Chia thừa kế khi người mất không để lại di chúc

Chủ đề   RSS   
  • #612933 18/06/2024

    Quoc280971

    Sơ sinh

    Vietnam
    Tham gia:18/06/2024
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Chia thừa kế khi người mất không để lại di chúc

    Chồng cũ tôi mất đột ngột không để lại di chúc. Tài sản anh để lại có một ngôi nhà, hiện tại ngôi nhà đó đang được mẹ con một người chị gái ở và người theo hàng thừa kế thứ nhất của anh là Ba anh và con gái anh ( con chung của chúng tôi ). Vậy giờ tôi viết đơn thay con tôi để xin chia thừa kế thì Người bị kiện sẽ là ai? Nhờ Thư viện pháp luật tư vấn giúp tôi.

     
    317 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Quoc280971 vì bài viết hữu ích
    admin (27/08/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #613123   21/06/2024

    phucpham2205
    phucpham2205
    Top 50
    Cao Đẳng

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:31/01/2024
    Tổng số bài viết (1346)
    Số điểm: 30055
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 647 lần


    Chia thừa kế khi cha chết không để lại di chúc

    Chào chị, trường hợp của chị có thể tham khảo ý kiến như sau:

    Khi một người chết mà không có để lại di chúc thì tài sản của người để lại sẽ chia thừa kế theo pháp luật. Những người thừa kế theo pháp luật được xác định theo Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người thừa kế theo pháp luật như sau:

    - Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

    + Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

    + Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

    + Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

    Mà theo nguyên tắc xác định những người thừa kế theo pháp luật thì nếu như không  còn ai ở hàng thừa kế thứ nhất do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản thì người thuộc hàng thừa kế thứ hai, tức là người chị gái của chồng cũ chị mới được hưởng phần di sản này, tương tự xác định khi không còn ai hưởng ở hàng thừa kế thứ hai thì sẽ tính hưởng đối với người thuộc hàng thừa kế thứ ba.

    Theo đó, đối chiếu với trường hợp của chị sẽ thực hiện chia di sản như sau:

    Đối với chị: Như có nêu thì người này là “chồng cũ” của chị, nên không biết chị và người này đã ly hôn vào thời điểm nào. Nên sẽ có 02 trường hợp như sau:

    Trường hợp 1: Hưởng di sản thừa kế khi đang tiến hành thủ tục ly hôn và bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

    Trường hợp 02: Hưởng di sản thừa kế khi đã kết hôn với người khác nhưng thời điểm người để lại tài sản chết vẫn còn quan hệ vợ chồng.

    Theo đó, chị vẫn có thể được hưởng di sản thừa kế khi thuộc 02 trường hợp nêu trên. 

    Đối với người con chung và bố chồng của chị:

    Vì chị, bố chồng của chị và người con trong trường hợp này là những người cùng hàng thừa kế thứ 1 nên được hưởng phần di sản bằng nhau. 

    Theo đó, chị cùng những người nêu trên có thể đến UBND xã hoặc văn phòng công chứng để thực hiện thỏa thuận phân chia di sản. 

    Sau khi có văn bản thỏa thuận phân chia di sản/hoặc văn bản khai nhận di sản thì chị mang giấy tờ này đi làm thủ tục đăng ký biến động đất đai. Cụ thể cần thực hiện theo các bước thực hiện như sau:

    Bước 01: Khai nhận di sản thừa kế. Hồ sơ cần chuẩn bị gồm:

    - Các giấy tờ liên quan quyền sở hữu di sản của người mất.

    - Giấy tờ tùy thân của các đồng thừa kế (CCCD, Giấy xác nhận thông tin cư trú).

    - Giấy tờ chứng minh quan hệ với người để lại di sản (khai sinh).

    Theo đó, khi làm thủ tục khai nhận bắt buộc phải có những người nhận thừa kế có mặt ký tên, trường hợp người nào vắng mặt thì phải có giấy ủy quyền cho người khác hoặc những người còn lại. 

    Trường hợp muốn để một người đứng tên trên toàn bộ diện tích đất/nhà thì có thể thỏa thuận với các đồng thừa kế khác về việc lấy lại phần đất của những người này rồi chi trả chi phí tương đương với tài sản mà họ được nhận (hoặc những người đồng thừa kế cũng có thể từ chối nhận di sản). Sau đó làm thủ tục đăng ký sang tên quyền sử dụng đất.

    Bước 02: Đăng ký sang tên:

    - Cơ quan giải quyết: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện, Phòng Tài nguyên Môi trường.

    - Hồ sơ: 

    + Bản chính văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế có công chứng, chứng thực.

    + Sổ đỏ.

    + Giấy tờ khác (giấy tờ tùy thân, giấy chứng tử…).

    + Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK.

    https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/21/mau-dang-ky-dat-dai.doc Mẫu số 09/ĐK

    Tại đây, văn phòng đăng ký đất đai sau khi nhận hồ sơ sẽ thẩm tra hồ sơ, làm trích sao hồ sơ địa chính; gửi số liệu địa chính cho cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính (nếu có); chỉnh lý giấy chứng nhận đã cấp hoặc thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đối với trường hợp phải cấp mới giấy chứng nhận. 

    Sau khi bên nhận thừa kế thực hiện xong nghĩa vụ tài chính, văn phòng đăng ký đất đai sẽ tiến hành có cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sử dụng đất.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn phucpham2205 vì bài viết hữu ích
    admin (27/08/2024)
  • #613131   21/06/2024

    LSNHAMLAN
    LSNHAMLAN

    Luật sư địa phương


    Tham gia:13/06/2024
    Tổng số bài viết (40)
    Số điểm: 230
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 9 lần


    Chia thừa kế khi người mất không để lại di chúc

    Chào bạn,

    Theo thông tin bạn cung cấp, tôi không rõ chồng cũ của bạn mất năm bao nhiêu để có thể tư vấn cụ thể cho bạn. Tuy nhiên dựa trên những thông tin bạn cung cấp, tôi đưa ra ý kiến tư vấn sơ bộ cho bạn như sau:

    Theo quy định tại điều 68 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 “Bị đơn trong vụ án dân sự là người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc bị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị người đó xâm phạm”.

    Theo quy định của Bộ luật dân sự thì khi người chết không để lại di chúc thì di sản của người này để lại được chia theo pháp luật cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết (theo quy định tại điều 650 và điểm a, khoản 1, điều 651 Bộ luật Dân sự 2015; quy định tương tự của Bộ luật Dân sự 2005, Bộ luật Dân sự 1995).

    Tại thời điểm chồng cũ của bạn chết, bạn với chồng cũ của bạn vẫn đang là vợ chồng thì bạn thuộc hàng thừa kế thứ nhất của chồng bạn; ngoài ra: bố đẻ của chồng cũ của bạn, con đẻ của bạn và chồng cũ cũng thuộc hàng thừa kế thứ nhất của chồng cũ của bạn; trường hợp tại thời điểm chồng cũ của bạn chết có mẹ đẻ còn sống, cha nuôi, mẹ nuôi, con nuôi khác (nếu có) thì cũng thuộc hàng thừa kế thứ nhất của chồng cũ bạn.

    Về người khởi kiện: Bạn cần xác định rõ ai đứng tên người khởi kiện? Trường hợp bạn: viết đơn thay con để xin chia thừa kế - do bạn đứng tên người khởi kiện hay con của bạn đứng tên người khởi kiện?

    Về người bị kiện: Những ai đang quản lý, sử dụng nhà, đất là di sản cho chồng cũ bạn để lại sẽ là người bị kiện (nếu bạn đứng tên người khởi kiện thì người bị kiện trong trường hợp này sẽ là: mẹ + con một người chị gái, bố đẻ của chồng cũ bạn, con đẻ của bạn và chồng cũ); còn trường hợp: nếu con bạn đứng tên người khởi kiện thì người bị kiện trong trường hợp này sẽ là: mẹ + con một người chị gái, bố đẻ của chồng cũ bạn).

    Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan: những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất còn lại của chồng cũ bạn (nhưng không quản lý, sử dụng diện tích nhà, đất trên).

    Theo tôi, trước khi khởi kiện, bạn hoặc con bạn có thể trao đổi, nói chuyện hoặc thỏa thuận với những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của chồng cũ bạn về việc tặng cho lại di sản được hưởng từ chồng cũ bạn sang cho con bạn, đồng ý không nhận di sản thừa kế do chồng cũ bạn để lại (lập văn bản từ chối di sản nếu hai chú bạn đồng ý) để thực hiện việc khai nhận di sản thừa kế (đối với thửa đất do chồng cũ bạn để lại) cho con bạn để giữ quan hệ, tình cảm gia đình. Trường hợp không trao đổi, nói chuyện hoặc thỏa thuận được thì khởi kiện cũng chưa muộn.

    Trên đây là phản hồi của Luật sư về vấn đề bạn thắc mắc.

    Trường hợp cần tư vấn, giải đáp vui lòng liên hệ qua email: luathoangphat@gmail.com hoặc SĐT: 0388272928/0875198555.

    Trân trọng!

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn LSNHAMLAN vì bài viết hữu ích
    admin (27/08/2024)