chia thừa kế

Chủ đề   RSS   
  • #226329 14/11/2012

    dongvienha

    Male
    Sơ sinh

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:29/05/2012
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 310
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 2 lần


    chia thừa kế

    mọi người ơi! cho mình hỏi phần xác định 1 suất thừa kế là lấy di sản chia cho số người ở hàng thừa kế thứ nhất.

    vậy nếu như người ở hàng thừa kế thứ nhất đó chết trước người để lại di sản thì có được tính vào số người thừa kế để chia tính 1 suất thừa kế không?

    thứ hai, trong trường hợp giả xử như A có 3 người con là B, C, D. khi A chết di chúc cho B một nửa di sản. như vậy là nửa di sản còn lại chia theo pháp luật thì B có được hưởng tiếp số di sản chia theo pháp luật đó không? giả sử D chưa thành niên và số di sản mà D được hưởng ít hơn 2/3 của 1 suất thì D có quyền đòi thêm không? nếu có thì số tiền mà D được hưởng thêm đó sẽ lấy từ số tiền được hưởng của B hay C?

     
    6116 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #226332   14/11/2012

    hoangsongthu
    hoangsongthu

    Female
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2012
    Tổng số bài viết (34)
    Số điểm: 965
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 13 lần


    Chào bạn! 
    Khi xác đinh một suất thừa kế theo pháp luật, khi mở thừa kế, người ta sẽ chia cho số người có quyền thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất. Như vậy, theo mình, chỉ trử những người từ chối thừa kế, người bị truất quyền thừa kế ( điều 643). Những người còn lại dù là người đã chết thì vẫn được tính một suất thừa kế theo pháp luật.
    Ở tình huống thứ 2, B không đươc nhận phần nửa tài sản còn lại, những vẫn được tính là một suất thừa kế theo pháp luật. Như ví dụ trên, C và D sẽ được nhận bằng nhau mỗi người 1/4 tài sản. Do C và D nhận lớn hơn 2/9 ( 1/3x2/3) nên nó phù hợp với pháp luật.
    Giả sử như A chia tài sản cho B là 1/2, và C là 1/3, như vậy D là 1/6 ( nhỏ hơn 2/9), theo pháp luật, đáng ra D phải được nhân ít nhất 2/3 của một suất thừa kế theo pháp luật (điều 669), như vậy D có quyền đòi thêm phần tài sản mà đáng ra D ít nhất phải nhân được. 
    Phần tài sản hưởng thêm được trích từ B và C trước hết là theo thỏa thuận của họ. còn nếu không thỏa thuận được thì tòa án sẽ quyết định chia tài sản từ cả B và C. 

    "Man became free when he recognized that he was subject to law"

     
    Báo quản trị |  
  • #226340   14/11/2012

    thangtiensinh
    thangtiensinh
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:09/12/2011
    Tổng số bài viết (183)
    Số điểm: 3126
    Cảm ơn: 151
    Được cảm ơn 155 lần


    Chào bạn hoangsongthu !

    Mình không đồng ý với ý kiến của bạn ở trường hợp 2. Mình xin đưa ra 1 ví dụ thế này:

    Giả sử: A có 120 triệu. Bố mẹ, vợ (chồng) của A đã mất. Tại thời điểm mở thừa kế 3 con B, C, D,

    B, C, D Không thuộc trường hợp qui định tại Điều 669 BLDS.

    Tôn trọng di chúc. Theo di chúc, thì 60 triệu sẽ để lại cho B. 60 triệu còn lại do không định đoạt trong di chúc nên sẽ được tiến hành chia theo pháp luật. Trong trường hợp này, số người được hưởng thừa kế theo pháp luật sẽ bao gồm cả: B, C, D. Như vậy, số tài sản mà mỗi người nhận được sẽ là:

    B=C=D= 60:3 = 20 triệu

    Sau khi chia, số tài sản mối người nhận được sẽ là:

    B= 60+20=80 triệu

    C=D=20 triệu

    Thân !

    Cập nhật bởi thangtiensinh ngày 14/11/2012 07:50:34 CH

    Thái độ của bạn sẽ quyết định và làm thay đổi cuộc đời bạn !

     
    Báo quản trị |  
  • #226561   14/11/2012

    hoangsongthu
    hoangsongthu

    Female
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2012
    Tổng số bài viết (34)
    Số điểm: 965
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 13 lần


    chào bạn,
    Trường hợp của bạn người ta sẽ tính 3 suất thừa kế để xét trường hợp ở điều 669 nếu có. 
    C và D trong trường hợp này sẽ nhận được phần bằng nhau của phần tài sản còn lại ( mỗi người 30tr) rõ ràng phần 30tr lớn hơn 2/3 một suất thừa kế theo pháp luật. 
    Mình mong bạn chỉ rõ hơn chỗ mà bạn không đồng ý ở mình! cảm ơn!

    "Man became free when he recognized that he was subject to law"

     
    Báo quản trị |  
  • #226578   14/11/2012

    thangtiensinh
    thangtiensinh
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:09/12/2011
    Tổng số bài viết (183)
    Số điểm: 3126
    Cảm ơn: 151
    Được cảm ơn 155 lần


    Chào hoangsongthu !

    dongvienha viết:

     

    thứ hai, trong trường hợp giả xử như A có 3 người con là B, C, D. khi A chết di chúc cho B một nửa di sản. như vậy là nửa di sản còn lại chia theo pháp luật thì B có được hưởng tiếp số di sản chia theo pháp luật đó không

     

     

    Cái này là được chứ sao bạn cho là không được.

    Thân !

    Cập nhật bởi thangtiensinh ngày 15/11/2012 06:32:39 SA Cập nhật bởi thangtiensinh ngày 14/11/2012 07:52:52 CH

    Thái độ của bạn sẽ quyết định và làm thay đổi cuộc đời bạn !

     
    Báo quản trị |  
  • #226624   14/11/2012

    thichngheluat
    thichngheluat

    Male
    Lớp 1

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:29/11/2011
    Tổng số bài viết (93)
    Số điểm: 2735
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 68 lần


    Hasongthu sai rồi: sau khi chia thừa kế theo di chúc mà di sản vẫn còn thì B vẫn tiếp tục được hưởng mà.

    thangtisinh trong trường hợp ví dụ của bạn mà có C, hoặc D chưa thành niên thì bạn sai.

    hãy sống hết mình để chứng minh sự tồn tại của bạn là không vô nghĩa

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thichngheluat vì bài viết hữu ích
    hoangsongthu (14/11/2012)
  • #226626   14/11/2012

    thangtiensinh
    thangtiensinh
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:09/12/2011
    Tổng số bài viết (183)
    Số điểm: 3126
    Cảm ơn: 151
    Được cảm ơn 155 lần


    thichngheluat viết:

    thangtiensinh trong trường hợp ví dụ của bạn mà có C, hoặc D chưa thành niên thì bạn sai.

    Thì mình đang lấy ví dụ để chứng minh rằng, Khi A chết di chúc cho B một nửa di sản, nửa di sản còn lại chia theo pháp luật, thì B vẫn được hưởng tiếp số di sản chia theo pháp luật đóTrong bài viết của mình cũng đã nêu rõ thêm điều kiện là B,C,D không thuộc trường hợp tại Điều 669 BLDS. Còn trường hợp như bạn nói là C, D chưa thành niên thì rõ ràng cách chia của mình là sẽ sai. Hoặc trường hợp C, D đã thành niên nhưng không có khả năng lao động thì chia như mình cũng là sai.

    Có thể bạn chưa đọc kỹ bài viết của mình.

    Thân !

    Thái độ của bạn sẽ quyết định và làm thay đổi cuộc đời bạn !

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thangtiensinh vì bài viết hữu ích
    hoangsongthu (14/11/2012)
  • #226643   14/11/2012

    hoangsongthu
    hoangsongthu

    Female
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2012
    Tổng số bài viết (34)
    Số điểm: 965
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 13 lần


    cảm ơn 2 bạn, mình hiểu hơn rồi!

    "Man became free when he recognized that he was subject to law"

     
    Báo quản trị |  
  • #226650   15/11/2012

    dongvienha
    dongvienha

    Male
    Sơ sinh

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:29/05/2012
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 310
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 2 lần


     mình vẫn không hiểu lắm về vấn đề thứ nhất: theo như thầy giáo giảng ở trên lớp thì những người nào bị truất hoặc tước quyền thừa kế vẫn được tính vào số người ở hàng thừa kế để tính suất thừa kế, nhưng không được hưởng thừa kế mà.

    còn về vấn đề người đã chết mà vẫn được tính vào số người ở hàng thừa kế t1 để chia suất thừa kế thì mình vẫn không hiểu cho lắm. giả sử như A có 3 người con là B,C và D. và di sản của A có là 60tr. Nhưng D lại bị bệnh chết từ năm mới 3 tuổi. vậy khi A chết tính suất thừa kế là sẽ lấy 60/2 hay 60/3????

     
    Báo quản trị |  
  • #226655   15/11/2012

    hoangsongthu
    hoangsongthu

    Female
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2012
    Tổng số bài viết (34)
    Số điểm: 965
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 13 lần


    chào bạn, trước hết mình cảm ơn câu hỏi của bạn vì nó giúp mình hiểu ra nhiều điều.
    Vấn đề của bạn mình xin có những ý kiến như sau:
    Ở vấn đề thứ nhất: theo cách xác định một suất thừa kế theo pháp luật là giả định di sản được chia theo pháp luật. Nếu di sản được chia theo pháp luật thì đương nhiên sẽ không thể chia cho người bị tước quyền hưởng di sản. Vì thế, những người này không được tính là một nhân suất để tính 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật. 
    Còn nếu như người đó bị người để lại di chúc truất quyền hưởng tài sản, thì giả sử nếu như di chúc vô hiệu, hoặc trường hợp không có di chúc thì người đó vẫn được nhận di sản thừa kế theo pháp luật, do đó người bị truất quyền vẫn được tính là một suất thừa kế. ( bạn có thể tham khảo thêm ở đây http://www.luatsurieng.org/index.php?option=com_content&view=article&id=2665:moi-lien-he-giua-di-san-thua-ke-khong-phu-thuoc-vao-noi-dung-di-chuc-voi-di-san-thua-ke-theo-di-chuc&catid=141:bai-viet&Itemid=190) rất hay đấy.
    Ở vấn đề thứ 2: D phải là người thừa kế được quy định trong điều 635, cũng không nằm trong trường hợp điều 677, do đó không được tính là một suất thừa kế theo pháp luật. trường hợp của bạn sẽ lấy 60/2. 
    chúc bạn học tốt và nếu thắc mắc hãy tiếp tục chia sẻ cho mình!
     

    "Man became free when he recognized that he was subject to law"

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hoangsongthu vì bài viết hữu ích
    hoangtrunganh (16/11/2012)
  • #298521   21/11/2013

    luathocvinh
    luathocvinh

    Mầm

    Thanh Hoá, Việt Nam
    Tham gia:10/11/2013
    Tổng số bài viết (37)
    Số điểm: 605
    Cảm ơn: 14
    Được cảm ơn 2 lần


    luật dân sự

    các anh chị giúp em giải bài tập này với nhé

     

     

    ông a có vợ là b có con là c,d,e

    c có vợ h có con n 4tuổi

    a và c chết cùng thời điểm

    a viết di chúc dể lại tài sản cho b,c,e

    tài sản của ông là 800 triệu:'(

    hãy chia tài sản của ông

     

     
    Báo quản trị |  
  • #247901   11/03/2013

    thuylieu_law
    thuylieu_law

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/01/2013
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Chia thừa kế

    Ông Thuận kết hôn với Bà Hòa và có 02 người con là Hạnh và Phúc. Hạnh có chồng là Hải và có con là Hiếu và Thảo. Phúc lấy vợ là Hiền và có con là Nhân và Hậu. Năm 2002, Ông Thuận lập di chúc để lại toàn bộ gia sản của gia đình cho hai con là Hạnh và Phúc hưởng thừa kế. Đầu năm 2006, ông Thuận và Phúc chết trong cùng một tai nạn, nhưng không xác định ai chết trước. Tháng 5 năm 2006, bà Hòa chết. Ba tháng sau khi bà Hòa chết, chị Hạnh cũng làm văn bản khước từ quyền thừa kế đối với di sản của cha, mẹ để lại.

    Anh (chị) hãy áp dụng BLSD 2005 để giải quyết việc thừa kế nêu trên. Biết rằng: tài sản chung của ông Thuận và bà Hòa là ngôi nhà và đất trị giá 800 triệu đồng. Cha mẹ ông Thuận và bà Hòa đều đã qua đời.

    Mình chia thừa kế như thế này. Mong các Anh / Chị trong diễn đàn giúp đỡ. Cám ơn Anh/Chị rất nhiều.

    * Trường hợp ông Thuận chết

    - Tài sản của ông Thuận = 800/2 = 400 triệu.

    Theo di chúc Ông Thuận để lại toàn bộ di sản cho Hạnh và Phúc

    Hanh = Phúc = 400/2 = 200 triệu

    Nhưng do Phúc đã chết cùng với Ông Thuận nên phần di chúc liên quan đến Phúc bị thất hiệu, cho nên

    phần 200 triệu của Phúc được chia theo pháp luật.

    Hàng thừa kế hợp pháp của Ông Thuận gồm:

    Bà Hòa = Hạnh = Phúc (do Nhân + Phúc thế vị theo điều 677) = 200/3 = 66.67 triệu/1 suất

    Nhưng theo điều 669 thì Bà Hòa thuộc diện thừa kế bắt buộc không phụ thuộc vào nội dung của di chúc và được hưởng 2/3 của 1 suất thừa kế theo pháp luật.

    Giả sử chia theo pháp luật, thì hàng thừa kế hợp pháp của Ông Thuận gồm có:

    Bà Hòa = Hạnh = Phúc(do Nhân + Hậu thế vị) = 400/3 = 133.33 triệu/ 1 suất.

    Bà Hòa = 2/3 x 133.33= 88.89 triệu

    Nhưng trên thực tế Bà Hòa mới nhận 66.67 triệu còn thiếu 22.22 triệu so với 88.89 triệu. Do đó phải trích lại của người thừa kế trên để bù lại cho Bà Hòa và tỷ lệ trích như sau:

    Hạnh = Nhân = Hậu = 266.67 triệu + 66.67 triệu = 333.34 triệu

    trích phần của Hạnh = 266.67 x 22.22 / 333.34 = 17.78 triệu

                              Nhân = Hậu = 66.67 x 22.22 / 333.34 = 4.44 triệu

    Vậy : Hạnh = 248.88 triệu

             Nhân = Hậu = 62.23 triệu

             Bà Hòa = 88.89 triệu

    - Lúc này tài sản của Bà hòa tăng lên 88.89 triệu

    * Trường hợp Bà Hòa chết

    Tài sản của Bà Hòa = 400 + 88.89 = 488.89 triệu

    do Bà Hòa không để lại di chúc nên chia di sản theo pháp luật, mà hàng thừa kế thứ nhất của Bà Hòa chỉ còn lại Hạnh nhưng Hạnh cũng từ chối nhận di sản nên chỉ còn lại hàng thừa kế thứ 2 gồm

    Hiếu = Thảo = Nhân = Hậu = 488.89/4= 122.22 triệu/ 1 suất

    * Trường hợp Hạnh chết:

    - Tài sản của Hạnh = 248.88 triệu

    Do Hạnh không để lại di chúc nên di sản của Hạnh được chia theo pháp luật

    Hàng thừa kế hợp pháp của Hạnh  gồm có:

    Hải = Hiếu = Thảo = 248.88 / 3= 82.96 triệu / 1 suất

    theo Điều 669 thì Hải được thừa kế bắt buộc không phụ thuộc vào nội dung của di chúc và được hưởng 2/3 của 1 suất thừa kế theo pháp luật. Nhưng do thực tế Hải đã nhận 1 suất cao hơn suất thừa kế bắt buộc nên không chia theo Điều 669.

    Kết luận:

    Nhân = Hậu = 153.335 x 2 = 306.67 triệu

    Hiếu = Thảo = 205.18 x 2 = 410.36

    Hải = 82.96 triệu

     

     

     

     

     

     

     
    Báo quản trị |