Chào chị Thảo, vấn đề chị hỏi tôi xin có ý kiến như sau:
Thứ nhất: để xác định một người có phải chịu TNHS (hình phạt) như thế nào thì đầu tiên cần xác định hành vi của họ có cấu thành tội phạm hay không. Cụ thể ở đâu là hành vi của người vay tiền của chị mà không trả có cấu thành tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 139-BLHS) hay Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 140-BLHS) hay không.
- Đối với tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 139-BLHS) thì người đi vay phải có hành vi gian dối chiếm đoạt tài sản của chị (mục đích chiếm đoạt tài sản có trước khi vay)thì với số tiền chiếm đoạt từ 200tr đến dưới 500tr đồng thì có thể phải chịu mức hình phạt tù từ 07năm tù đến 15 năm tù.
- Đối với tội lạm dung tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 140-BLHS) thì người vay tài sản của chị phải có hành hành vi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc sử dụng số tiền vay đó vào mục đích bất hợp pháp (mục đích chiếm đoạt tài sản có sau khi vay) thì với số tiền chiếm đoạt từ 200tr đến dưới 500tr đồng thì cũng có thể phải chịu mức hình phạt từ 07 năm tù đến 15 năm tù.
Thứ 2: Nếu người vay không có một trong các hành vi trên mà chỉ đơn thuần là vay tài sản nhưng hiện nay không có tài sản trả nợ thì đây là quan hệ dân sự, người vay không phải chịu hình phạt..
Có vấn đề nào còn chưa hiểu bạn đặt thêm câu hỏi. Trân trọng!
Tư vấn pháp luật miễn phí
Mr: Mạnh
Tell: 0986.739.919
Ym: manhlawyer07@gmail.com