Chào bạn!
Đây chắc hẳn là một bài tập cá nhân!
Mình có một số trình bày như sau về bài tập của bạn:
a, Ông A chết để lại di chúc cho H hưởng 1/2 di sản, truất quyền thứa kế của E. D từ chối nhận di sản. ( B, D, C, D, E, H còn sống)
Đặt A = 200 triệu.
Di sản của bà B theo điều 669 BLDS= 2/3 x A/4 = A/6
Di sản của H theo di chúc = (A – A/6) x 1/2 = 5A/12
Theo điều 676 BLDS, Di sản còn lại chia theo pháp luật của B = C = 5A/12 x 1/2 = 5A/24
Tổng di sản của B khi chia thừa kế: 5A/24 + A/6 = 3A/8
b, C chết để lại di chúc cho G và H mỗi người được hưởng 100 triệu đồng (Giả sử: A, B, G, H, F còn sống; và H, G đã thành niên, có khả năng lao động)
Đặt C = 200 triệu
Theo điều 669 BLDS, di sản của A = B = F = 2/3 x C/5 = 2C/15
Di sản của G = H = (C - 2C/15 x 3) x 1/2 = 3C/10
c, Anh D chết đột ngột không để lại di chúc. (A, B, K, L còn sống)
Đặt D = 200 triệu
Theo điều 676 BLDS: di sản của A = B = K = L = D/4
d, Bà B chết để lại di chúc cho C 30 triệu đồng, truất quyền thừa kế của E, C chết trước B (không chia di sản của C)
Đặt B = 200 triệu
Theo Điều 677 BLDS, di sản của C chia cho G và H.
Theo điều 669 BLDS, di sản của A = 2/3B x 1/4 = B/6. (1)
Theo điều 676 BLDS, di sản còn lại chia theo pháp luật của A = C =D = E = (5B/6 – 30 triệu) x 1/4. (2)
Vì E bị truất quyền thừa kế, nên phần di sản của E sẽ chia đều cho A = C = D = (5B/6 – 30 triệu) x 1/4 x 1/3. (3)
Vậy Tổng di sản của A = (1) + (2) + (3) = 4B/9 – 10 triệu
Tổng di sản của C = 30 triệu + (2) + (3) = 5B/18 + 20 triệu
Tổng di sản của D = (2) + (3) = 5B/18 – 10 triệu
Chúc bạn hoàn thành tốt!