    Nhận thấy sự việc nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng nên ba tôi đã ngăn cản và thương lượng nhưng bất thành.

    Kính mong luật sư tư vấn và cho biết bằng cách nào có thể lấy lại được mảnh đất đó. Xin chân thành cảm ơn.

     
    4931 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #432616   04/08/2016

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần


    Chào bạn

    - Đối với việc phun thuốc, bên bạn nên gửi bản tường trình và yêu cầu chính quyền giải quyết.

    - Đối với đất bán: Sự việc liên quan đến nhiều chủ thể và nguồn gốc đất từ xưa nên có lẽ không đơn giản. Vì diện tích đất này chưa có sổ đỏ nên theo quy định pháp luật, các bên liên quan có thể chọn Ủy ban hoặc Tòa án làm cơ quan giải quyết tranh chấp theo Điều 203 Luật đất đai.

    Điều 203. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

    Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

    1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

    2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

    a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;

    b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;

    3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:

    a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

    b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

    4. Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.

     

    Trân trọng! 

    LS Cao Sỹ Nghị

    101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

    Email: caosynghi@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #432760   06/08/2016

    luatsuduong
    luatsuduong
    Top 500
    Mầm

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:04/07/2016
    Tổng số bài viết (150)
    Số điểm: 845
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 36 lần


    Chào bạn

    Trong trường hợp này để bảo vệ quyền lợi của mình thì trước tiên gia đình bạn làm đơn gửi đến chính quyền sở tại yêu cầu kiểm tra để xử lý hành vi phun thuốc sâu gây ô nhiễm môi trường. Còn về phần đất thì trước tiên gia đình nên làm đơn gửi đến UBND cấp xã nơi có đất để được hòa giải. Sau khi có văn bản hòa giải thì nên làm đơn khởi kiện ra tòa án có thẩm quyền để được phân giải.

    Một vài ý cơ bản trao đổi cùng bạn, nếu có gì chưa rõ hoặc muốn tìm hiểu sâu hơn bạn có thể liên hệ với tôi theo thông tin dưới đây để được tư vấn miễn phí.

    Luật sư Dương; điện thoại: 0972 975 749

     
    Báo quản trị |  
  • #433561   15/08/2016

    luatvichanly
    luatvichanly
    Top 150
    Lớp 2

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/08/2015
    Tổng số bài viết (625)
    Số điểm: 3445
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 116 lần


    với câu hỏi của bạn, Công ty Luật LTD Kingdom xin tư vấn như sau:

    Nhận thấy, theo quy định của pháp luật, việc ông bà bạn có di chúc bằng miệng để lại toàn bộ mảnh đất cho ba bạn không được coi là căn cứ xác định có quyền sử dụng hợp pháp đối với mảnh đất này.

    Do vậy,  Khi ông bà bạn mất, để lại di chúc không hợp pháp thì di sản thừa kế sẽ được chia theo pháp luật, có nghĩa là giá trị quyền sử dụng toàn bộ mảnh đất (bao gồm cả nửa mảnh đất bố mẹ bạn đã có sổ đỏ và nửa mảnh đất mà cậu bạn đã bán cho công ty may) sẽ được chia đều cho hàng thừa kế thứ nhất, bao gồm bố bạn và các anh chị e của bố bạn, trong đó, người cậu của bạn cũng thuộc diện thừa kế.

    Quyền sử dụng toàn bộ mảnh đất này là tài sản chung của bố bạn và các anh chị em của bố bạn nên các giao dịch liên quan đến nửa mảnh đất mà cậu bạn bán cho công ty phải được sự đồng ý của tất cả người thuộc diện thừa kế. Trong khi đó, giao dịch này bố bạn không biết còn các cô cậu khác của bạn thì bị khống chế đồng ý.  Căn cứ theo Điều 122 Bộ luật dân sự 2005

    ‘’ Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

    a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;

    b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;

    c) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện”.

    Điều 127 Bộ luật dân sự 2005:

    Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 122 của Bộ luật này thì vô hiệu.

    Như vậy, hợp đồng dân sự này sẽ vô hiệu.

    Trong trường hợp này, để có thể lấy lại mảnh đất thì ba bạn có thể tiến hành thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định của Luật đất đai 2013

    1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

    2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

    3. Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có mảnh đất

     

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

LS Cao Sỹ Nghị

101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

Email: caosynghi@gmail.com