Chia thừa kế

Chủ đề   RSS   
  • #23670 29/07/2008

    Kisaki

    Sơ sinh

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:30/04/2008
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 485
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chia thừa kế

    Bố ông A mất ngày 24/11/1993. Mẹ ông A mất ngày 19/03/1991, không để lại di chúc. Lúc còn sống thì bố ông A ở cùng con trai trưởng trên mảnh đất đó từ năm 1958. Anh trai ông A đã xây dựng nhà và ở cố định trên mảnh đất đó từ dó tới nay.

    Mảnh đất này không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà chỉ có tên ghi trong sổ địa chính của địa phương là tên của bố ông A.

    Đến 24/11/2005, ông A đưa đơn đòi quyền chia tài sản thừa kế lên UBND xã.Tới năm 2007, ông A tiếp tục đưa đơn khởi kiện đòi chia tài sản thừa kế lên tòa án nhân dân huyện. Vậy, ông A có còn quyền được chia tài sản thừa kế hay không? Và thủ tục ông A cần làm là những gì ?

    Bổ sung: Khi cha mẹ ông A chết, tại thời điểm đó ông A có biết, bởi ông A lập gia đình và ở riêng gần đó. Từ thời điểm đó tới nay, ông A không có bất cứ yêu cầu gì về việc chia thừa kế.

    Mảnh đất đó là do anh trai trưởng ông A khai lập năm 1958, rồi sau đó đón bố mẹ về ở cùng. Tuy nhiên, không có chứng cứ chứng nhận, nên bây giờ tất cả anh em cùng cho là tài sản thừa kế của bố mẹ ông A để lại cho anh em ông A.

    Tình huống như vậy phải xử lý thế nào? Và trong trường hợp nào thì ông A có quyền được chia tài sản thừa kế? Thủ tục thế nào? Mong được các bạn tư vấn ah!!!
     
    41024 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

4 Trang 1234>
Thảo luận
  • #23671   12/05/2008

    kienanls
    kienanls
    Top 100
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/01/2008
    Tổng số bài viết (687)
    Số điểm: 4065
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 203 lần


    Cần xem xét lại chi tiết " có tên trong sổ địa chính".

    Trường hợp I.
    Ông A không có quyền yêu cầu chia thừa kế, vì đã hết thời hiệu.

    Trường hợp II.

    Nếu đã xác định là không thể chứng minh đây là tài sản riêng của anh ông A, thì phải chấp nhận là di sản chưa chia. Trong trường hợp này thi ông A có quyền yêu cầu chia tài sản chung.

    Tài sản bố ông A để lại sẽ được xem là tài sản chung chưa chia (vì đã hết thời hiệu thừa kế) cho các đồng thừa kế.
    Về thủ tục

    Ông A cần có biên bản xác nhận đây là di sản của ông A và chưa chia thừa kế  của tất các các đồng thừa kế(kể cà anh ông A - quá khó).

    Đơn yêu cầu chia tài sản chung gởi TAND huyện.

    Tại TP Hồ Chí Minh

    CÔNG TY LUẬT MINH MẪN

    02 Hoa Phượng - Phường 02 - Quận Phú Nhuận - Tp Hồ Chí Minh

    Tổng đài tư vấn: 1900585847 - DD: 0902078630

    Website: www.luatminhman.net Email: vanphong@luatminhman.net

    ------------------------------------------------------------------------------------

    Tại Bạc Liêu

    CÔNG TY LUẬT KAO KIẾN

    87 Bà Triệu - Phường 03 -TP Bạc Liêu - Tỉnh Bạc Liêu

    Website: www.luatkaokien.com.vn Email: luatkaokien@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #23672   14/05/2008

    Kisaki
    Kisaki

    Sơ sinh

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:30/04/2008
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 485
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chi tiết "có tên trong sổ địa chính", theo pháp lệnh thừa kế và hướng dẫn 02/1999 cũng có hướng dẫn chi tiết.
    Ông A và anh em ông A không có bất kỳ một thỏa thuận nào bằng văn bản trong từ lúc bố ông A mất cho tới nay. Như vậy, đâu thể nói khi hết thời hạn 10 năm thì tài sản đó trở thành tài sản chung chưa chia được.

    Giả sử, mảnh đất đó là mảnh đất hương hỏa, anh ông A được các cụ ngày trước (không phải là bố mẹ ông A) để lại vừa ở vừa thờ cúng, thì có được quyền chia hay không?

    Vì ở đây cũng không chứng minh được đất đó là đất của ông A. Hơn nữa, trên đất còn có nhà. Nhà này là nhà do anh ông A xây dựng và ở từ năm 1989 cho tới nay, thời điểm trước khi bố ông A chết.

    Tuy nhiên, tình huống này cũng khó mà chứng minh được vì ông A cho rằng đất và nhà đều là của bố mẹ ông A. Và nếu như ông A không có được sự đồng ý của anh ông A về việc đây là tài sản chung chưa chia, thì phải giải quyết thế nào? Ông A phải làm như thế nào để có thể có được quyền chia tài sản?


    Mong các bạn góp ý thêm ah! Thanks a lot.
     
    Báo quản trị |  
  • #23673   28/05/2008

    TranVoThienThu
    TranVoThienThu
    Top 100
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/04/2008
    Tổng số bài viết (727)
    Số điểm: 3910
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 86 lần


    Bố ông A đứng tên đăng ký trong sổ địa chính tại địa phương thì mảnh đất đó là của ông ta và khi ông ta chết, đương nhiên nó trở thành di sản để lại thừa kế. Tuy nhiên, thời điểm mở thừa kế là tháng 11/1993 đến năm 2007 ông A mới khởi kiện đòi chia thừa kế là đã quá hạn thời hiệu 10 năm theo qui định của pháp luật, chắc chắn Toà sẽ trả đơn, không thụ lý.

    Ông A chỉ được chia tài sản này khi và chỉ khi#ff0000;"> anh ông A công nhận bằng văn bản rằng đây là tài sản chung chưa chia của hai anh em. Nói cách khác, nếu anh ông A "lắc đầu" thì coi như ông A không còn cửa nào khác để được chia tài sản này !

    Từ thực tế đó, ông A nên thuyết phục ôn hoà với anh trai mình, vì tình anh em cùng chung máu mủ, biết đâu mọi việc lại tốt đẹp. Kiện thưa chẳng tới đâu mà tình thâm ruột thịt lại mất tất thì kiện thưa làm gì.
     
    Báo quản trị |  
  • #23674   31/05/2008

    thadshn
    thadshn

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/03/2008
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 15
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Góp ý

    Tôi là một thành viên của website, tôi cũng đang quan tâm vấn đề này

    Tôi đã đọc các câu trả lời của ban quản trị
    Tôi xin góp ý kiến là mỗi khi trả lời ban quản trị nên viện dẫn các quy định của pháp luật hiện hành để cho có tính thuyết phục

    Xin cảm ơn!
     
    Báo quản trị |  
  • #23675   31/05/2008

    Kisaki
    Kisaki

    Sơ sinh

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:30/04/2008
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 485
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chia tài sản của bố mẹ đã chết năm 1993.

    Chào các bạn, tôi vẫn còn một chi tiết chưa hiểu rõ về tình huống của tôi đã được thảo luận trong mục nay. Tôi xin tóm tắt lại như sau, mong các bạn cùng góp ý, cho một kết luật ah!

    "Bố tôi mất ngày 23/11/1993.mẹ tôi mất ngày 12/03/1991. bố mẹ tôi không để lại di chũc. Lúc chết, có để lại mảnh đất, mang tên bố tôi trên sổ địa chính địa phương. Đất được quản lý và sử dụng lâu dài bởi người anh trưởng của tôi từ năm 1958 tới nay.  Anh trai tôi thực hiện việc thờ cúng bố mẹ tôi và các cụ.Đến nay, tôi và các anh chị em còn lại của tôi muốn khởi kiện đòi chia tài sản của bố mẹ để lại.

    Vậy chúng tôi có được chia tài sản của bố mẹ nữa không? Và thủ tục tôi phải làm thế nào?"

    Tôi có được biết về hướng dẫn 02/HĐTP-TANDTC năm 1990 và năm 2004, có đoạn nói rằng, đất đai là sở hữu toàn dân, nên công dân sau khi chết đi không thể trở thành di sản, mà tới thời điểm sau ngày 01/07/2004 thì đất đó cũng là di sản. Như vậy có nghĩa là thế nào?

    Mong được mọi người cùng quan tâm! 

    Thân!
     
    Báo quản trị |  
  • #27971   21/01/2010

    ngocluan1091
    ngocluan1091

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:26/11/2009
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Tranh chấp thừa kế!

    Năm 1960 ông A kết hôn với bà B sinh được 3 người con là C,D,E. Anh C kết hôn với chị F sinh được 2 con là M và N. Anh D kết hôn với chị K sinh được L (M,N,L đã thành niên có khả năng lao động).


    Tháng 10-1992 anh C bị tai nạn chết, anh lập di chúc hợp pháp để lại toàn bộ tài sản cho M thừa kế. Tài sản của C và F bằng 100 triệu(C có tài sản riêng 10 triệu).


    Tháng 11-1995 ông A ốm chết, vợ B lo mai táng hết 5 triệu lấy từ tài sản chung của ông bà, trị giá chung của ông bà là 50 triệu(chưa tính lấy từ tiền mai táng B)


    Nếu có tranh chấp tài sản thừa kế của ông A và anh C sau khi BLDS có hiệu lực thì phải giải quyết như thế nào?                                                                                                     

     
    Báo quản trị |  
  • #27972   21/01/2010

    lawyerhien
    lawyerhien
    Top 150
    Lớp 6

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (517)
    Số điểm: 7457
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 38 lần


    Tôi đoán chắc em đang làm bài tập. Nếu chịu khó xác định hàng thừa kế của từng người một thì sẽ ra thôi.

    Thân mến

    Luật s­ư L­ưu Thị Thu Hiền

    Tr­ưởng VP Luật s­ư Hiền và Liên danh

    374 Phan Bội Châu - Buôn Ma Thuột - Đăk Lăk.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lawyerhien vì bài viết hữu ích
    ngocluan1091 (28/10/2013)
  • #17125   19/01/2010

    mydung20052005
    mydung20052005

    Sơ sinh

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:12/02/2009
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    Chia thừa kế

    Bác tôi có 3 người con, 2 người đã thành niên, và một người con mới 10 tuổi. Bác tôi mất để lại di chúc như sau : ngôi nhà trị giá 700 triệu cho cô thư ký, tiền mặt trị giá 100 triệu cho vợ, và còn lại 200 tiền mặt bác ấy chưa định đoạt.

    Tôi muốn hỏi như sau : Nếu vợ bác tôi từ chối nhận di chúc theo pháp luật, thì số tiền thì 200 triệu chưa được định đoạt chia như thế nào? Có phải chia cho 4 người, và số tiền mà vợ bác ấy từ chối có được chia đều cho các con và được pháp luật bảo vệ, không phải bị cắt giảm hay không ?

    Hay là khi bác ấy từ chối, số tiền 200 triệu chưa được định đoạt kia sẽ được chia đều cho 3 người con, và nếu có cắt giảm thì sẽ vẫn bị cắt giảm ?

    Xin cảm ơn quý luật sư !

     
    Báo quản trị |  
  • #17126   14/01/2010

    lengalawyer
    lengalawyer
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (231)
    Số điểm: 1454
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 34 lần


    Để trả lời câu hỏi của bạn, các điều kiện sau đây mặc nhiên đúng:

    -         Di chúc hợp pháp;

    -         Tài sản của người đã chết là tài sản riêng của họ;

    -         2 con đã thành niên có khả năng lao động.

     

    Như vậy:

    Tổng tài sản của người chết là: 700.000.000 + 100.000.000 + 200.000.000 = 1.000.000.000

    Trong đó theo di chúc: 700.000.000

    Theo pháp luật: 200.000.000 + 100.000.000

    Những người thừa kế theo luật là : Vợ (đã từ chối) + 3 con = 3

    Những người được thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc là : vợ (đã từ chối) + 1 con chưa thành niên = 1

     

    Theo quy định tại Điều 642 Bộ luật dân sự thì người vợ có quyền từ chối nhận di sản, “trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.  Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản; người từ chối phải báo cho những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản, cơ quan công chứng hoặc Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có địa điểm mở thừa kế về việc từ chối nhận di sản. Thời hạn từ chối nhận di sản là sáu tháng, kể từ ngày mở thừa kế. Sau sáu tháng kể từ ngày mở thừa kế nếu không có từ chối nhận di sản thì được coi là đồng ý nhận thừa kế”.

     

    Theo quy định tại Điều 675 Bộ luật dân sự thì thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp: “Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền nhận di sản; Phần di sản không được định đoạt trong di chúc...”

     

    Như vậy:

    Phần di sản mà những người thừa kế theo pháp luật được hưởng là: (200.000.000 + 100.000.000) : 3 = 100.000.000 /1 người

     

    Tuy nhiên, điều 669 Bộ luật dân sự quy định con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng « vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó ».

    Như vậy, người con chưa thành niên sẽ phải được hưởng là : (1.000.000.000 : 3)  x  2/3 = 222.000.000

     

    Vấn đề là khoản chênh lệch giữa được thừa kế theo pháp luật với khoản được thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc của người con chưa thành niên là : 222.000.000 – 100.000.000 = 122.000.000 sẽ được lấy từ đâu ?  Sẽ được lấy đều từ những người được hưởng di sản (cả theo di chúc và theo luật) bởi điều 669 Bộ luật dân sự nói đến toàn bộ tài sản của người chết, do đó, nếu bị phân chia cho người được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào di chúc thì cũng phải là toàn bộ những người được thừa kế tài sản còn lại.


    Nghĩa là:

    1 người con chưa thành niên được hưởng : 222.000.000

    Cô thư ký được hưởng : 700.000.000 – (122.000.00 : 3) = 659.000.000

    2 người con đã thành niên, mỗi người được hưởng : 100.000.000 - (120.000.00 : 3) = 59.000.000


    Không biết mọi người có cao kiến gì không ?

    Cập nhật bởi lengalawyer vào lúc 14/01/2010 15:25:03

    Luật sư LÊ NGA

    Mobile: 0915.939.333

    Email: lengalawyer@gmail.com

    ---------

    TƯ VẤN DOANH NGHIỆP 

    TƯ VẤN ĐẦU TƯ 

    TƯ VẤN/GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP 

    TƯ VẤN CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ KHÁC 

    ĐẠI DIỆN/TRANH TỤNG TẠI CÁC CƠ QUAN TỐ TỤNG

     
    Báo quản trị |  
  • #17127   15/01/2010

    phuhd
    phuhd

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/12/2009
    Tổng số bài viết (14)
    Số điểm: 85
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4 lần


    Thừa kế

    Tôi đồng y với cách chia trên, tuy nhiên cách chia khoản chênh lệch 122.000.000 đồng cho ba người được thừa kế còn lại là chưa hợp lý vì Cô thư ký nhận thừa kế nhiều hơn những người kia. Do đó việc chia khoản chênh lệch trên tỷ lệ theo số tiền thừa kế được nhận của từng người là hợp lý hơn, tức là Cô thư ký được nhận = 700.000.000 - 122.000.000*700.000.000/900.000.000, hai người con còn lại nhận là 100.000.000-122.000.000*100.000.000/900.000.000

    LAWYER VN NET - LUẬT SƯ VIỆT NAM tel: (84)918171098 (viber)

    http://www.lawyervn.net ; skype: hoangcounsel; email: hoangducphu72@gmail.com

    Lawyervn.net cung cấp các giải pháp pháp lý và kinh doanh tại Việt Nam

     
    Báo quản trị |  
  • #17128   19/01/2010

    lethuytrang89
    lethuytrang89

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:06/01/2010
    Tổng số bài viết (20)
    Số điểm: 295
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 1 lần


    thảo luận

    Mình lại có ý kiến không giống mọi người như thế này.
    Việc Vợ của người chết từ chối nhận di sản kia là từ chối theo di chúc. Do đó người vợ vẫn được hưởng thừa kế theo pháp luật vì thuộc trường hợp của Điều 669 Bộ Luật dân sự do đó theo mình cách chia di sản trong trường hợp này như sau:

    cũng xác định tà sản chia theo di chúc là :700tr
    chia theo pháp luật là : 300tr(
    vì vợ từ chối nhận di sản theo di chúc nên phần này sẽ chia theo pháp luật điểm d khoản 1 Điều 675)
    Thứ nhất phần di sản chia theo pháp luật sẽ có 4 người: Vợ, 3 con, mỗi người được : 300tr : 4 = 75tr
    Thứ hai, 
    trong trường hợp này có 2 đối tượng thuộc Điều 669 là vợ và con 10 tuổi nên phải xác định xem phần thừa kế họ được hưởng với 2/3 suất thừa kế , nếu chia di sản theo pháp luật.
    Do đó cần xác định, tài sản cua người chết nếu chia theo pháp luật sẽ chia cho 4 người : Vợ và 3 con. mỗi người được : 1ty :4 = 250 tr
    Nhận thấy 250tr*2/3>75 tr. do đó vợ và con 10 tuổi phải được hưởng 250*2/3 tr
    Như vậy di sản thừa kế được chia như sau:
    Hai con đã thành niên mỗi người được : 75tr (2ng la150tr)
    Vợ và con 10 tuổi mỗi người được  : 250*2/3 tr
    Còn cô Thư kí được : 1ty -[ (250*2/3)*2 + 75*2)


    đây là cách chia của mình mọi người xem có gì không ổn thì chỉ giùm nhé

    Cập nhật bởi lethuytrang89 vào lúc 19/01/2010 17:39:30
     
    Báo quản trị |  
  • #27866   28/11/2009

    dungpro1109
    dungpro1109

    Sơ sinh

    Quảng Nam, Việt Nam
    Tham gia:23/11/2009
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 45
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chia thừa kế theo di chúc

    ông hạnh là cán bộ miền nam ra miền bắc tập kết năm 1954.Trước khi đi ông đã cosvowj là hảo và con gái là linh.Ở miền bắc một thời gian ông xây dựng gia đình với cô hoa,sinh được hai con là vân và thái.sau 1975 ,ông trở về miền namnhuwng vẫn rất thương yêu và thăm nom vợ và hai con ngoài bác.7/2005 biết mình tuổi đã cao,sức yếu,ông lập di chúc và ông xác định ông có 600 triệu đồng.Vì các con đã khôn lớn và có gia đình riêng nên ông chỉ để lại cho bà hảo 50 triệu đồng ,bà hoa 100 triệu đồng,số còn lại ông đề nghi chuyển đến hội chữ thập đỏ của tỉnh H.
    vậy luật sư có thể giải đáp thắc mắc này dùm tôi
    1)hãy chia tài sản trong trường hợp trên để đôi bên thỏa mãn
    2)giải thích cách chia của luật sư cho tôi hiểu
    thank
    Cập nhật bởi LawSoft02 ngày 10/03/2010 06:54:21 PM
     
    Báo quản trị |  
  • #16323   02/02/2009

    congbanglove
    congbanglove

    Sơ sinh

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:05/01/2009
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    chia thừa kế

    bà L và ông T có 2 người con M(10t) và N(19t).Tài sản gôm nhà và đất, tổng trị giá là 1.2tỷ đồng
    -1/2/2004 ông T chết để lại di chúc bàng VB do bà L làm chứng.Theo di chúc di sản của ông T chia đều cho M và N
    -6/2006 bà L kết hôn với ông D(có 1 người con riêng K đang đi lao động ở nước ngoài)
    -6/2007 bà L sinh thêm 1 người con trai đặt tên là S
    -9/2007 bà L chết ko để lại di chúc.tài sản của bà Loan và ông Duẩn là 300 triệu
    -Vì ghét M và N,ông D có hành vì đầu độc nhằm giết M và N,nhưng dc cứu chữa kịp thời nên M&N ko chết.Sau đó ông D bị kết án về hành vi cố ý giết người
    Tài sản của ông T và bà L dc chia như thế nào?
    Mình mới học phần luật chia thừa kế nên còn nhiều vấn đề chưa biết,mong các bạn góp ý giúp mình.Thanks!
     
    Báo quản trị |  
  • #16324   06/01/2009

    thuongluong306
    thuongluong306
    Top 150


    Cao Bằng, Việt Nam
    Tham gia:17/10/2008
    Tổng số bài viết (644)
    Số điểm: 1670
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 36 lần


    Chào bạn

       Vẫn đề chia thừa kế từ xưa nay luôn là một vẫn đề phức tạp, lằng nhằng, tính toán chi li, đọc các dữ kiện của bạn nêu tôi thấy hoa cả mắt, nhưng tôi cũng xin tr lời như sau:
          1. Bắt đầu từ thời điểm ông T chết: Tài sản Chung của bà L và ông T chia đôi, Bà L sở hữu 1/2, còn 1/2 tái sản của ông T sẽ chia  cho M và N theo di chúc, theo Điều 669 bà T vẫn được hưởng di sản bằng 2/3 xuất của M và N  .
           2. Bắt đầu thời điểm mà L (tức bà Loan) kết hôn với ông D (ông Duẩn): Nhập tài sản chung là 300 triệu đồng. Khi Bà T chết (không để lại di chúc) Tài sản Chung của bà T và ông D sẽ chia đôi, tức là 150 triệu thuộc sở hữu của ông D, 150 triệu của bà T (và các tài sản riêng khác) được chia theo pháp luật
           - Bạn nếu hành vi đầu độc của ông D đối với M và N không rõ thời điểm nào? tức là giết sau khi tài sản đã được chia theo pháp luật hay là trước khi chia tài sản? Điều 643 cũng không quy định rõ ràng về việc này.
           - Tôi đưa ra 2 phương án (đây là quan điểm của tôi): Trước khi chia tài sản sảy ra hành vi đầu độc, thì theo Điều 643, ông D không được hưởng di sản. Tài sản của bà L được chia đều cho 3 người con đó là M, N và S (con chung của bà T và ông D) riêng K không được hưởng vì theo pháp luật không quy định con riêng được hưởng di sản.
        - Hành vi đầu độc sảy ra sau khi đã chia di sản: Theo tôi ông D vẫn được hưởng một phần di sản ( theo khoản C Điều 643 Những người không có quyền hưởng di sản: Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;) theo tôi quy định này thì khi  đã phân chia di sản rồi, thì khi hành vi đầu độc sảy ra sẽ bị xử lý hình sự, chứ không thể tước bỏ quyền thừa kế của ông D. Không biết các luật sư có ý kiến như thể nào?
    Đây là quan điểm chia của tôi, không biết các TV khác chia theo cách nào?

     
    Báo quản trị |  
  • #16325   06/01/2009

    ls_TranNgan
    ls_TranNgan

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2008
    Tổng số bài viết (90)
    Số điểm: 455
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    Chào bạn!

    Tôi xin tham gia với bạn mấy ý kiến như sau:

     

                - Khi ông T chết để lại di chúc bằng VB, theo di chúc di sản của ông T được chia đều cho hai con là M và N. Di chúc này lại do bà L là vợ của ông T làm chứng nhưng theo quy định tại khoản 1 Điều 654 BLDS thì bà L thuộc trường hợp không được làm chứng trong việc lập di chúc, do vậy di chúc này đã bị vô hiệu. Khi di chúc của ông T đã bị vô hiệu thì khối di sản do ông để lại sẽ không chia di chúc nữa mà phải chia theo pháp luật và sẽ được phân chia như sau:

                + Khi ông T chết khối tài chung giữa ông T và bà L được chia làm hai phần, ông T và bà L mỗi người 600 triệu (1.200.000.000 : 2 = 600.000.000).

                + Khối di sản của ông T được chia theo pháp luật và chia đều cho bà L, hai con là M và N mỗi người được 200 triệu (600.000.000 : 3 = 200.000.000).

                - Sau khi ông T chết bà L kết hôn với ông D và sinh được một người con tên S, đến tháng 9/2007 bà L chết không để lại di chúc, khồi tài sản chung giữa bà L và ông D là 300 triệu, khối tài sản này được phân chia như sau:

                  Được chia làm 2 phần bằng nhau ông D và bà L mỗi người 150 triệu. Phần của Bà L được phân chia theo pháp luật cho ông D, M, N và S, mỗi người được 37,5 triệu (150.000.000 : 4 = 37.500.000). Do K là con riêng ông D và không có quan hệ nuôi dưỡng nhau nên K không được hưởng phần di sản của bà L. (Điều 676, 679 BLDS).

                - Riêng đối với ông D tuy có hành vi đầu độc M và N, đã bị kết án về hành vi này nhưng không nhằm mục đích để được hưởng tài sản mà M, N có quyền được hưởng thì ông D không bị truất quyền được hưởng di sản do bà L để lại.

     

                Thân chào bạn!

                LS Trần Ngạn  ĐT 0987.47.58.78   Email  luatsu_tranngan@yahoo.com
     
    Báo quản trị |  
  • #16326   06/01/2009

    thuongluong306
    thuongluong306
    Top 150


    Cao Bằng, Việt Nam
    Tham gia:17/10/2008
    Tổng số bài viết (644)
    Số điểm: 1670
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 36 lần


    Di chúc không vô hiệu

    Điều 654. Người làm chứng cho việc lập di chúc
    Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây:
    1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc;
    2. Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc;
    3. Người chưa đủ mười tám tuổi, người không có năng lực hành vi dân sự.
        * Tuy nhiên nếu việc ông T viết di chúc tuân thủ theo các quy định tại các điều sau (và không thuộc trường hợp quy định tại Điều 656. Di chúc bằng văn bản có người làm chứng) thì di chúc không vô hiệu, không phụ thuộc vào việc bà L có làm chứng hay không (vì nhiều trường hợp  khi chồng hoặc vợ viết di chúc, thì người còn lại thường chứng kiến)

    Điều 652. Di chúc hợp pháp
    1. Di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
    a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép;
    b) Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.
    2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
    3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
    4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.
    5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực.
    Điều 655. Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng
    Người lập di chúc phải tự tay viết và ký vào bản di chúc.
    Việc lập di chúc bằng văn bản không có người làm chứng phải tuân theo quy định tại Điều 653 của Bộ luật này.
    Điều 653. Nội dung của di chúc bằng văn bản
    1. Di chúc phải ghi rõ:
    a) Ngày, tháng, năm lập di chúc;
    b) Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;
    c) Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản hoặc xác định rõ các điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;
    d) Di sản để lại và nơi có di sản;
    đ) Việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ.
    2. Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu; nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.
       Căn cứ vào các quy định trên theo tôi di chúc ông L không vô hiệu

     
    Báo quản trị |  
  • #16327   02/02/2009

    thuongluong306
    thuongluong306
    Top 150


    Cao Bằng, Việt Nam
    Tham gia:17/10/2008
    Tổng số bài viết (644)
    Số điểm: 1670
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 36 lần


    Topic này được chuyển từ mục Dân sự sang, nhưng sao không thấy ai lên tiếng đồng tình hay phản đối về hiệu lực của di chúc này nhỉ? mong các TV đóng góp ý kiến để các bạn sinh viên hiểu rõ hơn về vấn đề này

     
    Báo quản trị |  
  • #16126   01/01/2009

    vananhpham_890
    vananhpham_890

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/11/2008
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chia tài sản

    "Ông A & bà B kết hôn năm 1995 coa 2 con gái là Y sinh năm 1996 vá K sinh năm 2000.Họ có tài sản chung là 900.000.000VND .Năm 2004 ông A đi nghiên cứu sinh ở nước ngoài và sinh sống như vợ chồng với cô E và có con trai là S,sinh năm 2006.Tháng 11_2006 ông A về nước viết đơn li dị với bà B và bà B đồng ý.Toà án đã thụ lý đơn.Ngàn 12_2_2007 ông A bị tai nạn chết.Sau khi ông A chết cô E gửi đơn lên toà án đòi chia tài sản của ông A với bà B.Tài sản chung của ông A và cô E khi sống chung là 700.000.000VND"
    Mông trả lời giúp tôi câu này trước ngày 3_12_2008.Tôi đang rất cần!Chân thành cảm ơn!
     
    Báo quản trị |  
  • #16127   04/12/2008

    victim12
    victim12

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:13/08/2008
    Tổng số bài viết (46)
    Số điểm: 225
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    vananhpham_890 viết:
    "Ông A & bà B kết hôn năm 1995 coa 2 con gái là Y sinh năm 1996 vá K sinh năm 2000.Họ có tài sản chung là 900.000.000VND .Năm 2004 ông A đi nghiên cứu sinh ở nước ngoài và sinh sống như vợ chồng với cô E và có con trai là S,sinh năm 2006.Tháng 11_2006 ông A về nước viết đơn li dị với bà B và bà B đồng ý.Toà án đã thụ lý đơn.Ngàn 12_2_2007 ông A bị tai nạn chết.Sau khi ông A chết cô E gửi đơn lên toà án đòi chia tài sản của ông A với bà B.Tài sản chung của ông A và cô E khi sống chung là 700.000.000VND"
    Mông trả lời giúp tôi câu này trước ngày 3_12_2008.Tôi đang rất cần!Chân thành cảm ơn!
    \
    Theo ý kiến của mình nhé
    1.Đề bài không nói rõ là A và B đã li dị chưa. Mà chỉ nói là toà thụ lí đơn .Do vậy khả năng là A và B chưa li dị xong
    =>Do vậy B vẫn được thừa kế của A .
    2.Ông A có 3 con Y(12 t) , K(8t ), S (2t)
    3.Di sản của A bao gồm 900:2 +700:2 = 800 triệu
    Đề bài không nói rõ A có để lại di chúc hay không .Nếu theo di chúc thì ko có j để nói (lưu ý điều 669 thôi ). Mình xét trường hợp chia theo pháp luật.
    B=Y=K=S= 800:4=200 triệu. Thế thôi.Còn bà E không được chia thừa kế

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn victim12 vì bài viết hữu ích
    luyenthihuyen (07/11/2012)
  • #16128   05/12/2008

    victim12
    victim12

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:13/08/2008
    Tổng số bài viết (46)
    Số điểm: 225
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần



    Phần tài sản của ông A với cô E khó làm rõ lắm .Tốt nhất là chia đều
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn victim12 vì bài viết hữu ích
    luyenthihuyen (07/11/2012)