CHIA THỪA KẾ QUÁ ĐAU ĐẦU!!!!

Chủ đề   RSS   
  • #158351 30/12/2011

    tangkhuongtung

    Sơ sinh

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:29/12/2011
    Tổng số bài viết (15)
    Số điểm: 285
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    CHIA THỪA KẾ QUÁ ĐAU ĐẦU!!!!

     

    Ông N và bà H đã chung sống với nhau 25 năm, ông bà có 2 người con nuôi là C 20 tuổi và D 16 tuổi và có 1 người con rột là E nhưng đã qua đời (E có con 3 tuổi). Do mâu thuẫn ông bà làm đơn xin ly hôn, tòa án đã thụ lý giải quyết, ngày 1/4/2005 tòa án ra quyết định ly hôn. Ngày 10/4/2005 ông N bị đau tim và qua đời, trước khi chết ông N có di chúc miệng trước sự làm chứng của C và 2 đồng nghiệp của N để định đoạt khối tài sản riêng của ông trị giá 400 triệu đồng như sau: Cho đứa cháu 3 tuổi 350 triệu đồng, D 50 triệu.
    Hỏi:-di chúc miệng của ông N có hiệu lực hay không?
    -C có được làm chứng trong trường hợp này không?
    -Bà H có được thừa kế tài sản của ông N không? Tại sao? Nếu được thì thừa kế bao nhiêu?
    -C và D có được thừa kế tài sản của ông N hay không? Việc ông N phân chia như trên có được thực hiện đúng như ý nguyện của ông không?

    ý kiến của mình như thế này các bạn thấy sao:
    di chúc  vì miệng của ông N hợp pháp khi được nhũng người làm chứng ghi chép lại và có kí chứng nhận
    vì theo khoản 2 điều 654 nên C không được làm chứng trong trường hợp này
    Bà H được thừa kế tài sản cỏa ông N.Vì theo luật tố tụng dân sự thì sau 15 ngày kể từ ngày tòa án thụ lý đơn thì việc ly hôn mới chính thức có hiệu lực.Nhưng từ ngày 1/4/2005 đến ngày 10/4/2005 chư đủ 15 ngày nên bà H được nhận một phần di sản của ông N để lại.
    Chia di sản như sau:
    suất thừa kế:400/4=100tr
    vì D:50 tr<2/3 suất thừa kế nên ta có:
    theo luật:H=C=D=E=100*2/3=66,67tr
    số di sản thừa kế của cháu(con của E và E đã mất):400-66,67*4=133,33+66,67(thừa kế thế vị)=200tr
    tóm lại:
    H=C=D=66,67tr
    con của E:gần 200tr
    ý kiến của mình là vậy.Không biết ý kiến của các bạn ra sao.Xin lãnh giáo
    Cập nhật bởi KhacDuy25 ngày 31/12/2011 12:20:46 SA Lỗi in đậm
     
    3790 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #158368   30/12/2011

    home92
    home92

    Sơ sinh

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:09/11/2011
    Tổng số bài viết (12)
    Số điểm: 195
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 2 lần


    theo mình thì 
    -di chúc của ông N có hiệu lực
    -C k được làm chứng
    -bà H dc thừa kế di sản mà ông C để lại(như bạn đã giải thích)
    còn phần chia di sản ông N thì mình chia như sau:
    - chia theo di chúc của ông N thì:con của E = 350tr; D= 50tr
    - theo 669 thì bà H(vợ ông N) và D (con chưa thành niên) sẽ được hưởng ít nhất 2/3 của một suất thừa kế, do đó: H = D = (400tr : 3)* 2/3 = 88,8tr
    còn con của E gần 222,4tr
    theo tớ thì C sẽ k được hưởng thừa kế từ ông N vì C đã 20 tuổi (tức đã thành niên nên k áp dụng 669)
     
    Báo quản trị |  
  • #158377   30/12/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    - Thứ nhất, nếu như dựa vào thông tin của bạn đưa ra, thì tôi cho rằng việc ly hôn của ông N và bà H đã có hiệu lực. Cụ thể, trường hợp của ông N và bà H là trường hợp thuận tình ly hôn. Thực tế, thông tin bạn đưa ra chỉ có ngày Tòa ra Quyết định thuận tình ly hôn vào ngày 01/04/2005 chứ không hề đề cập đến ngày Tòa thụ lý yêu cầu thuận tình ly hôn của ông N và bà H. Các bạn tham khảo quy định sau:
    Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP viết:
    9. Thuận tình ly hôn (Điều 90)
    a. Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu xin ly hôn thì Toà án vẫn phải tiến hành hoà giải. Trong trường hợp Toà án hoà giải không thành thì Toà án lập biên bản về việc tự nguyện ly hôn và hoà giải đoàn tụ không thành. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày lập biên bản nếu vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng không có sự thay đổi ý kiến cũng như Viện Kiểm sát không có phản đối sự thoả thuận đó, thì Toà án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn.....

    Quyết định công nhận thuận tình ly hôn có hiệu lực pháp luật ngay, các bên không có quyền kháng cáo, Viện Kiểm sát không có quyền kháng nghị theo trình tự phúc thẩm

    Như vậy, có thể kết luận từ khi có Quyết định công nhận thuận tình ly hôn của Tòa vào ngày 01/04/2005 , ông H và bà N không còn là vợ chồng. Điều này dẫn đến kết quả tất yếu, bà N không thuộc diện thừa kế của ông H khi ông H qua đời.

    - Thứ hai, vì ông H qua đời vào ngày 10/04/2005, thời điểm này thì BLDS 2005 chưa có hiệu lực. Do đó, phải áp dụng quy định liên quan đến thừa kế của BLDS 1995.

    -Thứ ba, liên quan đến vấn đề thừa kế di sản của ông H:
    + Di chúc miệng trong trường hợp của ông H được coi là hợp pháp nếu tuân theo quy định của ĐIều 654, BLDS 1995:
    BLDS 1995 viết:
    Điều 654. Di chúc miệng
    1- Trong trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe doạ do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản, thì có thể di chúc miệng. Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng(1) và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ(2).

    Điều kiện (1) hoàn toàn thỏa mãn (2 đồng nghiệp của ông N), điều kiện (2) khả năng thỏa mãn cũng cao bởi BLDS 1995 không quy định chặt chẽ như BLDS 2005 (công chứng hoặc chứng thực sau 5 ngày).

    - Tôi chỉ có ý kiến về một số vấn đề trên, còn sau khi xác định được diện thừa kế thì các bạn có thể hoàn toàn áp dụng quy định pháp luật để chia !

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
  • #158431   30/12/2011

    tangkhuongtung
    tangkhuongtung

    Sơ sinh

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:29/12/2011
    Tổng số bài viết (15)
    Số điểm: 285
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    các bạn có ý kiến gì không:
    giả sử ông A có bốn đứa con,khi chết ông để lại 200 triệu như sau: B 100 triệu, C 50 triệu, D và E 25 triệu.Hỏi D E có quyền đòi thêm tiền không,(biết di chúc là bằng miệng và hợp pháp)

    theo mình thì việc chia di sản trong trường hợp này chỉ chia theo di chúc.Nên D và E không có quyền đòi thêm tiền dù biết rằng số tài sản mà D và E nhận được <2/3 suất thừa kế

     Lời nhắn từ BQT: Bạn vui lòng không viết in đậm toàn bài. Trân trọng cảm ơn!
    Cập nhật bởi KhacDuy25 ngày 31/12/2011 12:22:24 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #158455   31/12/2011

    home92
    home92

    Sơ sinh

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:09/11/2011
    Tổng số bài viết (12)
    Số điểm: 195
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 2 lần


    theo t thì D và E có thể đòi thêm nếu họ chưa thành niên hoặc đã thành niên mà k có khả năng lao động
     
    Báo quản trị |