Chia thừa kế trong gia đình

Chủ đề   RSS   
  • #446159 09/02/2017

    Chia thừa kế trong gia đình

    Chào Luật sư,

    Trong gia đình tôi có 3 người con gồm: 1 trai, 2 gái; cha mẹ đã mất. Người con trai có 2 đứa con 1 người trên 18 tuổi và 1 người dưới 18 tuồi. Người con trai mất sau cha mẹ mất. Tài sản cha mẹ để lại không có di chúc như vậy ai sẽ được hưởng thừa kế và sẽ chia thừa kế như thế nào.

    Mong Luật sư giải đáp thắc mắc. Xin cảm ơn.

    Cập nhật bởi vanphuc282 ngày 09/02/2017 04:17:23 CH
     
    6387 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #446323   11/02/2017

    luatsuduclong
    luatsuduclong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/09/2011
    Tổng số bài viết (456)
    Số điểm: 2576
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 221 lần


    Chào bạn!

    Theo thông tin bạn cung cấp, Luật sư tư vấn như sau:

    Do người chết không để lại di chúc nên những người thừa kế theo pháp luật sẽ được hưởng thừa kế theo khoản 1 Điều 651 Bộ Luật dân sự năm 2015 gồm: 02 người con gái sẽ được hưởng thừa kế di sản của cha mẹ đã mất và 02 con của người con trai đã mất sẽ được hưởng thừa kế di sản do ông bà nội để lại.

    Nếu các đồng thừa kế không có thỏa thuận khác thì di sản sẽ được chia làm 03 phần bằng nhau, mỗi người con gái được hưởng thừa kế một suất bằng 1/3 di sản, 02 con của người con trai đã mất được hưởng thừa kế một suất bằng 1/3 di sản.

    Thân! 

    Luật sư NGUYỄN ĐỨC LONG - Văn phòng luật sư Đức Tín thuộc Đoàn luật sư thành phố Hà Nội

    Mobile: 0988.823.338 - Tel/Fax: (024)-3533.5036

    Địa chỉ: Số 31 ngõ 73, phố Nguyễn Lương Bằng, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội

    Website: http://www.luatsuductin.com.vn

    Email: luatsuduclong@gmail.com; luatsuductin@gmail.com

    I. CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ:

    Hoạt động đa dạng chuyên nghiệp trên các lĩnh vực hành nghề Luật sư: Tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng và dịch vụ pháp lý khác. Cụ thể như sau:

    1. Luật sư tranh tụng: Bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho cá nhân, tổ chức trong các vụ án: Hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động, hành chính.

    2. Luật sư tư vấn pháp luật liên quan đến: Doanh nghiệp, đầu tư, sở hữu trí tuệ, Hình sự, dân sự, đất đai, nhà ở, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động...

    3. Luật sư đại diện thực hiện các thủ tục: Thành lập doanh nghiệp, thay đổi đăng ký kinh doanh, xin cấp giấy chứng nhận đầu tư, điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư, đăng ký chất lượng sản phẩm, nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp, xin cấp sổ đỏ, đính chính sổ đỏ, đo vẽ tách thửa nhà đất, sang tên nhà đất...

    4. Nhận soạn thảo: Hợp đồng, văn bản, đơn từ và các văn bản khác.

    5. Công chứng hợp đồng, giao dịch về chuyển nhượng, mua bán, tặng cho, chuyển đổi, cho thuê, cho mượn nhà đất và tài sản, uỷ quyền, khai nhận thừa kế, di chúc.

    II. TƯ VẤN PHÁP LUẬT (liên hệ từ 08h đến 18h hàng ngày):

    1. Đối tượng: Mọi đối tượng.

    2. Hình thức tư vấn: Điện thoại: 0988.823.338 - 024.3533.5036 hoặc Email: luatsuduclong@gmail.com

    III. TRỢ GIÚP PHÁP LÝ MIỄN PHÍ:

    Bào chữa miễn phí cho: Người nghèo, người có công với cách mạng, người già cô đơn, người tàn tật và người chưa thành niên không nơi nương tựa.

     
    Báo quản trị |  
  • #447070   20/02/2017

    luatsutraloi1
    luatsutraloi1

    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:01/08/2014
    Tổng số bài viết (101)
    Số điểm: 656
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 25 lần


    Trả lời:

    Chào bạn,

    Vì cha mẹ  không để lại di chúc nên toàn bộ di sản của cha mẹ để lại sẽ được chia thep pháp luật. Theo quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015 thì người được hưởng thừa kế được quy định như sau:

    “Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

    1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

    a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

    b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

    c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

    2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

    3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản”

    Vì người con trai chết sau cha mẹ nên vẫn thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo pháp luật. Di sản của cha mẹ sẽ chia như sau:

    -3 người con(1 trai, 2 gái): Mỗi người được hưởng 1/3 di sản của cha mẹ

    Sau đó khi người con trai chết thì phần di sản của người con trai( bao gồm cả 1/3 di sản được nhận)này sẽ chia như sau:

    -2 người con và vợ( nếu có) của người con trai đã chết: mỗi người nhận đc 1/3 di sản của của người con trai này để lại, nếu không có vợ hoặc vợ đã chết thì mỗi người con sẽ hưởng ½ di sản.

    Trân trọng,

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư NGUYỄN ĐỨC LONG - Văn phòng luật sư Đức Tín thuộc Đoàn luật sư thành phố Hà Nội.

Mobile: 0988.823.338 - Tel/Fax: (04)-3533.5036.

Địa chỉ: Số 31 ngõ 73, phố Nguyễn Lương Bằng, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.