Chào bạn black_rose !
Phải xét ít nhất là 2 trường hợp xảy ra. (Bố mẹ bà B còn sống hay đã chết, hoặc ai còn sống, ai đã chết)
Đầu tiên, ta xác định số di sản để lại thừa kế của bà B là: 60:2= 30 tỷ,(theo Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình)
Nếu di chúc là không hợp pháp thì chỉ cần lấy 30 : 4 = 7.5 tỷ thuộc về A=C=E=D(G+H+K)= 7.5 tỷ.
Nếu di chúc là hợp pháp theo Điều 652 BLDS thì:
- TH1: Giả sử bố và mẹ bà B đếu không còn sống:
Nếu chia theo di chúc, thì sẽ được chia như sau:
+ E được 15 tỷ theo di chúc.
Số di sản còn lại là: 30 - 15 = 15 tỷ.
+ 15 tỷ này sẽ được chia tiếp theo pháp luật vì không được qui định trong di chúc. Do đó,
A =C=E=D(G+H+K theo thừa kế kế vị)= 15 : 4 = 3.75 tỷ
Như vậy, nếu chia theo di chúc thì: A = C = D (G+H+K) sẽ được 3.75 tỷ (1/8 số di sản), E sẽ được 15 + 3.75 = 18.75 tỷ (5/8 số di sản của bà B)
Tuy nhiên,
Theo Điều 669 BLDS 2005. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc
Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 642 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 643 của Bộ luật này:
1. Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
2. Con đã thành niên mà không có khả năng lao động.
Trong bài toán này có 2 người thuộc đối tượng là người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc là: ông A, và C (con bị tâm thần từ nhỏ của bà B). Những người này sẽ được nhận ít nhất 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật.
Suất của một người thừa kế theo pháp luật là: 30 :4 = 7.5 tỷ
Sở dĩ chia 4 vì trong trường hợp này có 3 suất thuộc 3 người thuộc hàng thừa kế thứ nhất là A, C, E. Và 1 suất thuộc hàng thừa kế "một rưỡi" bao gồm G, H, K. (G+H+K thuộc thừa kế kế vị theo Điều 677 BLDS: Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.)
Do đó, ông A và C mỗi người sẽ được hưởng là: 2/3 x 7.5 = 5 tỷ (dù chia thế nào thì sau khi chia di sản; ông A và C phải nhận được mỗi người 5 tỷ, chứ không phải 3.75 tỷ như chia theo di chúc, để đảm bảo đúng theo Điều 669 BLDS).
Số di sản còn lại là: 30 - 2x5 = 20 tỷ thuộc về D(G+H+K) và E. Việc phân chia sẽ được chia như tỷ lệ trong di chúc: Theo tỉ lệ trong di chúc đã nêu ở trên thì E là 5/8, D( G+H+K) là 1/8. Như vậy, số tài sản của E gấp 5 lần số tài sản của D(G+H+K). Tức là,nếu tổng tài sản của E và D(G+H+K) chia làm sáu phần thì E được 5 phần và D(G+H+K) được 1 phần. Do đó, trường hợp này thì:
E = 20 : 6 x 5 = 50/3 tỷ
D(G+H+K) = 20 : 6 x 1 = 10/3 tỷ
Tổng tài sản sau khi chia: 5 + 5 + 50/3 + 10/3 = 30 tỷ
Các trường hợp còn lại, chia tương tự
Đó là ý kiến của mình. Rất mong nhận được sự đóng góp của black_rose và các thành viên khác trên diễn đàn.
Thân ái !!!!!
Cập nhật bởi thangtiensinh ngày 13/11/2012 08:38:25 CH
Thái độ của bạn sẽ quyết định và làm thay đổi cuộc đời bạn !