Chia thừa kế không di chúc có tranh chấp nhà đất

Chủ đề   RSS   
  • #49999 02/04/2010

    Dangthibichloan

    Mầm

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:30/03/2010
    Tổng số bài viết (63)
    Số điểm: 985
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 2 lần


    Chia thừa kế không di chúc có tranh chấp nhà đất

    Đọc bài viết trả lời của ban Bạch Hưng Thành cho câu hỏi của ban p3sunny vào ngày 13/3/2010, tôi mong bạn Bạch hưng Thành quan tâm tư vấn giúp tôi trường hợp sau đấy nhé!

    1. Một gia đình có 6 người con, 4 trai, 2 gái ở ven đầm nước từ trước năm 1954. Năm 1963, người con trai cả có gia đình. Cha mẹ cho mảnh đất liền kề phía sau ngôi nhà mình để anh con trai tự xây nhà ở riêng (cho không có giấy tờ). Năm 1966, người cha ký Hợp đồng thuê đất với chính quyền cũ toàn bộ diện tích đất kể cả phần đất cho con trai là 215m2 (có Hợp đồng thuê).

    2. Thời gian trôi qua, người con trai khai phá đầm nước nên mở rộng được diện tích ngôi nhà của mình và thêm một mảnh đất nữa. Tổng diện tích tăng thêm so với đất thuê ban đầu là 200m2. Gia đình anh trai cả đã đóng thuế cho cả khu đất (412,m2). Biên lai thuế đứng tên người con trai cả. Gia đình anh này sống liên tục tại đầm nước. Trong thời gian này, những người em lớn lên, thoát ly gia đình ra ở riêng. Chỉ có người em út sống với cha mẹ ở căn nhà phía trước.
    Như vậy trên mảnh đất có hai hộ gia đình và 02 ngôi nhà độc lập có lối đi riêng. Hộ khẩu lập riêng từ năm 1979 cho cả hai hộ. 

    3. Năm 1992, người cha mất, không để lại di chúc. Năm 2000, người mẹ kê khai và dược cấp giấy sử dụng đất và quyền SHNO cho cả mảnh đất (kể cả phần người con trai cả khai phá đầm nước) và hai ngôi nhà (kể cả ngôi nhà do người con trai cả tự xây dựng và ở từ năm 1963 đến nay). Người con trai cả rất buồn nhưng thương mẹ không có ý kiến gì. Sau đó anh ta cùng mẹ và các em đồng ý bán mảnh đất phía sau (đất do anh ta khai phá) để xây cho mẹ mình ngồi nhà to ở phía trước. Sau khi có Giấy CHQSĐOvà SHBO, người con trai cả vẫn tiếp tục nộp thuế đất khu đất. Biên lai thuế ghi tên anh ta. Đến năm 2007, Chi cục thuế ghi tên người mẹ trên Biên lai thuế nhưng vẫn do người con trai cả nộp

    Năm 2002, người mẹ thương con nên tổ chức cuộc họp gia đình có cả hai bên nội ngoại và 06 người con công bố phần đất của người con trai cả có nhà với diện tích 90 m2 là của anh ta. Đồng thời chia phần đất còn lại thành 03 phần cho 03 người con trai còn lại. Ngôi nhà bà đang ở sẽ dùng vào công việc thờ cúng và người con út quản lý, sử dụng. Tại cuộc họp này, 02 người con gái chấp chận và đề nghị những người con trai khi xây nhà thì cho họ chút tiền. Cuộc họp không có biên bản.
    Năm 2003, người con trai út xây nhà trên phần đất được chia và ở cho đến bây giờ. Người con trai thứ bọc móng và xây nhà dưới trên phần đất được chia nhưng không ở. Phần đất trống còn lại là của người con trai thứ ba.

    Toàn bộ bộ diện tích đất và nhà vẫn đứng tên người mẹ. các công trình xây sau này gồm ngôi nhà người mẹ ở (xây bằng tiền bán đất phía sau do người anh khai phá), ngôi nhà người em út xây và ngôi nhà người em thứ ba xây không thể hiện trên Giấy CNQSĐO và SHNO. Còn ngồi nhà cũ ngày xua của cha mẹ có trên Giấy CNQSĐo và SHNO đã bị đập phá. Chỉ còn ngôi nhà người trai cả vẫn tồn tại trong thực tế. 

    4. Năm 2008 người mẹ mất. Người con cả vẫn nộp thuế nhưng Chi cục thuế vẫn ghi tên người mẹ.

    5. Năm 2009, người anh trai cả sửa nhà, 5 người em (có cả người em út) khiếu kiện ra UBND phường với lý do: anh em ở xa, người anh cả làm nhà, lấn chiếm đất đai. nay sửa nhà không chịu chia đất cho các em. UBND phường hòa giải theo hướng: người anh cả được sửa nhà nhưng không được lên tầng, mở rộng diện tích. Hai người con gái chưa được chia đất thì có thể kiện ra Tòa. và người em gái viết đơn khởi kiện.

    Nội dung đơn kiện là: Bố mẹ mất không để lại di chúc. Căn cứ Giấy CNQSĐ và SHNO, Di sản để lại là toàn bộ nhà đất (kể cả nhà người anh cả tự xây dựng và ở từ năm 1963 đến nay và đất do người anh cả tư khai phá). Tuy nhiên, người con gái viết trong đơn rằng 03 người con trai kia đã được chia (không nói rõ là chia như thế nào), chỉ yêu cầu chia theo pháp luật phần đất của người con trai cả và toàn bộ lối đi chung (không hề nhắc đến phần đất có ngôi nhà dùng vào việc thờ cúng mà người con út đang sử dụng, quản lý).

    6. Tại các phiên hòa giải tại tòa: Người anh cả đồng ý cho 02 người em gái một số tiền. Nhưng bù lại 03 người con trai kia phải hoàn lại cho ông ta một phần các khoản thuế đã nộp từ trước đến nay cộng vói công sức khai phá đất đai bằng 1/4 số tiền ông ta bù đắp cho 02 cô. Đồng thời công nhận phần đất được chia cho các người em trai, ngôi nhà và phần đất người mẹ ở khi còn sống là đồng sở hữu của 06 anh chị em, giao cho người em út quản lý.

    Hai người con gái chối bỏ việc có tham gia cuộc họp chia đất do mẹ tổ chức (mặc dù trong đơn khởi kiện có ghi là 03 người con trai kia đã được chia). Khi nghe số tiền người anh cả đưa ra, hai người con gái có xu hướng đồng ý nhưng vẫn thấy bị chèn ép với lý do là người anh cả chỉ được ở 1/3 diện tích mà ông ta đang ở, 2/3 diện tích đất còn lại phải được chia cho 02 người em gái. Còn 03 người em trai không chịu bồi hoàn lại tiền thuế và công sức khai phá đất của người anh trai cả với lý do người anh cả có sử dụng đất (thực tế người anh cả chỉ sử dụng 90m2/412m2 nhưng phải đóng thuế đất bao nhiều năm trời, trong đó có 200m2 do ông ta san lấp đầm nước mà có).

    Trong thời gian xảy ra tranh chấp, các người em có biểu hiện rêu rao, bôi nhọ người anh cả. Điều này có tác động tâm lý, người anh cả sợ các người em gái cầm tiền rồi nhưng tiếng xấu không gột bỏ được. Thậm chí các thế hệ con cháu đời sau phải chịu tiếng. Do đó, người anh cả đề nghị Tòa nên chia theo pháp luật, không muốn hòa giải nữa.

    7. Tại buổi hòa giải gần nhất, người con gái lại thay đổi yêu cầu theo hướng di sản là toàn bộ nhà và đất theo Giấy chứng nhận QSĐO và SHNO, đề nghị chia theo pháp luật. Các người em trai đồng ý ý kiến của người em gái là đúng. Còn người anh cả yêu cầu chỉ chia theo pháp luật phần đất trước đây người cha chính thức thuê là 215 m2 vào năm 1966. Còn phần đất và nhà ông ta ở là do ông ta tự xây dựng và tự khai phá không chia theo đúng ý nguyện của người mẹ khi còn sống.

    Xin hỏi:
    Câu hỏi 1:

    Tòa sẽ xét xử theo hướng như thế nào?

    Câu hỏi 2:

    Tại tiết 1.1. Điểm 1 mục II Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10 tháng 8 năm 2004 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao Hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết Các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình quy định:” Đối với đất do người chết để lại (không phân biệt có tài sản hay không có tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất) mà người đó đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai năm 1987, Luật Đất đai năm 1993, Luật Đất đai năm 2003 thì quyền sử dụng đất đó là di sản”.

    Vận dụng quy định này, nếu người con trai cả chứng minh được việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và SHNo do người mẹ đứng tên kê khai có nhiều điểm không đúng theo Luật Đất đai năm 1993 thì có được Tòa án xem xét lại Giấy CNQSĐO và SHNO đó hay không? Hay Tòa không cần biết, chỉ cần lấy Giấy CN đó ra rồi chia đều?

    Câu hỏi 3:
    Công sức đóng góp được tính trừ khi phân chia di sản theo Luật Dân sự được hiểu cụ thể như thế nào? Quy định ở đâu? Trong tình huống này, 200 m2 nói trên được xem là đất tự khai phá của người anh cả hay chỉ tính công sức đóng góp. Vì sao? Có văn bản nào quy định hay không?

    Câu hỏi 4:

    Người anh cả xây nhà không còn lưu chứng từ, khai phá đất cũng không có chứng từ. Nếu muốn chứng minh thì có thể dung các loại giấy tờ gì?

    Câu hỏi 5;

    Người anh cả sống trên mảnh đất và ngôi nhà đó từ năm 1963 liên tục công khai. Đến năm 2000, thời điểm kê khai cấp Giấy CNQSĐO và SHNO là 37 năm. Như vậy, căn cứ Luật Dân sự thì ngôi nhà đó có thuộc quyền sở hữu của người anh cả không? Người anh cả không có văn bản nhờ mẹ mình đứng tên hoặc kê khai hộ ngôi nhà mình xây dựng và đang ở cả?

    Tôi rất bạn quan tâm đến tình huống này?  Xin cám ơn!



     
    9842 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận