Xin lỗi bạn haohoakieuky và các bạn khác dã nhấn nút cảm ơn ở trên nhé!
Có lẽ do đêm khuya hơi vội vàng nên bài giải của tôi ở trên cũng chưa đúng. Lý do là vì bà B để lại di sản có giá trị 480 triệu, nhưng bà chỉ mới định đoạt trong di chúc 300 triệu, nên phần di sản còn lại 180 triệu chưa được bà B định đoạt phải được đưa ra chia thừa kế theo pháp luật.
Tôi sẽ giải lại bài tập của bạn như sau:
- Những người thừa kế theo pháp luật của bà B gồm có A, X, Y, Z.
- Chia di sản theo pháp luật: A = X = Y = Z = 180 triệu : 4 = 45 triệu.
- Chia theo di chúc: 300 triệu còn lại bà B định đoạt cho M 100 triệu và cho N 200 triệu.
A, Y, Z là những người được hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung di chúc theo quy định tại Điều 669 BLDS. Theo đó đáng ra họ được hưởng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật là 80 triệu. Nhưng do di chúc để lại cho M và N 300 triệu nên quyền lợi của họ không được bảo đảm, cụ thể là họ chỉ mới được hưởng mỗi người 45 triệu, còn thiếu 35 triệu. Thiệt thòi này là do di chúc nên cần phải lấy phần tài sản mà M và N được hưởng theo di chúc để bù đắp lại cho họ, đảm bảo mỗi người được hưởng thừa kế đủ 80 triệu.
Theo dữ kiện bài tập thì tỷ lệ di sản mà M và N được hưởng là 1/2 (M = 1, N = 2), do đó phần của M phải bù đắp là 35 triệu, phần của N phải bù đắp là 70 triệu. Tổng cộng = 105 triệu chia cho 3 người là A = Y = Z = 35 triệu.
Kết quả cuối cùng:
A = Y = Z = 80 triệu.
X = 45 triệu.
M = 65 triệu.
N = 130 triệu.
Tổng cộng: 80 + 80 + 80 + 45 + 65 + 130 = 480 triệu.
P/S: về câu hỏi của bạn haohoakieuky là chia thừa kế theo pháp luật trước hay theo di chúc trước?
Vấn đề không phải là ở chỗ chia theo pháp luật hay theo di chúc trước bạn à, mà tùy vào từng trường hợp cụ thể để đưa ra cách chia làm sao cho người đọc dễ hiểu và đảm bảo được quyền lợi của những người thừa kế là được. Như bài tập của bạn ở trên thì chia theo pháp luật trước hay chia theo di chúc trước cũng cho ra kết quả như vậy cả thôi.
Hay ví dụ thêm để bạn hiểu rõ hơn: cũng bài tập trên nhưng bà B để lại di chúc chỉ định đoạt cho M 30 triệu đồng, cho N 50 triệu đồng. Khi đó di sản còn lại là 400 triệu đồng sẽ được chia theo pháp luật, cụ thể A = X = Y = Z = 400 triệu : 4 = 100 triệu. Như vậy A, Y và Z đã dược hưởng phần di sản lớn hơn 2/3 suất của một người thừa kế theo luật nên di chúc không hề ảnh hưởng đến quyền lợi của họ, do đó việc chia thừa kế theo điều 669 BLDS không còn phải đặt ra. Với trường hợp này bạn chia theo luật trước hay chia theo di chúc trước thì cũng cho ra kết quả cuối cùng là A = X = Y = Z = 100 triệu; M = 30 triệu và N = 50 triệu.
Nếu bạn đã nộp bài theo hướng bài giải của tôi tối qua thì thành thật xin lỗi bạn!
Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!